Bọc răng sứ và trồng răng sứ: So sánh sự khác biệt
Bọc răng sứ và trồng răng sứ thực chất là kỹ thuật khác biệt trong nha khoa hướng đến các trường hợp phục hình khác nhau. Tuy nhiên, có không ít người nhầm lẫn giữa 2 kỹ thuật này, vậy làm cách nào để phân biệt chính xác? Theo dõi ngay bài dưới đây để so sánh chi tiết bọc răng sứ và trồng răng sứ nhé!
Bọc răng sứ và trồng răng sứ khác nhau như thế nào?
Điều khiến nhiều người khó phân biệt 2 phương pháp này là do chúng đều sử dụng mão răng sứ để phục hình các răng bị hư hại, cải thiện về thẩm mỹ và chức năng ăn nhai của hàm răng. Sau khi làm răng sứ thì sẽ sở hữu hàm răng trắng sáng, đều đẹp, ăn nhai tốt.
Tuy nhiên, thực tế bọc răng sứ và trồng răng sứ hoàn toàn khác nhau về bản chất. Từ kỹ thuật thực hiện, đối tượng áp dụng cho đến chi phí điều trị đều có sự khác biệt.
1. Ý nghĩa của từng phương pháp
- Bọc răng sứ: Là kỹ thuật chụp mão răng sứ bên ngoài răng thật để khắc phục khiếm khuyết về mặt hình thể, màu sắc. Phương pháp chủ yếu hướng đến tính thẩm mỹ, một số trường hợp răng sâu hỏng, gãy vỡ thì bọc răng sứ sẽ giúp khôi phục chức năng ăn nhai và bảo vệ phần răng thật còn khỏe mạnh.
- Trồng răng sứ: Có nhiều tên gọi khác như cầu răng sứ hay bắc cầu răng sứ. Phương pháp này có tác dụng phục hình răng đã mất với một một chiếc răng giả bằng sứ, lấp đi khoảng trống mất răng. Từ đó sẽ duy trì ổn định các chức năng của răng bao gồm cả thẩm mỹ và ăn nhai.
2. Kỹ thuật thực hiện
Bọc răng sứ và trồng răng sứ đều phải tiến hành mài răng thật, tạo cùi răng làm điểm tựa nâng đỡ răng sứ bên trên. Nhưng sự khác biệt ở đây là chiếc răng cần thực hiện mài cùi.
- Bọc răng sứ thực hiện mài răng trên chính chiếc răng cần phục hình. Cụ thể nếu muốn bọc sứ răng cửa thì mài răng cửa, sau đó lắp mão răng sứ đơn lẻ đúng vị trí chiếc răng đó. Tương tự với răng nanh hay răng hàm cũng sẽ thực hiện như vậy, sẽ không tác động đến bất kỳ chiếc răng kế cận nào.
- Kỹ thuật cầu răng sứ thường chỉ định mài cùi 2 răng kế cận răng mất (trường hợp mất 1 răng) để có thể nâng đỡ được dải cầu răng sứ gồm 3 mão sứ bên trên. 2 mão sứ bên ngoài gắn vào răng thật, mão sứ ở giữa thay thế cho răng đã mất. Phương pháp này yêu cầu các răng kế cận phải khỏe mạnh, không mắc bệnh lý mới có thể duy trì độ chắc khỏe về lâu dài.
3. Trường hợp áp dụng
Đối tượng áp dụng của hai phương pháp bọc răng sứ và trồng răng sứ hoàn toàn khác nhau.
Đối tượng chỉ định bọc răng sứ:
- Răng ố vàng, xỉn màu, nhiễm kháng sinh không thể tẩy trắng răng.
- Răng bị sâu, viêm tủy đã bị vỡ lớn nhưng còn chân răng khỏe mạnh.
- Răng bị gãy vỡ, sứt mẻ do va đập mạnh.
- Kích thước các răng khôn cân đối, chiếc to chiếc nhỏ.
- Răng thưa, hở kẽ răng.
- Răng hô, khấp khểnh mức độ nhẹ.
Đối tượng được chỉ định trồng răng sứ:
Người mất 1 răng bất kỳ ở răng cửa, răng nanh, răng hàm. Trừ trường hợp mất răng số 7 vì không có răng khôn số 8 làm trụ răng.
- Người mất một vài răng liền kề hoặc mất răng xen kẽ.
- Người mất răng và các răng kế cận còn khỏe mạnh để làm trụ răng.
- Những người mất răng nhưng không muốn làm hàm giả tháo lắp hoặc không có đủ điều kiện sức khỏe để cấy ghép Implant.
4. Chi phí bọc răng sứ và trồng răng sứ
Bọc răng sứ và cầu răng sứ sẽ có sự chênh lệch đáng kể về mức chi phí phục hình.
- Bọc răng sứ tiến hành độc lập trên 1 răng nên chi phí sẽ được tính theo loại răng sứ phục hình chiếc răng đó. Trường hợp bọc răng sứ toàn hàm thì chi phí bằng tổng số răng x giá răng sứ bạn lựa chọn.
- Chi phí trồng răng sứ bao nhiêu tiền được tính dựa vào số răng sứ trên cầu răng (tối thiểu là 3 mão sứ). Đồng thời phụ thuộc vào giá vật liệu sứ được chọn thực hiện và chi phí khác nhau ở mỗi nha khoa.
Hiện nay có 2 dòng răng sứ phổ biến được sử dụng để làm bọc răng sứ và trồng răng sứ. Cụ thể là răng sứ kim loại và răng sứ không kim loại (răng toàn sứ). Tùy vào nhu cầu thẩm mỹ, vị trí cần phục hình, khả năng tài chính mà khi bác sĩ tư vấn bạn sẽ có được lựa chọn phù hợp cho mình.
Bảng so sánh chi tiết bọc răng sứ và cầu răng sứ
Bảng so sánh chi tiết bọc răng sứ và trồng răng sứ | ||
Bọc răng sứ | Trồng răng sứ | |
Tác dụng | Cải thiện khuyết điểm của răng về hình thể, màu sắc của răng. | Trồng răng giả để khôi phục răng mất. |
Yêu cầu mài răng | Mài 1 răng tại vị trí phục hình. | Mài tối thiểu 2 răng kế cận răng mất. |
Yêu cầu mão sứ | 1 mão sứ đơn lẻ. | Tối thiểu 3 mão sứ dính liền. |
Đối tượng thực hiện | Răng thưa, răng hô, răng đục màu, răng gãy vỡ. | Mất răng từ 1 – 3 chiếc liền kề hoặc xen kẽ. |
Khả năng chịu lực | Khả năng chịu lực ăn nhai tốt. | Vị trí răng giả không có chân răng nên khả năng chịu lực không tốt bằng bọc sứ nhưng vẫn đảm bảo đủ chức năng. |
Tuổi thọ sử dụng | Trung bình 10 – 20 năm tùy vào chất liệu sứ và cách chăm sóc. | Trung bình 7 – 10 năm. |
Xem thêm:
Trồng răng giả cố định giá bao nhiêu? Phương pháp nào tốt?
Trồng răng giữ được bao lâu? Loại nào bền có tuổi thọ vĩnh viễn?
[GIẢI ĐÁP] Phụ nữ đang cho con bú có trồng răng được không?
Một số câu hỏi thường gặp về bọc răng sứ và cầu răng sứ
1. Mài răng bọc sứ có đau không?
Cả 2 kỹ thuật bọc răng sứ và cầu răng sứ đều tiến hành mài răng nên việc mài răng có đau không là nỗi băn khoăn chung của mọi người. Thực tế, tình trạng đau nhức khi mài răng phụ thuộc khá nhiều vào tay nghề bác sĩ điều trị, ngoài ra còn tùy thuộc vào độ nhạy cảm của răng.
Nếu bác sĩ tuân thủ mài răng đúng tỷ lệ, không xâm lấn quá nhiều men răng thì sẽ không gây hại gì cho răng và cũng không gây đau nhức, ê buốt nhiều. Một số trường hợp răng nhạy cảm thì có thể thấy ê buốt nhẹ nhưng cũng sẽ nhanh chóng thuyên giảm.
2. Bọc răng sứ và trồng răng sứ mất bao lâu?
Thông thường một ca làm răng sứ sẽ mất từ 3 – 5 ngày, số lượng răng cần bọc sứ hay trồng răng sứ nhiều thì sẽ mất thêm thời gian điều trị. Bên cạnh đó, thời gian làm răng sứ mất bao lâu còn phụ thuộc vào điều kiện trang thiết bị, công nghệ và chuyên môn của bác sĩ điều trị.
3. Làm răng sứ có bị hôi miệng không?
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng sau làm răng sứ bị hôi miệng. Có thể do bệnh lý tự nhiên của người bệnh hoặc do kỹ thuật làm răng sứ không đúng cách. Trường hợp lắp răng sứ không sát khít, hở viền nướu dễ làm giắt thức ăn gây ra mùi hôi miệng và viêm nhiễm vùng nướu.
Trên đây, Nha khoa Quốc Tế KAIYEN đã phân tích chi tiết sự khác nhau giữa hai phương pháp bọc răng sứ và trồng răng sứ. Hy vọng bạn đọc đã hiểu rõ được 2 kỹ thuật này để xác định được mức độ phù hợp với tình trạng răng miệng thực tế của mình. Nếu cần thăm khám và tư vấn trực tiếp bởi bác sĩ chuyên khoa thì bạn có thể liên hệ với Nha Khoa KAIYEN theo số hotline 0901.334.334 để được hỗ trợ nhanh chóng.
Tham vấn: Bác sĩ Nguyễn Hồng Huy