Cao răng cấp độ 3 nguy hiểm như thế nào? Cách xử lý hiệu quả
Cao răng là một vấn đề răng miệng mà ai cũng có thể gặp phải. Tình trạng này không chỉ gây ra mất tính thẩm mỹ mà còn làm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, đặc biệt là cao răng cấp độ 3. Vậy cao răng cấp độ 3 nguy hiểm như thế nào? Cách xử lý tình trạng cao răng nhiều ra sao?. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những thắc mắc này cho bạn.
Cao răng cấp độ 3 là gì?
Cao răng (hay còn gọi là vôi răng) là các mảng bám cứng dính chặt lên trên bề mặt răng. Vôi răng xuất hiện nhiều ở chân răng, vùng tiếp xúc giữa răng và nướu, cũng như là kẽ răng. Cao răng hình thành do sự tác động của nước bọt và vi khuẩn trong khoang miệng lên vụn thức ăn còn sót lại. Mảng bám cứng và bám chặt dần theo thời gian. Từ đó, sẽ biến thành cao răng.
Theo các chuyên gia, cao răng được chia thành các cấp độ khác nhau tùy theo mức độ nghiêm trọng. Trong đó, cao răng độ 3 là tình trạng khá nghiêm trọng, chỉ sau cấp độ cao nhất (cấp độ 4). Khi này, mảng bám đã phát triển dày (lên đến 2mm), cứng và bám chặt ở trên răng. Bạn không thể làm sạch cao răng bằng cách vệ sinh răng miệng thông thường. Cao răng độ 3 thường có màu vàng sẫm hoặc nâu đậm. Điều này làm giảm đi tính thẩm mỹ của hàm răng. Từ đó khiến cho nhiều người mất tự tin khi nói, cười.
Cao răng có bao nhiêu cấp độ?
Theo các chuyên gia, cao răng được phân chia thành 4 cấp độ chính như sau:
Cao răng cấp độ 1
Đây là khi cao răng mới hình thành. Ở thời điểm này, khó có thể nhận ra khi không quan sát kỹ. Các mảng bám thức ăn thừa còn mềm và mỏng, có màu trắng nhạt và bám dính ở phía trên khuôn hàm. Bạn có thể dùng móng tay hoặc bàn chải lông mềm để có thể lấy cao răng độ 1.
Cao răng độ 2
Ở cấp độ này, các mảng bám mềm và mỏng sẽ dần cứng chắc hơn. Cao răng bám chặt vào bề mặt của răng nhiều hơn. Khác với cấp độ 1, bạn sẽ không thể chải răng để loại bỏ hoàn toàn cao răng ở cấp độ 2. Màu sắc cao răng độ 2 vẫn còn khá nhạt. Nếu không quan sát cẩn thận thì sẽ khó phát hiện ra.
Cao răng độ 3
Khi cao răng tiến triển lên cấp độ 3, cao răng sẽ chuyển dần từ vàng nhạt sang vàng đậm, nâu nhạt. Cho nên, bạn có thể dễ nhận ra chúng hơn. Độ dày và độ cứng của cao răng cũng tăng lên. Cao răng không chỉ còn hình thành ở phần trong hàm, mà còn lấn ra bên mặt ngoài của răng.
Cao răng độ 4
Đây là mức độ cao nhất của cao răng. Màu sắc của cao răng đã chuyển từ vàng sang đen. Cao răng cũng ăn sâu và bám chắc vào nướu, chân răng, khiến phần chân răng lộ rõ ra ngoài. Ở cấp độ này, cao răng có thể tấn công vào xương hàm bên trong.
Mức độ nguy hiểm của cao răng độ 3 như thế nào?
Không cần phải đợi đến khi cao răng cấp độ 4, khi cao răng cấp độ 3, bạn đã có thể phảichịu nhiều tác động xấu đến sức khỏe răng miệng. Cao răng độ 3 bao phủ quanh nướu nhiều gây ra viêm nướu, tụt lợi, răng dễ bị lung lay và gãy rụng.
Vùng nướu bị viêm nhiễm sẽ dẫn đến tình trạng viêm nha chu, viêm lợi,... gây ra đau nhức và ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng cuộc sống. Cao răng độ 3 còn phá hủy men răng và cấu trúc của răng, gây ra viêm tủy răng, thậm chí là hoại tử tủy răng. Chân răng của bạn dễ bị ê buốt và chảy máu hơn. Miệng sẽ có mùi hôi khó chịu, chức năng ăn và nhai cũng bị suy giảm.
Vì vậy, cao răng cấp độ 3 gây ra nhiều nguy hiểm tiềm ẩn cho sức khỏe răng miệng. Vì thế, khi nhận biết cao răng đã tiến triển đến cấp độ này, bạn nên sớm loại bỏ để bảo vệ cơ thể tốt.
Thời điểm nào nên đi lấy cao răng?
Cao răng thường bám rất chắc vào chân và nướu răng. Một vài trường hợp, khi bạn nhai thức ăn, cao răng cũng có thể tự vỡ ra. Nhưng các mảng bám này không thể tự bong tróc hoàn toàn mà cần phải có tác động từ bên ngoài. Việc lấy cao răng định kỳ sẽ giúp loại bỏ cao răng và phòng ngừa được nhiều vấn đề về sức khỏe răng miệng. Vậy thời điểm nào nên lấy cao răng? Theo ý kiến của chuyên gia, bạn nên đi lấy cao răng khoảng 6 tháng/lần. Trường hợp cao răng hình thành và đóng bám nhiều, bạn có thể cạo vôi răng sau 3 đến 4 tháng/lần.
Đối với các trường hợp cạo vôi răng độ 3 trở lên, bạn nên nhờ đến sự trợ giúp của bác sĩ tại nha khoa uy tín, chất lượng để loại bỏ. Phần men răng cũng sẽ được đảm bảo không bị ảnh hưởng gì.
Những lưu ý trong việc chăm sóc sau khi lấy cao răng
Lấy cao răng là một kỹ thuật đơn giản, an toàn trong nha khoa và không gây xâm lấn đến cấu trúc răng, tuy nhiên bạn vẫn nên nắm được các phương pháp chăm sóc răng sau khi lấy vôi răng để đảm bảo sức khỏe cho răng miệng. Vì men răng sau khi lấy cao răng sẽ khá nhạy cảm nên bạn cần có một chế độ chăm sóc phù hợp như:
- Hạn chế tối đa việc sử dụng các thực phẩm, đồ uống sẫm màu bởi việc này có thể làm men răng sau khi lấy cao bị nhiễm màu.
- Không nên thực hiện tẩy trắng răng ngay sau khi lấy cao mà nên để một thời gian đến khi răng ổn định hơn.
- Bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho răng miệng qua chế độ ăn uống hằng ngày để răng chắc khỏe hơn và làm chậm quá trình hình thành cao răng mới.
- Thực hiện vệ sinh răng miệng khoa học, phù hợp. Sử dụng bàn chảy đánh răng lông mềm và thao tác nhẹ nhàng, mỗi lần đánh răng không quá 2 phút để tránh gây mòn mem răng.
- Sử dụng chỉ nha khoa, tăm nước để làm sạch các mảnh bám thức ăn bám trên răng sau mỗi bữa ăn.
- Súc miệng với nước súc miệng chuyên dụng hoặc nước muối sinh lý để làm sạch răng tối ưu, hạn chế hình thành cao răng mới.
- Khám răng định kỳ mỗi 6 tháng/lần để kiểm tra răng và làm sạch cao tích tụ.
Cao răng độ 3 được xem là tình trạng đáng báo động của sức khỏe răng miệng. Bạn nên thực hiện các biện pháp loại bỏ cao răng sớm để giảm thiểu nguy cơ gây ảnh hưởng xấu đến răng và nướu. Hy vọng bạn sẽ sớm sở hữu một hàm răng trắng sáng và chắc khỏe.
THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYEN
- Facebook: https://www.facebook.com/nhakhoakaiyenclinic
- Website: https://nhakhoakaiyen.com/
- Hotline: 0818163366
- Địa chỉ: 99 Trần Não, Phường An Khánh, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh