Cầu Răng Sứ Là Gì? Những Ai Nên Làm Cầu Răng Sứ
Làm cầu răng sứ được biết đến như một phương pháp giúp khắc phục tình trạng răng bị mất, khôi phục chức năng ăn nhai và thẩm mĩ cho người bệnh. Để hiểu thêm về phương pháp bắc cầu răng sứ, ưu nhược điểm của kĩ thuật này so với implant? Mời Quý khách hàng cùng tham khảo bài viết dưới đây của Nha khoa Quốc tế KAIYEN.
Cầu răng sứ là gì?
Cầu răng sứ/bắc cầu răng sứ là một kĩ thuật nha khoa sử dụng 2 hoặc nhiều trụ cầu để nâng đỡ một dải răng sứ bên trên khắc phục tình trạng một hay nhiều răng bị mất cạnh nhau. Trụ cầu ở đây là các răng thật kế cận răng mất trên cung hàm hoặc các trụ implant làm điểm tựa cho răng mất. Các răng bị mất là nhịp cầu. Bắc cầu răng sứ được gắn cố định trên trụ cầu giúp lấp đầy khoảng trống răng bị mất trên cung hàm.
Các loại bắc cầu răng sứ phổ biến hiện nay
Cầu răng sứ truyền thống
Trồng cầu răng sứ truyền thống, các bác sĩ sẽ tiến hành mài nhỏ các răng khỏe mạnh hai bên khoảng mất răng làm trụ cầu để tạo đủ khoảng cho một chụp răng hay còn gọi là mão răng. Cầu răng được chế tác từ các mão răng sứ dính liền nhau, trong đó mão răng ở giữa sẽ thay thế các răng đã mất, còn răng sứ hai bên sẽ gắn vào trụ răng kế cận đã được mài. Đây là phương pháp được các nha khoa sử dụng phổ biến hiện nay với chi phí phải chăng.
Cầu răng sứ với (cầu răng đèo)
Để trồng răng bắc cầu đèo, các bác sĩ sẽ dùng một hay hai trụ ở phía trước hoặc ở phía sau răng bị mất để làm cầu răng. Loại này không được sử dụng phổ biến vì dễ ảnh hưởng đến các răng trụ khỏe mạnh nếu lực nhai không tốt.
Cầu răng cánh dán
Bắt cầu răng cánh dán bao gồm một răng giả bằng sứ có tác dụng lấp vào khoảng trống răng đã mất và hai cánh dán ở hai bên được cố định ở mặt trong của hai răng trụ.
Ưu điểm của loại cầu răng này là có khả năng bảo tồn răng trụ tốt đa do không phải mài răng. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là cầu răng yếu, chịu lực nhai kém, dễ bị rơi trong quá trình bệnh nhân ăn nhai.
Ưu nhược điểm của kỹ thuật làm cầu răng sứ
Ưu điểm
Áp dụng phương pháp bắc cầu răng sứ mang đến cho bệnh nhân những ưu điểm như sau:
- Bệnh nhân mất ít thời gian đến phòng nha
- Đảm bảo tính thẩm mĩ, màu sắc răng tự nhiên
- Tuy phải mài điều chỉnh răng kế cận, nhưng không cần tiểu phẫu hay tác động vào phần nướu và xương của khoảng mất răng
- Ngăn chặn được hệ lụy của việc mất răng như: hai bên răng bị mất di chuyển, ngăn ngừa bệnh lý khớp thái dương hàm do mất răng gây nên…
Nhược điểm
Dù thời gian thực hiện nhanh chóng nhưng phương pháp này vẫn còn tồn tại một số nhược điểm. Nhược điểm của cầu răng sứ là:
- Răng thật làm trụ bị mài dẫn đến ê buốt hoặc ảnh hưởng đến tủy răng sau này
- Chỉ có thể thay thế được phần trên răng chứ không thay thế được phần chân răng. Lâu dần, bệnh nhân vẫn có thể bị tiêu xương hàm, tụt lợi ở vị trí răng mất ảnh hưởng đến tính thẩm mĩ và chức năng ăn nhai
- Gây khó khăn trong vấn đề vệ sinh răng miệng do thức ăn đọng dưới cầu răng, lâu dần gây viêm nhiễm.
Những ai nên làm cầu răng sứ?
Phương pháp trồng răng sứ bắc cầu là sự lựa chọn rất phù hợp cho những bệnh nhân mất răng thuộc các trường hợp dưới đây:
- Bệnh nhân mất một hoặc hai răng hàm liền nhau
- Mất một hay vài răng cửa
- Làm cầu răng sứ trên các trụ implant
Ngoài ra, bệnh nhân cần đảm bảo những yếu tố như: răng trụ còn khỏe mạnh, lợi không bị viêm, vùng lợi ở khu vực răng bị mất săn chắc, tình trạng vệ sinh răng miệng tốt và bệnh nhân có sức khỏe ổn định không mắc các bệnh toàn thân hoặc đã được điều trị ổn định.
Bắc cầu răng sứ có bền không? Tồn tại bao lâu?
Cầu răng sứ tồn tại được bao lâu? Luôn là thắc mắc của khách hàng khi đến với KAIYEN. Nếu như bệnh nhân được thực hiện tại các Nha khoa uy tín, tuổi thọ của cầu răng sứ sẽ tồn tại từ 7-10 năm. Sau đó bệnh nhân sẽ phải đến nha khoa để thay mới.
Nhìn chung tuổi thọ của cầu răng sứ không được lâu bền là một trong những nhược điểm của kĩ thuật phục hình răng mất này.
So sánh cầu răng sứ và kỹ thuật implant
Trồng răng bắc cầu có tốt không? Nên làm cầu răng hay cấy ghép implant? Mỗi kĩ thuật đều có ưu nhược điểm riêng, phù hợp với từng đối tượng bệnh nhân cụ thể. Quý khách hàng có thể theo dõi sự khác biệt giữa hai phương pháp này qua bảng sau
Tiêu Chí | Cầu Răng Sứ | Cấy Ghép Implant |
Chỉ định |
|
|
Kỹ thuật thực hiện |
|
|
Khả năng bảo tồn xương hàm |
|
|
Ưu điểm |
|
|
Nhược điểm |
|
|
Nếu so sánh chi tiết phương pháp bắc cầu răng sứ với trồng răng Implant thì chắc hẳn bạn sẽ thấy ưu điểm vượt trội của cấy ghép Implant. Đây là phương pháp được các chuyên gia đánh giá cao về thẩm mỹ, khả năng ăn nhai và tuổi thọ. Đặc biệt, cấy Implant là giải pháp phục hình duy nhất có khả năng ngăn ngừa biến chứng tiêu xương hàm.
Duy trì có mức giá thành của cấy ghép Implant cao hơn cầu răng sứ, hàm giả tháo lắp. Vì vậy, tùy vào điều kiện tài chính của mình mà nên có thể cân nhắc lựa chọn một trong 2 phương pháp này.
Trồng răng uy tín, chất lượng tại Nha khoa Quốc Tế KAIYEN TP.HCM
Đến với Nha khoa Quốc tế KAIYEN, bệnh nhân sẽ được các Bác sĩ là chuyên gia trong lĩnh vực cấy ghép implant, cầu răng sứ, trong đó phải kể đến Bác sĩ Trần Thanh Phong - chuyên gia thực hiện giải pháp trồng implant trực tiếp khám và điều trị.
Với mục tiêu đưa Phòng khám Nha khoa Quốc tế KAIYEN trở thành nha khoa thẩm mỹ đi đầu về chất lượng và công nghệ, KAIYEN sử dụng công nghệ trang thiết bị hiện đại: thiết bị chẩn đoán hình ảnh panorama, sọ nghiêng, cephalo, ct cone beam 3D; các phần mềm hỗ trợ trong cấy ghép implant được sử dụng thiết kế chế tạo răng sứ tự động, chính xác và thẩm mỹ…
Nha khoa KAIYEN cam kết chỉ sử dụng những loại implant, trụ răng sứ có xuất xứ rõ ràng. Tất cả các sản phẩm này đều được bảo hành lâu dài tại KAIYEN.
Mất răng nếu không được điều trị sớm sẽ dẫn đến tiêu xương hàm, tụt nướu, di chuyển các răng bên cạnh… ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính thẩm mĩ và chức năng của bộ răng. Để biết xem với tình trạng của mình, bệnh nhân nên thực hiện làm cầu răng hay làm implant? Hãy liên hệ với Nha khoa Quốc tế KAIYEN qua hotline 081 333 6666.
THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYEN
Facebook: https://www.facebook.com/nhakhoakaiyenclinic
Hotline: 0813336666
Địa chỉ: 99 Trần Não, phường An Khánh, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Tham vấn: Bác sĩ Nguyễn Hồng Huy