Cười Hở Lợi Là Gì? Điều Trị Cười Hở Lợi Như Thế Nào
Đã bao giờ bạn cảm thấy mất tự tin và ngại giao tiếp với người đối diện bởi hàm răng cười hở lợi của mình hay chưa? Cười hở lợi không chỉ ảnh hưởng đến yếu tố thẩm mỹ mà trong nhân tướng học, những người cười hở lợi cũng sẽ không gặp thuận lợi, may mắn trong công việc. Vậy nguyên nhân nào gây ra cười hở lợi? có những cách chữa cười hở lợi nào? Địa chỉ khắc phục tình trạng này uy tín, đảm bảo chất lượng? Tất cả sẽ được bật mí tại bài viết dưới đây của Phòng Khám Nha Khoa Quốc tế KAIYEN.
Cười hở lợi là gì?
Như thế nào được coi là tình trạng cười hở lợi? Theo đánh giá của Bác sĩ Nguyễn Hồng Huy – Chuyên gia trong lĩnh vực thẩm mỹ nụ cười, Bác sĩ tại Phòng Khám Nha khoa Quốc Tế KAIYEN: Trường hợp được xem là cười hở lợi là khi mức độ lộ nướu hàm trên không quá 2mm khi chúng ta cười. Nụ cười hở lợi không chỉ mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến sự tự tin của chúng ta khi giao tiếp với người đối diện.
Nguyên nhân nào gây ra cười hở lợi?
Vậy nguyên nhân nào gây nên tình trạng cười hở lợi? Đây chính là thắc mắc của rất nhiều khách hàng khi gửi câu hỏi trên fanpage, website của Phòng Khám Nha khoa Quốc Tế KAIYEN.
Theo Bác sĩ Huy, có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng cười hở lợi. Cụ thể những nguyên nhân phổ biến gây cười hở lợi bao gồm:
- Khách hàng có thân răng ngắn. Đây chính là biểu hiện của tình trạng rối loạn mọc răng không hoàn toàn dẫn đến cười hở lợi.
- Khách hàng có môi trên ngắn biểu hiện ở việc bạn không thể khép kín được môi khi ở tư thế nghỉ. Điều này dẫn đến tình trạng lộ nướu khi cười.
- Chứng cường cơ nâng môi trên cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng cười hở lợi. Đây là hậu quả của sự không hoàn thiện cơ vòng môi hoặc cơ nâng môi.
- Nếu khách hàng bị cười hở lợi kèm theo răng hô ra trước, có thể quan sát thấy rõ phần xương ổ gồ lên dưới nướu khi cười rất có thể bạn đã bị quá phát xương hàm trên.
- Chứng cười hở lợi không phải là bệnh lý răng miệng, nhưng hậu quả mà nó gây ra có thể khiến cho “khổ chủ” mất đi sự tự tin, thoải mái mỗi khi giao tiếp với người khác.
Các mức độ cười hở lợi?
Để giúp cho khách hàng chủ động đánh giá và theo dõi được tình trạng cười hở lợi của mình, Bác sĩ Nguyễn Hồng Huy cũng đã phân loại cười hở lợi ra thành 4 cấp độ khác nhau, đó chính là:
- Cười hở lợi dạng nhẹ: khi nướu lộ ít hơn 3mm và ít hơn 25% chiều dài của răng khi cười
- Cười hở lợi trung bình: nướu lộ nhiều hơn 25% và ít hơn 25% chiều dài của răng khi cười
- Cười hở lợi nặng: nướu lộ nhiều hơn 50% và ít hơn 100% chiều dài của răng khi cười
- Cười hở lợi rất nặng: nướu lộ nhiều hơn 100% chiều dài của răng khi cười, rất mất thẩm mỹ.
Có những phương pháp nào để điều trị cười hở lợi?
Là chuyên gia trong lĩnh vực thẩm mỹ nụ cười, Ths. BS Nguyễn Hồng Huy đánh giá, có rất nhiều phương pháp khác nhau để điều trị cười hở lợi.
Để biết khách hàng phù hợp sử dụng phương pháp nào, các bác sĩ cần thăm khám kĩ càng và đánh giá các yếu tố bệnh sử liên quan.
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây nên tình trạng cười hở lợi là gì mà các bác sĩ sẽ tiến hành lựa chọn cách chữa cười hở lợi phù hợp. Có thể phối hợp với các chuyên khoa khác (nếu cần thiết).
Nếu nguyên nhân gây cười hở lợi là do thân răng trắng thì các bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật làm dài thân răng.
Tại các phòng nha, đây chính là phương pháp phổ biến để điều trị cười hở lợi. Phẫu thuật làm dài thân răng thực chất là cắt nướu hoặc dời nướu về phía chân răng. Trong một số trường hợp, bệnh nhân sẽ phải kết hợp điều chỉnh xương ổ răng hàm trên.
Khi nguyên nhân gây cười hở lợi do môi trên ngắn các bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật tạo hình làm dài môi trên. Lúc này, nhiệm vụ sẽ thuộc về các bác sĩ đang công tác trong chuyên khoa thẩm mỹ.
Nếu nguyên nhân gây nên cười hở lợi do cường cơ nâng môi trên thì phương án điều trị được đưa ra đó chính là tiêm botulinum và định vị lại vị trí cơ nâng môi trên. Đây cũng là nhiệm vụ của các bác sĩ thẩm mỹ.
Nguyên nhân gây cười hở lợi khiến các bác sĩ đau đầu tìm phương án giải quyết đó chính là do xương hàm trên và xương ổ răng quá dày.
Lúc này, các bác sĩ sẽ phải kết hợp với nhiều kỹ thuật điều trị nha khoa khác nhau như: điều trị chỉnh nha để kéo lui răng hàm trên để giảm hô, cắt nướu… Trong những trường hợp nặng, có thể cần phải phẫu thuật di dời hàm trên lên trên để cải thiện thẩm mỹ khuôn mặt.
Điều trị cười hở lợi ở đâu?
Khách hàng có thể thực hiện kỹ thuật điều trị cười hở lợi ở bất cứ phòng nha nào nhưng không phải đơn vị nào cũng mang đến chất lượng dịch vụ an tâm.
Tại Tp Hồ Chí Minh, Quý khách hàng có thể đặt niềm tin trọn vẹn nơi Phòng khám Nha khoa Quốc Tế KAIYEN.
Bởi KAIYEN luôn là địa chỉ khám chữa răng miệng của người nổi tiếng, giới doanh nhân như Hoa Hậu Đỗ Hà, Danh Ca Họa Mi, Mr. Jolou – Giám Đốc Hãng phim…
Không những vậy, KAIYEN còn sở hữu đội ngũ y Bác sĩ chất lượng, giàu kinh nghiệm được tu nghiệp ở nước ngoài.
Điều trị cười hở lợi bằng phương pháp phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ Nha chu tại Nha khoa KAIYEN, khách hàng sẽ được phục vụ tận tình với quy trình khám chữa bệnh chuyên nghiệp, khoa học.
Khách hàng sẽ được khám và chẩn đoán nguyên nhân dẫn đến cười hở lợi sau đó tiến hành chụp phim Panorama hoặc CT. Phẫu thuật cắt nướu diễn ra nhanh chóng, an toàn, không đau, cầm máu nhờ sử dụng tia laser.
Khách hàng cũng sẽ được các bác sĩ điều trị và đội ngũ chăm sóc khách hàng tư vấn cách chăm sóc sau phẫu thuật, nhắc nhở lịch uống thuốc.
Với đội ngũ Bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm cùng với sự hỗ trợ của trang thiết bị máy móc hiện đại, Phòng khám Nha khoa Quốc tế KAIYEN sẽ là địa chỉ chữa cười hở lợi đẹp an toàn cho các khách hàng tại Tp Hồ Chí Minh.
Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn cười hở lợi xin vui lòng liên hệ cho bộ phận chăm sóc khách hàng của KAIYEN qua hotline 081 333 6666 hoặc đến trực tiếp tại địa chỉ 99 Trần Não, Phường An Khánh, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh.
THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYEN
Facebook: https://www.facebook.com/nhakhoakaiyenclinic
Hotline: 0813336666
Địa chỉ: 99 Trần Não, phường An Khánh, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Đặt lịch hẹn

Răng cửa bị gãy phải làm sao? Phương pháp khắc phục hiệu quả

Có bầu niềng răng được không? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Các phương pháp niềng răng trẻ em phổ biến hiện nay

Sau khi niềng răng cần đeo hàm duy trì trong bao lâu?
