Không nhổ răng khôn có sao không? Có ảnh hưởng gì không?
Răng khôn thường mọc ở độ tuổi trưởng thành, có người không bị đau khi răng khôn mọc, cũng có trường hợp bị đau nhức, khó chịu. Theo các bác sĩ khuyên rằng nên nhổ răng khôn, tuy nhiên vẫn có nhiều người thắc mắc không nhổ răng khôn có sao không?. Để giải đáp cho câu hỏi này bạn hãy cùng theo dõi bài viết chi tiết dưới đây.
Không nhổ răng khôn có sao không?
Theo thống kê, tỉ lệ nhổ răng khôn ở người trưởng thành là khoảng 85%. Răng khôn chỉ được giữ lại khi có các yếu tố sau:
- Khỏe mạnh
- Răng phát triển hoàn chỉnh (mọc đầy đủ)
- Răng nằm ngay ngắn và ăn khớp với răng đối diện
- Có thể vệ sinh hàng ngày
Các vấn đề răng khôn có thể bao gồm:
- Còn ẩn hoàn toàn trong nướu: Nếu răng không thể mọc lên bình thường, răng khôn sẽ bị mắc kẹt bên trong hàm. Đôi khi có thể dẫn tới nhiễm trùng hoặc gây ra u nang làm hỏng chân răng khác.
- Nổi lên một phần qua nướu: Răng khôn mọc một phần rất thuận lợi cho vi khuẩn gây các bệnh nướu răng và nhiễm trùng miệng do bạn khó quan sát và vệ sinh sạch sẽ.
- Ảnh hướng đến các răng lân cận: Nếu răng khôn không đủ chỗ để mọc đúng cách thì chúng có thể mọc chen chúc hoặc làm hư các răng lân cận.
Với tình trạng răng khôn mọc lệch, mọc ngầm, chen chúc mà không tiến hành nhổ bỏ sẽ dẫn tới các biến chứng nguy hiểm sau:
Viêm lợi trùm, viêm nha chu
Răng khôn mọc lệch, mọc ngầm… sẽ tạo ra các khe hở bất thường cạnh răng, những chiếc răng này thường nằm ở góc trong cung hàm, rất khó để vệ sinh.
Khi ăn, thức ăn sẽ bị kẹt lại trong các khe hở và rất khó có thể làm sạch bằng bàn chải hay chỉ nha khoa. Vi khuẩn tích tụ lâu ngày sẽ gây nên các vấn đề như sâu răng, viêm nha chu, miệng có mùi khó chịu…
Nếu không được nhổ bỏ và điều trị kịp thời sẽ khiến cho bệnh lý răng miệng sẽ trầm trọng hơn và dẫn đến nhiễm trùng, lây sang các vùng khác trong khoang miệng.
Gây xô lệch các răng bên cạnh
Vì răng khôn mọc ở tuổi trưởng thành, trong khi những chiếc răng khác đã mọc kín trên cung hàm nên răng khôn sẽ không đủ vị trí để mọc lên, và mọc chen chúc, xô đẩy các răng khác. Về lâu dài sẽ gây ra tình trạng xô lệch hàm, sai khớp cắn gây ảnh hưởng đếnchức năng ăn nhai.
Một số răng mọc lệch, mọc ngầm đâm sang các răng bên cạnh làm cho răng dần bị tiêu chân, lung lay… Thậm chí, còn có thể xô đẩy, làm phá vỡ cấu trúc của cả hàm răng gây rụng răng.
Nhiều trường hợp, răng khôn còn thoái hóa thành các khối u, nang bệnh lý ẩn trong xương hàm khiến cho xương hàm yếu đi.
Gây rối loạn cảm giác
Răng khôn mọc lệch, mọc ngầm trong hàm chèn ép lên các dây thần kinh làm cứng khít hàm, khiến cho bạn không mở miệng to được, gây ảnh hưởng đến quá trình ăn nhai…
Các vùng mô mềm như môi, lưỡi,… sẽ xuất hiện cảm giác tê, mất cảm giác… gây khó chịu trong sinh hoạt, ăn uống, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống và công việc hằng ngày của bạn.
Tóm lại: Đối với những trường hợp răng khôn mọc lệch, mọc ngầm,… đều cần phải nhổ bỏ càng sớm càng tốt để phòng tránh các nguy cơ, biến chứng nguy hiểm về sau.
Nhổ răng khôn có ảnh hưởng gì không?
Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu răng khôn gây đau dữ dội. Bác sĩ sẽ kiểm tra răng và tư vấn cho bạn xem có cần phải loại bỏ hay không.
Nếu bác sĩ khuyên bạn nên nhổ bỏ răng khôn thì sẽ tiến hành chụp X-quang miệng của bạn. Điều này giúp bác sĩ có cái nhìn rõ ràng hơn về vị trí của răng khôn. Đối với bất kỳ vấn đề nào về răng khôn, bạn phải đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt, thay vì phải đợi đến lượt khám răng định kỳ.
Sau khi nhổ răng khôn, bạn có thể sẽ bị sưng và khó chịu, cả bên trong và bên ngoài miệng. Giống như với các phẫu thuật khác, cũng có những rủi ro sau khi nhổ răng khôn như: nhiễm trùng hoặc lành thương chậm.
Dưới đây là vấn đề mà bạn có thể gặp sau khi nhổ răng khôn:
- Đau đớn: Đau và sưng có thể xảy ra với tất cả các ca nhổ răng. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ kể toa thuốc để giúp giảm đau. Nên chườm đá trong vòng 24 giờ đầu để giảm thiểu sưng tấy.
- Ổ cắm khô: Trường hợp này thường sẽ xảy ra từ 4 đến 7 ngày sau nhổ răng. Bác sĩ có thể điều trị bằng dung dịch sát trùng miệng hoặc băng chuyên dụng, tùy thuộc mức độ đau.
- Áp xe dưới xương: Là một túi mủ phát triển khi các mảnh vụn của xương và mô bị mắc kẹt giữa ổ nhổ đang lành và mô bao phủ xương. Bác sĩ có thể dẫn lưu áp xe và cấp thuốc kháng sinh để giúp loại bỏ nhiễm trùng.
- Nhiễm khuẩn: Nhiễm trùng sau nhổ răng là rất hiếm, bác sĩ sẽ cấp toa thuốc kháng sinh trước khi phẫu thuật để tránh nhiễm trùng. Sau khi phẫu thuật, đôi khi sẽ cần súc miệng sát trùng hoặc dùng kháng sinh bổ sung.
Tóm lại, nếu răng khôn của bạn gây ảnh hưởng, không thể vệ sinh răng miệng, là bạn nên nhổ bỏ chúng đi. Còn với những răng khôn mọc thẳng đứng và có chức năng bình thường thì không cần phải nhổ bỏ, miễn là những chiếc răng này không gây đau và không liên quan đến sâu răng hoặc nướu răng.
THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYEN
- Facebook: https://www.facebook.com/nhakhoakaiyenclinic
- Website: https://nhakhoakaiyen.com/
- Hotline: 0818163366
- Địa chỉ: 99 Trần Não, Phường An Khánh, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh