Mất răng nhai hàm trên hàm dưới: Hậu quả và cách phục hình
Mỗi chiếc răng dù ở vị trí nào trên cung hàm cũng đều có vai trò quan trọng và có tác dụng nâng đỡ những răng còn lại. Đặc biệt răng nhai đóng góp quan trọng trong việc ăn nhai hằng ngày. Mất răng nhai gây khó khăn trong quá trình ăn uống và ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
Hiện tượng mất răng nhai số 7
Cấu tạo và chức năng của răng hàm
Một người trưởng thành và răng đã mọc hoàn chỉnh sẽ có 32 chiếc răng. Trong đó bao gồm 16 răng ở hàm dưới và 16 răng ở hàm trên. Đối với răng hàm được chia làm 2 nhóm:
- Tiền hàm - Răng hàm nhỏ : Răng nằm ở vị trí số 4 và 5
- Răng cối - Răng hàm lớn: Răng nằm ở vị trí số 6, 7 và 8 (răng khôn)
Răng hàm có vai trò vô cùng quan trọng trong việc ăn nhai và ổn định khớp cắn. Trên răng hàm có những rãnh nhỏ, chắc khỏe được dùng để nhai và nghiền nát thức ăn.
Vị trí răng hàm – răng nhai
Vì vậy, răng hàm còn có thể được gọi là răng nhai. Trong đó, răng hàm số 6 là nền tảng cho khớp cắn về sau. Vì hầu hết lực nhai sẽ tập trung vào răng này. Răng số 7 có chức năng hỗ trợ nhai, nghiền thức ăn. Tuy nhiên, răng khôn – răng số 8 lại ít có khả năng ăn nhai.
Nguyên nhân mất răng nhai hàm trên, hàm dưới
1. Vệ sinh răng miệng kém
Vệ sinh răng miệng không đúng cách sẽ xảy ra tình trạng viêm nhiễm. Đó là nguyên nhân làm cho răng lung lay và dịch chuyển. Nó được gọi là bệnh nha chu, hay có thể hiểu đấy là bệnh nướu trắng. Bệnh nha chu này vừa làm ảnh hưởng đến nướu, vừa ảnh hưởng đến các dây chằng và phần xương bao quanh, nâng đỡ răng.
Bệnh nha chu hình thành do vi khuẩn có trong mảng bám răng. Chính là thứ màu trắng, bám dính quanh răng. Nó có thể cứng lại và tạo thành cao răng, mà dùng bàn chải để chải răng thường không thể loại bỏ.
Tình trạng này thường xảy ra nếu vệ sinh răng miệng không tốt. Do không thường xuyên chải răng, không dùng chỉ nha khoa hay chăm sóc răng miệng đúng cách. Nếu không điều trị kịp thời, cấu trúc nâng đỡ của răng sẽ dễ dàng bị phá hủy, làm cho răng dễ lung lay hoặc dễ bị mất răng nhai.
Mảng bám bám dính trên răng lâu ngày gây bệnh răng miệng
2. Thói quen ăn uống thiếu lành mạnh
Bạn có thường xuyên ăn nhai những thức ăn cứng như: hải sản vỏ cứng, nhai xương, kẹo, đá lạnh,… không? Nếu có thì hãy dừng ngay nhé. Vì điều đó có thể làm hư men răng và gây nứt gãy răng dẫn đến việc có thể bị hỏng mất răng.
Ngoài ra thói quen ăn uống thiếu lành mạnh cũng là nguyên nhân làm cho sâu răng xuất hiện và trở nên nghiệm trọng nếu không được điều trị.
Thực phẩm có chứa nhiều đường có thể góp phần đáng kể vào việc răng bị sâu. Khi đó vi khuẩn có hại sẽ phá hủy dần dần men răng và tạo lỗ hổng. Những lỗ sâu này có thể phát triển thêm qua men răng rồi đi vào các lớp sâu hơn của răng, có thể làm hỏng chân răng. Gây đau nhức và tăng khả năng bị mất răng nhai.
3. Do tuổi tác
Với những người có độ tuổi cao, cấu trúc răng cũng lỏng lẻo hơn và không còn vững chắc như trước. Lúc này răng đã bị lão hóa do lớp men răng đã bị bào mòn nhiều. Vì thế việc mất răng là điều khó tránh khỏi.
4. Do tai nạn, chấn thương
Bị mất răng, mất răng nhai do tai nạn, chấn thương hiện đang là nguyên nhân xảy ra nhiều trên toàn cầu. Tai nạn xe hơi, xe máy, xe đạp và chấn thương khi chơi thể thao, té ngã, đánh nhau,….đều là sự cố ngoài ý muốn.
Những chấn thương tác động vào vùng mặt có thể ảnh hưởng nguy hiểm đến răng và xương hàm. Phần lớn các sự cố sẽ làm răng bị hư hại một phần hoặc bị sứt mẻ. Nhưng nếu tác động mạnh và mức độ tai nạn nghiêm trọng hơn thì có thể dẫn đến mất răng.
5. Do các thói quen xấu
Ngoài những nguyên nhân trên, thì bị mất răng cũng có thể xả ra ở một phần là ở các thói quen xấu:
Hút thuốc không tốt cho sức khỏe và răng miệng
Nghiến răng trong khi ngủ là thói quen xấu làm tổn hại đến răng. Nghiến răng là tác động xấu làm mòn men răng, răng yếu và dễ bị gãy, mất răng.
Hút thuốc lá nhiều dễ gây nên các bệnh viêm nướu, viêm nha chu. Nếu bệnh nha chu nặng mà không kịp điều trị sẽ là nguyên nhân dẫn đến việc bị mất răng. Và càng nguy hiểm hơn khiến bạn bị mất răng.
Tác hại của việc bị mất răng nhai
1. Chức năng nhai kém
Mất răng nhai làm giảm đáng kể khả năng nhai, nghiền thức ăn. Khi đó việc ăn uống trở nên khó khăn do các khoảng trống từ việc răng nhai bị mất tạo ra. Thức ăn không được nghiền nhỏ trước khi đưa xuống dạ dày.
Vì việc ăn nhai là quá trình đầu tiên tham gia vào sự vận động của hệ tiêu hóa. Nên khi thức ăn chưa được nghiền kỹ thì sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Lâu ngày sẽ làm tổn thương và đau dạ dày, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe cơ thể.
2. Xô lệch các răng còn lại
Khi mất răng nhai hàm trên hay hàm dưới đều sẽ tạo ra những khoảng trống trên cung hàm và các răng kế bên không có chỗ tựa. Theo thời gian, các răng xung quanh vì thế sẽ bị xô lệch, nghiêng dần về phía bị trống.
Không chỉ thế, răng đối đỉnh không còn được nâng đỡ như trước nên cũng ảnh hưởng trồi lên hoặc bị tụt xuống. Những chiếc răng bị lệch lạc này vừa làm lệch khớp cắn vừa ảnh hưởng đến sự cân đối của khuôn mặt.
Các hậu quả của việc mất răng nhai hàm dưới
3. Tiêu xương ổ răng
Xương ở răng phát triển nhờ vào lực nhai. Nếu mất răng nhai hàm dưới hoặc hàm trên, lực nhai sẽ không đồng đều. Không có lực nhai, xương hàm ở vị trí răng nhai trống sẽ mất đi như một sự đào thải tự nhiên.
Đặc biệt, khi bị tiêu xương ổ răng, nếu sau này bạn muốn trồng răng giả cũng sẽ rất khó khăn và phức tạp hơn nhiều.
4. Ảnh hưởng khả năng phát âm
Mất răng nhai tuy không bị ảnh hưởng đến phát âm nghiêm trọng như mất răng cửa nhưng cũng gây bất cập. Việc bị mất răng nhai khiến phát âm khó hơn, không được tròn vành rõ chữ và làm mất tự tin khi giao tiếp.
5. Đau khớp thái dương hàm, đau đầu
Ngoài chức năng ăn nhai, răng hàm có nhiệm vụ quan trọng là kiểm soát cảm giác, vận động của cơ mặt thông qua dây thần kinh.
Tuy nhiên, khi răng nhai bị mất khiến khớp cắn bị sai lệch và tạo áp lực lên quai hàm. Nên khi ăn nhai có thể gây nên triệu chứng đau khớp thái dương hàm, đau vùng thái dương và đau đầu. Nghiêm trọng hơn có thể sẽ bị lệch mặt hoặc liệt cơ hàm.
6. Mất răng nhai ảnh hưởng đến thẩm mỹ
Khi răng nhai bị mất sẽ không còn lực để tác động và kích thích cho xương hàm phát triển. Lâu dần, phần xương hàm có thể bị tiêu biến và khiến vùng má bị hóp vào. Hai má hóp lại do răng nhai mất đi sẽ làm cho hàm dễ bị hô. Khi đó da mặt sẽ nhăn nheo và chảy xệ hơn, dẫn đến khuôn mặt sẽ bị già hơn trước tuổi.
7. Ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống hàng ngày
Khi mất răng nhai hàm trên hay hàm dưới sẽ dẫn đến nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Cơ thể bị mệt mỏi, suy yếu và tinh thần sa sút, không tập trung làm việc được. Bên cạnh đó, việc bị mất răng gây ra nhiều trở ngại trong giao tiếp và ảnh hưởng đến thẩm mỹ khuôn mặt.
Mệt mỏi, đau nhức do răng bị mất
Cấy ghép Implant cho răng nhai bị mất
Trồng răng Implant là giải pháp tối ưu cho người bị mất răng, đặc biệt là mất răng nhai. Răng Implant có cấu tạo gồm 3 phần: trụ Implant, abutment và mão răng sứ. Cấy ghép Implant là phương pháp phục hình răng đã mất bằng cách cấy 1 trụ titan vào xương hàm. Đợi khi trụ được tích hợp vào xương hàm sẽ tiến hành gắn mão răng sứ lên trên.
Trường hợp mất răng nhai sử dụng kỹ thuật cấy ghép Implant được đánh giá hiệu quả cao. Phương pháp này không làm ảnh hưởng đến các răng xung quanh, mà khôi phục hoàn toàn chức năng ăn nhai của răng. Đặc biệt trồng răng Implant hạn chế quá trình tiêu xương hàm do mất răng lâu ngày gây ra.
Implant giúp khôi phục việc bị mất răng nhai toàn diện từ chân răng đến mão răng và cải thiện cả từ chức năng nhai đến thẩm mỹ. răng bị mất sẽ được thay thế bằng chiếc răng Implant giống hệt răng thật mà không bị vướng, khó chịu.
Hiện nay nha khoa Kaiyen đang áp dụng phương pháp phục hình răng nhai bị mất bằng kỹ thuật Implant. Bạn sẽ yên tâm hơn khi đến nha hoa Kaiyen với:
Biện pháp Implant khắc phục mất răng nhai
- Đội ngũ bác sĩ Master Đại học Loma Linda – Hoa kỳ
- Bác sĩ có chuyên môn cao trong kỹ thuật cấy ghép Implant
- Cơ sở hiện đại thế giới, công nghệ tân tiến
- Nhân viên thân thiện, chuyên nghiệp
- Sản phẩm chất lượng cao, chi phí hợp lý
- Trang bị đầy đủ hệ thống vô trùng tiêu chuẩn quốc tế
Nha khoa Kaiyen là một trong những địa chỉ trồng răng Implant và khám chữa bệnh răng uy tín được nhiều khách hàng lựa chọn. Nếu cần tư vấn thêm hoặc đặt lịch thăm khám, bạn có thể liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau.
NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYEN
- Facebook: https://www.facebook.com/nhakhoakaiyenclinic
- Địa chỉ: 99 Trần Não, Phường An Khánh, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh
- Hotline: 081 333 6666
Tham vấn: Bác sĩ Nguyễn Hồng Huy