Nhổ răng số 4 có bị hóp má không? Có ảnh hưởng gì không?
Nhổ răng số 4 có bị hóp má không? là một câu hỏi phổ biến mà khá nhiều khách hàng thắc mắc. Trong bài viết này, Nha Khoa Quốc Tế KAIYEN sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi này.
Răng số 4 là răng nào?
Nhổ răng số 4 có bị hóp má không là câu hỏi được rất nhiều khách hàng quan tâm khi bị mất đi chiếc răng số 4 này. Người trưởng thành có tối đa 32 chiếc răng nếu như mọc đủ cả 4 chiếc răng khôn. Có 4 nhóm răng chính đó là nhóm răng cửa, nhóm răng nanh, nhóm răng hàm lớn và nhóm răng hàm nhỏ. Trong đó răng hàm còn có tên gọi là răng cối. Đây là chiếc răng có kích thước to và chắc khỏe trong cung hàm.
Răng số 4 thuộc nhóm răng hàm nhỏ, có tổng cộng 4 chiếc. Gồm 2 chiếc răng ở hàm trên và 2 chiếc răng ở hàm dưới. Răng số 4 là răng hàm nhỏ thứ nhất trên cung hàm hay còn được gọi là răng tiền hàm.
Răng số 4 có hình dạng như một ngọn giáo, có mũ răng dày, nhọn và dài. Các mặt xung quanh của răng đều có độ sắc nhất định. Nhờ vậy, răng này đóng góp một vai trò rất lớn trong việc ăn nhai, đặc biệt là cắn xé thức ăn. Răng này còn có tác dụng giúp hỗ trợ phát âm cũng như định hình thẩm mỹ cho khuôn mặt.
Cũng giống như nhóm răng cửa thì răng số 4 có một chân răng. Có cấu tạo tương tự như các chiếc răng khác bao gồm thân răng, cổ răng và chân răng. Xét về cấu trúc bên trong răng thì có 3 thành phần chính đó là men răng, ngà răng và tủy răng nằm ở bên trong.
Có nên nhổ răng số 4 hay không?
Thông thường, khi điều trị nha khoa, bác sĩ luôn cố gắng giữ cho răng thật luôn khỏe mạnh và không loại bỏ nó trừ khi không còn cách nào khác. Tuy nhiên, trong một số trường hợp việc nhổ răng số 4 là cần thiết và được khuyến khích như:
- Răng sâu quá nặng, phần thân răng bị sâu hết và răng bị đau nhức trầm trọng, không thể hỗ trợ chức năng ăn nhai.
- Khi chỉnh nha, cần phải nhổ răng số 4 để tạo khoảng trống cho răng khác di chuyển, giúp cho quá trình niềng răng được thuận lợi hơn.
- Răng số 4 bị viêm tủy nặng do bị sâu hoặc viêm nha chu, gây đau nhức và khó chịu.
- Răng bị các bệnh lý nguy hiểm, có thể ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của các răng lân cận.
- Răng bị áp xe, gây ra ổ mủ nhiễm trùng lớn dưới răng và có hiện tượng răng lung lay.
- Răng bị hư nhiều, gãy vỡ do tai nạn va đập.
Những trường hợp này đều cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời bởi chuyên gia nha khoa để tránh gây ra các vấn đề nghiêm trọng khác cho răng và toàn bộ hàm mặt.
Nhổ răng số 4 có bị hóp má không?
Vấn đề được quan tâm hàng đầu khi bác sĩ chỉ định phải nhổ răng số 4 là liệu nhổ răng số 4 có bị hóp má không. Việc nhổ răng số 4 bị hóp má xảy ra khi bạn không chú ý đến những biện pháp thay thế sau khi răng bị sâu hỏng và nhổ đi.
Tuy nhiên, khi răng số 4 được nhổ để chuẩn bị cho niềng răng, bác sĩ sẽ sử dụng các thiết bị chỉnh nha để kéo các răng bên cạnh về vị trí của răng số 4 đã mất. Sau khi quá trình niềng răng kết thúc, bạn sẽ cảm thấy khớp cắn tốt hơn, việc ăn nhai được cải thiện và khuôn mặt cũng trở nên cân đối hơn.
Bạn có thể gặp phải sự bất tiện ban đầu như sụt cân và hóp má trong thời gian đầu sau khi nhổ răng. Để tránh tình trạng này, bạn nên thực hành ăn các loại thức ăn mềm và nhai đều hai bên để các cơ có thể ổn định.
Bạn cũng không cần phải quá lo lắng rằng việc nhổ răng số 4 để niềng răng sẽ gây hóp má, miễn là bạn tuân thủ các biện pháp chăm sóc sức khỏe răng miệng sau khi nhổ răng.
Tại sao niềng răng lại nhổ răng số 4
Nhổ răng số 4 là tiêu chí bắt buộc phải thực hiện của một số bạn khi niềng răng. Vậy tại sao niềng răng lại nhổ răng số 4?
Không phải trường hợp niềng răng nào cũng phải nhổ răng số 4. Nếu bạn được Bác sĩ chỉ định nhổ răng số 4 khi niềng răng, nguyên nhân có thể do răng mọc dày, răng khấp khểnh, sai lệch khớp cắn.
Nhổ răng số 4 khi niềng, tạo điều kiện thuận lợi cho các răng dịch chuyển khắc phục tình trạng hô, móm khấp khểnh, chen chúc. Răng số 4 nằm ở giữa hàm, vị trí thuận lợi để răng cửa và răng hàm dịch chuyển nhanh hơn. Vị trí của răng số 4 là vị trí đặc biệt trong quá trình niềng răng, nhổ chúng đi sẽ giúp bạn mang lại hiệu quả thẩm mỹ cao sau khi niềng răng.
Ngoài ra, răng số 4 chỉ có chức năng hỗ trợ quá trình ăn nhai, không làm nhiệm vụ cấp thiết như răng nanh hay là răng hàm, vì thế nếu loại bỏ chúng thì cũng không gây ra bất cứ ảnh hưởng nào. Chức năng răng số 4 có thể được thay bằng răng số 5 kế bên.
Nhổ răng số 4 bao lâu thì lành?
Mỗi người có một cơ địa khác nhau nên thời gian lành thương sẽ không đồng nhất ở mỗi mọi người. Thông thường thời gian lành thương sẽ diễn ra như sau:
- Trong 2 đến 3 ngày đầu sau khi nhổ vết thương sẽ bắt đầu ổn định lại và chân răng cũng không còn chảy máu.
- Trong khoảng 7 đến 10 ngày sau khi nhổ, vết thương sẽ dần lành lại và bạn sẽ không còn cảm giác đau và có thể ăn uống nhẹ nhàng.
- Khoảng 3 đến 4 tuần sau khi nhổ răng vết thương sẽ lành hẳn, khi đó việc ăn uống cũng không cần kiêng quá nhiều. Sau 2 đến 4 tháng ổ nhổ răng sẽ được lấp đầy hoàn toàn bằng xương và trong vòng 6 đến 8 tháng sau phần lợi cũng như các đường viền sẽ được bo tròn và mịn màng hơn.
Những điều cần lưu ý sau khi nhổ răng số 4
Để đảm bảo an toàn và tránh những nguy cơ tiềm ẩn trong quá trình nhổ răng số 4, bạn cần tìm địa chỉ nha khoa uy tín, cùng với đội ngũ bác sĩ có tay nghề cao và trang thiết bị hiện đại để đảm bảo điều kiện vô trùng.
Sau khi nhổ răng, bạn cần tuân thủ các lưu ý sau đây để giảm đau và hỗ trợ quá trình hồi phục sau khi nhổ:
- Sử dụng thuốc giảm đau, giảm sưng theo chỉ định của bác sĩ, không được tự ý dùng hoặc tăng liều thuốc.
- Nếu bạn cảm thấy đau nhức, bạn có thể chườm lạnh để giảm đau.
- Tránh đánh răng và súc miệng quá mạnh để không gây ra tổn thương cho vết thương.
- Ăn thức ăn mềm, dễ nhai, dễ nuốt như cháo, súp và bổ sung thêm các dưỡng chất cần thiết như canxi, sắt và vitamin để giúp vết thương nhanh chóng hồi phục.
- Nghỉ ngơi hợp lý, đặc biệt là trong 24 giờ đầu sau khi nhổ răng, tránh các hoạt động thể chất mạnh hay làm việc quá nặng làm ảnh hưởng đến quá trình hồi phục.
Trên đây đã trả lời câu hỏi liên quan đến việc nhổ răng số 4 có bị hóp má không?. Quá trình nhổ răng có thể gây ra một số tác động tiêu cực đến khuôn mặt của bạn. Tuy nhiên, nếu bạn tuân thủ đúng theo các hướng dẫn của bác sĩ và có chế độ chăm sóc hợp lý sau khi nhổ răng, nguy cơ hóp má sẽ giảm đáng kể. Nếu bạn gặp bất kỳ vấn đề nào sau khi nhổ răng, hãy liên hệ với nha sĩ ngay lập tức để được tư vấn và điều trị kịp thời.
THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYEN
- Facebook: https://www.facebook.com/nhakhoakaiyenclinic
- Website: https://nhakhoakaiyen.com/
- Hotline: 0818163366
- Địa chỉ: 99 Trần Não, Phường An Khánh, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh