Các trường hợp mất răng toàn hàm, mất nhiều răng ở người lớn tuổi thường được phục hình bằng giải pháp làm hàm răng giả tháo lắp. Phương pháp này có khả năng cải thiện thẩm mỹ và chức năng ăn nhai, tuy nhiên hàm giả tháo lắp chưa thật sự được đánh giá cao về tính hiệu quả và sự thuận tiện khi sử dụng. Thực tế đã cho thấy, không ít người đeo răng giả phải đối mặt với tình trạng hàm răng giả bị lỏng, bị rơi ra ngoài khi ăn nhai. Khi đó cần có giải pháp sửa chữa, khắc phục để tăng sự ổn định cho hàm giả và giúp người bệnh sinh hoạt bình thường. Hàm giả tháo lắp bị lỏng phải làm sao?Các trường hợp hàm răng giả bị lỏngHàm răng giả tháo lắp có cấu tạo gồm một nền nhựa gắn liền với răng giả bên trên, răng giả có thể làm bằng chất liệu sứ hoặc nhựa tùy vào lựa chọn của khách hàng. Khi thực hiện làm răng giả, bác sĩ sẽ tiến hành lấy mẫu hàm để thiết kế ra một bộ hàm vừa vặn, bám sát vào nướu răng. Nếu tuân thủ nguyên tắc sát khít khi chế tạo hàm răng giả thì thông thường sẽ không bị lỏng hàm khi mới sử dụng. Hiện tượng hàm răng giả bị lỏng thường chỉ xảy ra sau khi đã sử dụng được một thời gian, cụ thể là sau khoảng 3 năm. 1. Hàm răng giả bị lỏng ngay khi mới làmKhi mới làm răng giả tháo lắp, bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh cách đeo hàm và cách sử dụng thuận tiện. Lúc này, nếu nhận thấy hàm răng giả bị lỏng, không vừa vặn với khuôn hàm thì nguyên nhân là do:Thiết kế hàm giả không tốtHàm răng giả bị lỏng và không thể ăn nhai được chủ yếu do bác sĩ điều trị tay nghề kém, thiết bị lấy mẫu hàm lạc hậu. Phần nền hàm được thiết kế không ôm khít vào nướu, không đáp ứng tiêu chí chuẩn khớp cắn sẽ làm hàm bị kênh cộm, dần rơi ra ngoài. Thậm chí có nhiều trường hợp hàm giả bị bập bênh và gây đau nhức khi hai hàm chạm nhau.Tiêu chí quan trọng khi làm răng giả tháo lắp chính là độ ôm khít với nướu răng. Khi đó việc hoạt động hàm sẽ diễn ra như bình thường, ăn nhai không gặp khó khăn và không bị động thức ăn dưới nên hàm. Hàm giả thiết kế không đạt chuẩnChưa thích nghi với hàm giả mớiVới các trường hợp làm lại hàm giả tháo lắp có thể gặp tình trạng chưa thích nghi với hàm giả mới. Nguyên nhân là do sự lão hóa theo thời gian của xương hàm và mô nướu khiến chúng bị teo và co rút lại, răng bị mòn đi. Khi làm lại hàm giả tháo lắp sẽ phải khắc phục các vấn đề này, hàm giả sẽ được tái tạo chiều cao để bù đắp phần nướu và xương bị teo đi. Lúc này bạn sẽ nhận thấy nền hàm dày hơn, răng cao hơn trước. Sự thay đổi này cần nhiều thời gian để lưỡi, môi, má thích nghi và giúp giữ hàm giả đúng vị trí. Thời gian làm quen với răng giả mới thường mất đến khoảng 6 tuần. 2. Hàm giả tháo lắp bị lỏng sau một thời gian sử dụngNền hàm nhựa bị biến dạngĐặc trưng của hàm răng giả là tháo ra mỗi khi ăn uống, vệ sinh răng miệng và khi không cần sử dụng. Trong quá trình tháo lắp, bảo quản, nếu không thực hiện đúng cách có thể làm hàm giả bị biến dạng. Cụ thể là do hàm răng giả bị va đập, bị tác động bởi môi trường nóng hoặc lạnh. Khi đã bị biến dạng thì không còn vừa vặn với nướu răng, khi ăn nhai sẽ khiến hàm răng giả bị lỏng và rơi ra ngoài. Nướu lợi, khung xương hàm thay đổiMất răng làm tiêu xương hàmDiễn biến tất yếu của tình trạng mất răng đó chính là suy giảm chức năng ăn nhai, mất đi lực kích thích trên xương hàm. Mặc dù sử dụng hàm giả tháo lắp nhưng chỉ cải thiện được khoảng 70% khả năng ăn nhai, đồng thời do không phục hình chân răng nên lực nhai không thể truyền trực tiếp xuống xương hàm. Theo thời gian, phần xương hàm không được kích thích cùng với áp lực của hàm giả chỉ tác động trên nướu răng sẽ khiến xương hàm tiêu dần, yếu đi. Nếu quan sát bằng mắt thường sẽ thấy phần xương hàm bị lõm xuống, không còn hình dạng ban đầu. Vì vậy, xương hàm sẽ không còn sát khít với hàm giả, hàm răng giả bị lỏng và trượt ra ngoài. Cách xử lý tình trạng lỏng hàm răng giả tháo lắpĐể khắc phục tình trạng hàm răng giả bị lỏng thì bác sĩ cần tìm nguyên nhân để đưa ra giải pháp phù hợp. Các phương pháp xử lý cụ thể bao gồm:1. Sử dụng keo dán hàmThông thường, hàm răng giả tháo lắp được thiết kế riêng phù hợp với khung hàm của mỗi người, cho độ vừa vặn hoàn hảo mà không cần sử dụng chất kết dính. Tuy nhiên, trong một số trường hợp có tồn tại khoảng trống giữa hàm giả và nướu răng sẽ cần đến sự hỗ trợ của keo dán hàm. Tác dụng của nó là ngăn sự chuyển động quá nhiều của hàm giả trong miệng làm lỏng hàm. 2. Làm lại răng giảCác trường hợp hàm răng giả bị lỏng do biến dạng hoặc nứt vỡ thì cần tiến hành làm lại một hàm răng giả hoàn toàn mới. Đáp ứng các tiêu chuẩn vừa văn, sát khít, chuẩn khớp cắn để mang đến một hàm giả ôm sát nướu răng, ăn nhai hiệu quả. Làm lại hàm giả mới vừa vặn chuẩn khớp cắn3. Phẫu thuật ghép xương – cấy ghép ImplantTrường hợp phức tạp khi khi xương hàm đã có triệu chứng tiêu biến, suy giảm về mật độ, thể tích, kích thước. Khung xương hàm bị lõm xuống khiến các răng toàn hàm xô lệch, sai khớp cắn, mặt lệch. Nếu làm hàm giả tháo lắp hay cầu răng sứ lúc này cũng không thể khắc phục được biến chứng tiêu xương, đồng thời cũng không thể khôi phục chức năng ăn nhai bình thường. Do đó, nếu gặp tình trạng này thì bác sĩ sẽ khuyến cáo ghép xương hàm và cấy Implant phục hình. Đây là giải pháp trồng răng từ chân răng, các trụ Titanium được đặt trực tiếp vào xương hàm để thay thế chân răng đã mất. Nhờ vậy mà răng Implant có khả năng ngăn ngừa diễn biến tiêu xương hàm cùng nhiều biến chứng mất răng khác. Lưu ý khi sử dụng hàm giả tháo lắp giúp tăng tuổi thọNếu muốn sử dụng hàm giả tháo lắp lâu dài, không gặp tình trạng hàm răng giả bị lỏng lẻo hay rơi ra khi ăn nhai thì cần có kế hoạch chăm sóc răng miệng hợp lý. Chú ý thêm cách bảo quản răng giả tháo lắp để tăng độ bền, tăng tuổi thọ cho hàm giả. Chải nướu răng ít nhất 2 lần/ngày, thực hiện nhẹ nhàng để không làm xước nướu. Nếu vẫn còn một vài hoặc nhiều chiếc răng trên cung hàm nên đừng quên chải răng bằng kem đánh răng như thông thường. Nên tháo răng giả vào buổi đêm để nướu được nghỉ ngơi, massage nướu buổi tối để lưu thông máu tốt hơn, nướu lợi hồng hào và khỏe mạnh. Hàng ngày nên súc miệng với nước súc miệng hoặc nước muối sinh lý để giảm thiểu vi khuẩn gây hại và tránh nhiễm trùng mô nướu. Tránh ăn các thức ăn cứng, nóng, lạnh hoặc dẻo làm dính vào hàm giả, khiến vệ sinh khó khăn và có nguy cơ làm lỏng hàm. Làm sạch hàm răng giả đúng cách mỗi ngày, ban đêm có thể ngâm hàm giả vào trong nướu giấm 50% hoặc nước muối pha loãng. Đến khi sử dụng thì phải rửa sạch vị chua của giấm hoặc vị mặn của muối để không gây khó chịu trong khoang miệng. Ngâm hàm giả tháo lắp đúng cáchTránh tác nhân xấu ảnh hưởng đến hàm giả như nướu sôi, các hóa chất ăn mòn, tẩy rửa quá mạnh. Tái khám nha khoa định kỳ để bác sĩ kiểm tra, phát hiện kịp thời sự bất ổn của hàm giả. Từ đó đưa ra giải pháp xử lý kịp thời khi hàm răng giả bị lỏng. Cấy ghép Implant: Giải pháp trồng răng cố định, bền vững lâu dàiHàm răng giả bị lỏng cùng với nhiều nhược điểm khác còn tồn tại khi sử dụng hàm giả tháo lắp. Có thể thấy sự bất tiện khi vệ sinh hàm giả, chức năng ăn nhai bị hạn chế và đặc biệt không có khả năng ngăn ngừa biến chứng mất răng. Vì những lý do này mà rất nhiều khách hàng chuyển sang phương án trồng răng Implant. Đây cũng là phương pháp được bác sĩ khuyến khích thực hiện ngay sau khi mất răng để khắc phục triệt để các vấn đề răng miệng. Kỹ thuật cấy ghép Implant sẽ thay thế răng mất bằng những chiếc răng Implant cố định, vững chắc trên cung hàm. Răng Implant có cấu tạo tương tự như răng thật, phục hình từ chân răng đến thân răng. Từ đó sẽ mang đến trải nghiệm ăn nhai chắc chắn, việc chăm sóc như răng thật và hoàn toàn không xảy ra biến chứng tiêu xương, xô lệch hàm. Các trường hợp mất răng toàn hàm hay mất răng lâu năm đều có thể tiến hành cấy ghép Implant nếu đáp ứng điều kiện về sức khỏe. Có thể cấy ghép Implant toàn hàm All-On-4 hoặc All-On-6, tối ưu số lượng trụ Implant mà vẫn đảm bảo độ bền vững lâu dài. Nếu đã xuất hiện biến chứng tiêu xương thì sẽ cần ghép xương hàm trước khi phục hình, tùy vào mức độ nặng nhẹ ở mỗi người mà bác sĩ sẽ chỉ định số lượng đơn vị xương cần cấy ghép là khác nhau. Cấy ghép Implant toàn hàm, mất răng lâu nămDù cấy ghép Implant đơn lẻ hay toàn hàm thì đều là kỹ thuật phục hình phức tạp, yêu cầu bác sĩ tay nghề cao, giàu kinh nghiệm cùng trang thiết bị hiện đại. Do đó, nếu bạn có mong muốn trồng răng thì cần cân nhắc kỹ lưỡng nha khoa uy tín để điều trị an toàn, tránh xa biến chứng nguy hiểm. Để được thăm khám và tư vấn cụ thể bởi bác sĩ chuyên khoa Implant, bạn có thể liên hệ với Nha khoa Quốc Tế KAIYEN theo địa chỉ sau đây. THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYENFacebook: https://www.facebook.com/nhakhoakaiyenclinicWebsite: https://kaiyennhakhoa.com/Hotline: 0813336666Địa chỉ: 99 Trần Não, phường An Khánh, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Xem thêm