Răng bị nứt có niềng được không?
Răng bị nứt do nhiều nguyên nhân gây ra, tình trạng làm một số bạn có ý định niềng răng lo lắng. Vậy răng bị nứt có niềng răng được không?. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé.
Một số nguyên nhân khiến cho răng bị nứt
Do va đập
Va đập chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bị nứt dọc thân răng. Bạn có thể vô tình bị té ngã khiến cho răng va đập vào vật cứng.
Do thói quen xấu
Các thói quen xấu như dùng răng để mở nắp bia, nhai đá, ăn đồ nóng lạnh,… sẽ khiến cho răng của bạn dần bị yếu đi. Tình trạng này nếu để lâu sẽ làm cho răng bị lão hóa và dẫn đến tình trạng bị vỡ chân răng và mất răng.
Nứt răng do ăn uống thay đổi nhiệt độ nhanh
Nếu như bạn đang ăn thức ăn nóng rồi sau đó uống đồ lạnh cũng có thể khiến cho răng của bạn bị nứt.
Nứt răng do men răng bị yếu
Răng tự nhiên nếu bị nứt thì có thể là do men răng bị yếu. Những trường hợp có men răng yếu thường là do yếu tố di truyền hay trong quá trình mang thai, người mẹ dùng nhiều thuốc kháng sinh. Việc vệ sinh răng miệng không sạch sẽ và cẩn thận cũng có thể khiến men răng trở nên yếu dần.
Nứt răng do tuổi cao
Càng lớn tuổi, tình trạng răng sẽ trở nên suy yếu dần đi nên khi ăn nhai, răng có thể sẽ bị nứt.
Nứt răng do một số nguyên nhân khác
Tình trạng nứt răng có thể xảy ra khi bạn nghiến răng vào ban đêm, điều trị tủy, tình trạng sâu răng… Khi đó răng bị yếu nên sẽ rất dễ bị nứt hơn so với răng đang khỏe mạnh bình thường.
Răng bị nứt có nguy hiểm không?
Nứt răng ở mức độ nhẹ, không gây ảnh hưởng quá lớn đến vấn đề ăn nhai. Tuy nhiên, vết nứt nếu ở vị trí dễ nhìn thấy sẽ làm mất thẩm mỹ và sự tự tin khi giao tiếp.
Trong trường hợp, nứt răng lớn sẽ gặp phải những vấn đề sau:
Đau, buốt răng khi ăn nhai.
Vết nứt lâu ngày không được điều trị sẽ làm cho răng gặp phải tình trạng viêm nha chu, làm răng yếu đi.
Nứt răng làm lộ ngà răng, tủy răng khiến cho răng bị đau nhức, dễ để cho vi khuẩn sinh sôi, gây nhiễm trùng ảnh hưởng đến sức khỏe.
Răng bị nứt có niềng được không?
Nếu như bạn có răng bị hô, móm, thưa và răng mọc khấp khểnh… nhưng do một lý do nào đó mà bạn bị nứt răng. Khi đó, bạn lo lắng không biết có nên niềng răng được hay không thì câu trả lời là hoàn toàn có thể.
Trước khi niềng răng, bạn sẽ được bác sĩ thăm khám và điều trị các bệnh lý răng miệng một cách triệt để. Tùy thuộc vào tình trạng và mức độ của răng bị nứt mà bác sĩ sẽ có chỉ định cụ thể để điều trị. Khi sức khỏe răng miệng được đảm bảo, răng nứt được điều trị dứt điểm và các bệnh lý răng miệng khác được khắc phục thì sẽ bắt đầu quá trình thực hiện niềng răng.
Lưu ý khi niềng cho răng bị nứt
Vệ sinh răng sạch sẽ
Trong quá trình niềng răng, vấn đề vệ sinh răng miệng là điều quan trọng. Việc gắn mắc cài sẽ khiến cho thức ăn bám vào mắc cài và khiến cho răng bị sâu và mắc các bệnh lý về răng miệng nếu như không được vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Vì vậy, bạn cần phải vệ sinh răng miệng sạch sẽ theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
Về chế độ ăn uống
Thời gian đầu khi mới niềng răng, bạn sẽ khó thích nghi với mắc cài và dây cung. Vì vậy, dưới sự cọ sát của mắc cài vào phần má, môi sẽ có thể bị tổn thương và gây cảm giác khó chịu, đau nhức. Khi gắn mắc cài, răng sẽ bị lung lay và khá yếu. Cho nên, bạn nên hạn chế ăn thực phẩm dai cứng và nên ăn các thức ăn mềm như súp, cháo,… Các món ăn này giúp cho bạn đỡ đau hơn mà vẫn cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Điều trị các bệnh lý răng miệng dứt điểm
Trước khi niềng răng, bạn nên điều trị dứt điểm các bệnh lý về răng miệng. Nếu như răng bị sâu, men răng bị mòn, viêm nướu… răng của bạn sẽ trở nên yếu đi. Không những vậy, trong quá trình niềng răng, răng sẽ bị đau nhức liên tục. Vì vậy, việc điều trị dứt điểm các bệnh lý răng miệng là điều vô cùng cần thiết.
Vậy với câu hỏi "Răng bị nứt có niềng được không?" thì câu trả lời là hoàn toàn có thể thực hiện. Tuy vậy, để kết quả được tốt nhất, bạn nên đến nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám cụ thể.
THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYEN
- Facebook: https://www.facebook.com/nhakhoakaiyenclinic
- Website: https://nhakhoakaiyen.com/
- Hotline: 0818163366
- Địa chỉ: 99 Trần Não, Phường An Khánh, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh