Răng trám rồi có trám lại được không? - Giải đáp từ chuyên gia
Có nhiều trường hợp trám răng rồi nhưng miếng trám bị hỏng, bị bung không nguyên nhân, vì vậy nhiều khách hàng thắc mắc răng trám rồi có trám lại được không?. Cùng Nha Khoa Quốc Tế KAIYEN tìm hiểu vấn đề này ngay bên dưới đây nhé.
Nguyên nhân miếng trám bị hỏng, bị bung ra
Trám răng là một dịch vụ có chi phí thấp và phổ biến trong nha khoa. Trám răng trong nhiều trường hợp như răng thưa, trám răng bảo vệ thân răng sau khi nạo bỏ khoang sâu hay trám răng điều trị tủy…
Miếng trám bỗng dưng bị bung ra là do một trong những nguyên nhân sau đây:
+ Do chất liệu miếng trám
Mặc dù không được đánh giá cao về độ bền chắc nhưng nếu bạn được trám từ chất liệu chuẩn cũng có thể duy trì được 6 – 7 năm. Trường hợp mới hơn 1 năm đã bong tróc thì rất có thể là do chất liệu trám không đảm bảo, không chịu được lực nhai và những kích thích nóng lạnh thông thường.
+ Do tay nghề của bác sĩ
Nhiều khách hàng cho rằng trám răng là một thao tác đơn giản, tuy nhiên nó vẫn có các nguyên tắc riêng và bác sĩ cần đảm bảo thực hiện theo đúng các nguyên tắc này. Rất nhiều trường hợp trám răng bị cong, vênh, không sát khít khiến cho khả năng miếng trám răng dễ bị bong hơn so với bình thường.
+ Do việc chăm sóc răng miệng
Đánh răng quá mạnh, dùng bàn chải quá cứng, cắn xé đồ ăn tại vùng răng trám… đều là nguyên nhân khiến cho miếng trám chịu áp lực lớn làm miếng trám dễ bị bung.
Vì sao nên trám lại răng khi miếng trám răng bị hỏng?
Với những trường hợp miếng trám răng bị hỏng, bạn nên đi trám lại càng sớm càng tốt. Vì sao nên thực hiện trám lại răng bởi vì hầu hết những trường hợp trám răng khi răng bị tổn thương như sứt mẻ, gãy vỡ hoặc sâu răng… Nếu không được khắc phục sớm, phần mô răng rất dễ bị vi khuẩn tấn công.
Vật liệu trám lại mới sẽ thay thế cho miếng trám cũ. Khi đó, mô răng được bảo vệ để tránh khỏi các tác động từ bên ngoàì giúp ngăn ngừa vi khuẩn tấn công răng, khiến cho mô răng bị phá hủy nhiều hơn hoặc làm trầm trọng hơn. Trám lại răng cũng sẽ giúp cải thiện việc ăn nhai của bạn tốt hơn, khôi phục lại hình thể cho răng, cải thiện tính thẩm mỹ cho hàm răng.
Vậy răng trám rồi có trám lại được không?
Khi miếng trám bị bung, nhiều khách hàng thắc mắc răng trám rồi có trám lại được không. Câu trả lời là CÓ. Việc này hoàn toàn có thể thực hiện bằng cách trám lại răng và bác sĩ khuyên nên thực hiện càng sớm càng tốt.
Việc trám răng lại không khác là mấy so với trám răng lần đầu, tuy nhiên bạn nên cân nhắc việc lựa chọn nha khoa, công nghệ trám răng và tìm hiểu kỹ về các vật liệu trám răng để không bị bong tróc nữa.
Hiện nay, Nha khoa Quốc Tế KAIYEN áp dụng công nghệ hiện đại với chất liệu trám răng tốt, tất cả đều đã qua kiểm chứng về chất lượng. Bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn chi tiết và đưa ra lời khuyên thích hợp với cơ địa cũng như tình trạng cụ thể của bạn.
Bạn có thể trám lại răng nhiều lần khi bị bong miếng trám nhưng điều này làm mất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc và những chiếc răng trên khuôn hàm còn lại cũng có thể bị ảnh hưởng. Vì vậy, nên xây dựng cho mình một chế độ ăn uống và chăm sóc răng miệng khoa học để duy trì độ bền của miếng trám răng.
Cách trám lại răng hiệu quả, bền chắc lâu dài?
Trám răng là kỹ thuật không quá phức tạp, được thực hiện nhanh chóng và đem lại hiệu quả tốt. Hiện nay, có 2 cách trám lại răng mà bạn có thể lựa đó là trám răng công nghệ laser và trám răng Inlay/Onlay.
Trám răng công nghệ Laser mới
Khi trám lại răng, thay vì áp dụng kỹ thuật trám răng thông thường, bạn nên chọn kỹ thuật trám răng Laser. Đây là phương pháp trám răng bằng ánh sáng laser giúp đông cứng chất trám giúp tăng độ bám dính chắc chắc, tránh tình trạng khoang rỗng, tăng thêm đồ bền chắc.
So với các kỹ thuật trám thông thường, trám răng Laser mang lại hiệu quả trám răng tốt hơn, thẩm mỹ cao hơn. Nên với các trường hợp trám lại răng thì trám răng công nghệ mới sẽ giúp bạn duy trì hiệu quả trám răng lâu dài hơn.
Trám răng Inlay/Onlay
Đối với một số trường hợp trám lại răng là răng hàm, để tăng cường độ bền chắc, việc ăn nhai tốt thì trám răng Inlay/Onlay là giải pháp hiệu quả được các bác sĩ đánh giá cao hơn.
Thay vì sử dụng vật liệu trám răng, miếng trám sẽ được làm từ vật liệu sứ, được thiết kế và chế tạo với hình dáng, gờ cạnh giống như vị trí mô răng bị thiếu. Bác sĩ sẽ tiến hành phục hình miếng trám vào đúng vị trí cần trám.
Trám Inlay sẽ áp dụng cho các trường hợp răng bị hư vỡ, tổn thương trên một bề mặt, thường là mặt nhai của răng. Còn trám Onlay áp dụng khi răng bị hư vỡ rộng từ 2 bề mặt răng trở lên, thường sẽ ở mặt nhai và một phần thân răng.
Khi trám răng bằng trám Inlay/Onlay, hiệu quả thẩm mỹ và độ bền sẽ tốt hơn rất nhiều. Miếng trám được làm bằng sứ có màu sắc giống với màu răng, độ cứng chắc cao, chịu được lực lớn, không lo bị hỏng như phương pháp trám răng trực tiếp. Tuổi thọ của miếng trám sứ có thể lên tới 5 đến 7 năm hoặc lâu hơn nếu bạn chăm sóc răng miệng tốt.
Tại Nha Khoa Quốc Tế KAIYEN, với khách hàng phải trám răng lại, sẽ được bác sĩ giỏi, nhiều kinh nghiệm sẽ trực tiếp thăm khám và phục hình cho răng của bạn. Bác sĩ sẽ tư vấn, chỉ định phương pháp trám răng giúp đem đến hiệu quả phục hình tốt, giúp kết quả trám răng duy trì lâu dài hơn.
Qua chủ đề răng trám rồi có trám lại được không? trên đây, mong rằng với những thông tin trên đã giúp bạn hiểu hơn về các phương pháp trám lại răng, nếu có bất kỳ thắc mắc nào thì hãy liên hệ ngay cho Nha Khoa Quốc Tế KAIYEN nhé.
THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYEN
- Facebook: https://www.facebook.com/nhakhoakaiyenclinic
- Website: https://nhakhoakaiyen.com/
- Hotline: 0818163366
- Địa chỉ: 99 Trần Não, Phường An Khánh, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh