Thở bằng miệng có bị hô không? Cách khắc phục tình trạng này
Thở bằng miệng là một thói quen không tốt, nếu diễn ra trong thời gian dài sẽ gây ra nhiều hệ lụy sau này, trong đó có ảnh hưởng đến cấu trúc của gương mặt. Vậy thở bằng miệng có bị hô không? Làm thế nào để khắc phục tình trạng này hiệu quả.
Tìm hiểu về tình trạng răng hô
Thở bằng miệng có bị hô không là vấn đề được nhiều người quan tâm. Trước khi trả lời câu hỏi này, hãy cùng Nha Khoa Quốc Tế KAIYEN tìm hiểu về tình trạng răng hô bạn nhé!
Khi bị hô, vẩu thì răng hoặc cả cung hàm trên có xu hướng đưa ra ngoài. Từ đó tạo ra khoảng cách, sự chênh lệch với các răng hàm dưới. Đây là một dạng sai lệch khớp cắn phổ biến trong nha khoa. Khi gặp phải tình trạng này, khả năng ăn nhai lẫn tính thẩm mỹ sẽ bị ảnh hưởng khá nhiều.
Mức độ răng hô ở mỗi người là không giống nhau. Nhiều người bị hô nhẹ, tỷ lệ răng đưa ra ngoài không quá nhiều. Tuy nhiên, ở một số người bị hô nặng, sự sai lệch giữa hai hàm rất rõ ràng. Bạn có thể dễ dàng nhận thấy khi nhìn chính diện, đặc biệt là khi nhìn góc nghiêng. Dựa vào đặc điểm của răng, cung hàm mà tình trạng răng vẩu được chia thành 3 dạng. Đó là:
- Hô do răng.
- Hô do cấu trúc xương hàm.
- Hô do răng lẫn cấu trúc xương hàm.
Nguyên nhân gây ra tình trạng thở bằng miệng
Bệnh hen suyễn
Dấu hiệu của bệnh hen suyễn chính là phần niêm mạc của ống phế quản bị sưng và viêm do phản ứng với những tác nhân gây kích thích. Lúc này ống phế quản sẽ hẹp lại, làm cho không khí bị hạn chế lưu thông, gây ra tình trạng khó thở. Và theo bản năng, lúc này người bị hen suyễn sẽ thở bằng miệng.
Nghẹt mũi
Nghẹt mũi cũng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến việc thở bằng miệng. Có nhiều bệnh dẫn đến nghẹt mũi, như cảm lạnh, viêm xoang,… Khi xảy ra nghẹt mũi, khoang mũi của bạn sẽ bị thu hẹp. Điều này dẫn đến tình trạng khó thở bằng mũi.
Lệch vách ngăn mũi
Số ít những triệu chứng gây khó thở khi thở bằng mũi là lệch vách ngăn mũi. Vách ngăn đóng vai trò hỗ trợ cho việc thở đúng cách và chia đôi 2 khoang mũi. Khi vách ngăn bị lệch, quá trình lưu thông khí qua mũi bị cản trở. Lúc này nhịp thở bằng mũi sẽ giảm và người bệnh sẽ có xu hướng thở bằng miệng nhiều hơn.
Bị sứt môi, hở hàm ếch
Các dị tật bẩm sinh như sứt môi, hở hàm ếch sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc miệng. Những người không may mắn bị các tật này thường thở bằng miệng nhiều hơn mũi.
Bị căng thẳng, stress
Căng thẳng quá mức cũng khiến cho não bộ trở nên mất cân bằng. Khi này não sẽ tự động khởi động hệ thống thần kinh giao cảm, dẫn đến các hành động vô thức của cơ thể và gây khó thở. Khi này nhiều người cũng có xu hướng thở bằng miệng để cân bằng hô hấp.
Thở bằng miệng có bị hô không?
Có khá nhiều nguyên nhân chủ quan khiến cho răng hàm trên đưa ra ngoài. Vậy trường hợp thở bằng miệng có bị hô không?
Theo kết quả của nhiều nghiên cứu, cấu trúc của gương mặt có sự khác nhau ở người thở bằng mũi và thở bằng miệng. Người thường xuyên thở bằng miệng thật sự có thể dẫn đến răng bị hô. Vì khi thở bằng miệng, lưỡi sẽ hạ xuống để đường thở được mở rộng. Khi này, áp lực ở lưỡi vô tình tác động đến cung hàm dưới ngày càng nhiều hơn. Thói quen trên diễn ra trong một thời gian dài sẽ khiến cho răng hàm trên ở trạng thái nghỉ đưa ra ngoài. Xương hàm dưới thì lùi dần vào trong. Từ đó dẫn đến tình trạng răng bị hô.
Thói quen thở bằng miệng ở nhiều trẻ nhỏ sẽ khiến các con có nguy cơ cao gặp phải tình trạng sai lệch khớp cắn nghiêm trọng. Do đó, các bố mẹ cần chú ý đến vấn đề này ở trẻ.
Những tác hại khi thở bằng miệng
Với thắc mắc thở bằng miệng có bị hô không đã được giải đáp trên đây. Bên cạnh việc ảnh hưởng đến cấu trúc của gương mặt thì thói quen thở bằng miệng còn có thể gây ra nhiều hệ lụy khác như:
- Khi há miệng trong thời gian dài, nước bọt trong khoang miệng sẽ khô đi. Cả cổ họng và khoang miệng có thể bị khô và đau rát.
- Khi khoang miệng bị khô, vi khuẩn gây hại dễ dàng tích tụ, phát triển. Gây ra bệnh lý răng miệng như: Sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,…
- Răng mọc lệch, khớp cắn không chuẩn.
- Khó ngủ, ngủ không ngon cũng là tác hại của việc bạn thở bằng miệng. Bởi vì khi thở bằng miệng, lượng carbon dioxide đưa vào cơ thể nhiều hơn lượng oxy. Cho nên, người có thói quen này thường có xu hướng ngáy khi ngủ. Nhiều bạn còn chảy nước dãi khi ngủ, gây thiếu oxy mãn tính, nguy cơ ngưng thở khi ngủ cũng có thể tăng lên.
- Tăng nguy cơ gặp phải các vấn đề về hô hấp như bị hen suyễn, suy giảm chức năng phổi. Tình trạng này gặp phải vì không khí vào đường miệng không được lọc bụi bẩn, vi khuẩn như khi đi qua mũi.
Những cách hạn chế tình trạng thở bằng miệng hiệu quả
Bên cạnh thắc mắc thở bằng miệng có bị hô không thì mọi người cũng rất muốn biết cách khắc phục tình trạng này. Tùy vào nguyên nhân mà bạn có thể áp dụng những cách sau để hạn chế tình trạng trên:
- Điều trị các bệnh liên quan đến đường thở như: Cảm cúm, dị ứng, ho khiến mũi bị nghẹt.
- Chủ động tập thở bằng mũi, biến hoạt động này trở thành thói quen.
- Đổi tư thế ngủ bình thường sang nằm nghiêng, nhằm giúp cho việc hít thở dễ dàng hơn. Bạn có thể kê gối cao khoảng 30 đến 60 độ để có cảm giác nằm thoải mái.
- Cắt amidan để hạn chế amidan bị sưng, dẫn đến việc thường xuyên thở bằng miệng.
- Có thể tiến hành liệu pháp CPAP để hạn chế tình trạng này cũng như nguy cơ ngưng thở khi ngủ.
Như vậy, với thắc mắc “Thở bằng miệng có bị hô không?” đã có câu trả lời. Hy vọng bài viết này cung cấp nhiều thông tin hữu ích. Từ đó giúp bạn chủ động hơn trong việc hạn chế tình trạng thở bằng miệng.
THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYEN
- Facebook: https://www.facebook.com/nhakhoakaiyenclinic
- Website: https://nhakhoakaiyen.com/
- Hotline: 0818163366
- Địa chỉ: 99 Trần Não, Phường An Khánh, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh