Tủy Răng Bị Thối Và Những Tác Hại Khi Tủy Đi Kèm
Tủy răng bị thối nếu không kịp thời điều trị sẽ gây hại rất lớn đối với sức khỏe răng miệng của mỗi người. Dù là nằm ở mức độ nặng hay nhẹ cũng cần được xử lý nhanh chóng để tránh gây ra các biến chứng về sau. Và nguyên nhân do đâu cùng với những tác hại của chúng gây nên có thể được điều trị một cách triệt để hay không? Đây sẽ là những câu hỏi được các chuyên gia trả lời thông qua bài viết sau của nha khoa KAIYEN, mời các bạn cùng theo dõi nhé!
Tủy răng bị thối là gì?
Tủy răng bị thối là tình trạng do bị viêm nhiễm trùng tủy răng nặng làm cho răng bị ngả màu và trong khoang miệng xuất hiện mùi hôi thối gây khó chịu. Ở giai đoạn đầu, tình trạng viêm nhiễm tủy răng thường hay gây đau nhức và ê buốt. Theo thời gian, các mô tủy bị vi khuẩn xâm nhập và làm phá hủy gây ra tình trạng rỉ dịch có mùi hôi, phần men răng bị đổi màu, răng dễ bị lung lay và suy yếu.
Tủy răng bị thối do đâu?
Tủy răng bị thối có thể xuất phát từ:
Bệnh lý răng miệng
Việc chăm sóc răng miệng hằng ngày không đúng cách có thể dễ dàng dẫn tới sâu răng hay viêm nướu, răng bị thương tổn dẫn đến viêm tủy răng. Cấu trúc của răng bị phá vỡ gây ra tình trạng sứt mẻ, viêm tủy, chết tủy và dẫn tới thối tủy răng.
Tác động từ bên ngoài
Những ngoại tác như tai nạn, chơi thể thao, hoạt động mạnh, chịu tác động mạnh khiến cho răng bị vỡ, sứt mẻ cuối cùng là tình trạng tủy răng bị thối.
Từ đó, sự kết nối giữa chân răng và xương ổ răng dần yếu đi, tủy răng hỏng không còn giúp cho chiếc răng vững chắc nữa khiến răng lung lay, dần dần là tới tình trạng rụng răng.
Những tác hại khi tủy răng bị thối
Một số tác hại khi tủy răng bị thối mà ta dễ thấy là:
Áp xe xương ổ răng
Khi tình trạng viêm nướu đã lây sang chân răng, làm hoại tử tủy và gây thối thì đồng thời nó sẽ làm xảy ra tình trạng áp xe xương ổ răng. Lúc này xương hàm của bạn có thể sẽ bị biến dạng, vùng niêm mạc sàn miệng bị biến dạng và có thể gây nguy hiểm đến hệ hô hấp
Nhiễm trùng máu
Các vi khuẩn gây thối cho tủy răng có thể xâm nhập vào máu, có nguy cơ dẫn đến nhiễm trùng máu, hay nhiễm trùng đường huyết làm tử vong với người có tủy răng bị thối
Không thể ăn nhai
Khi răng bị thối tủy, bạn sẽ không thể ăn nhai bình thường được do ở thời điểm này chỉ cần là thức ăn chạm vào răng cũng sẽ khiến bạn đau nhức, ê buốt. Nhiều lúc tình trạng này lan cả lên đến thái dương hoặc ngay cả những lúc không ăn uống
Phải nhổ bỏ răng
Khi tủy răng bị thối quá nặng và không còn khắc phục được nữa thì bắt buộc các bác sĩ sẽ phải khuyên bạn nên nhổ răng để không làm ảnh hưởng đến các răng khác cũng như là vấn đề sức khỏe.
Cách phát hiện ra tình trạng khi tủy răng bị thối
Các dấu hiệu có thể giúp bạn nhận biết tủy răng bị thối:
- Gõ và chạm vào răng hầu như không có cảm giác. Răng không bị đau nhức hay ê buốt, và cũng không cảm nhận được thức ăn nóng, lạnh
- Thông thường khi răng có tủy bị thối sẽ có men răng tối màu hơn so với các răng lân cận. Do không có tủy nuôi dưỡng nên răng sẽ đổi màu tùy theo mức độ tổn thương của tủy
- Xung quanh răng thối tủy có hiện tượng rỉ dịch hoặc mủ kèm theo mùi hôi khó chịu
- Hơi thở có mùi hôi dù bạn có vệ sinh răng miệng sạch sẽ
- Răng có dấu hiệu lung lay, gặp khó khăn trong quá trình nhai và nghiền nát thức ăn
- Tủy răng bị thối hay xảy ra ở những răng có lỗ sâu lớn hoặc răng bị nứt, mẻ
Điều trị tủy răng bị thối uy tín tại KAIYEN
Khi phát hiện ra tình trạng bị thối tủy răng, bạn không thể điều trị tủy răng tại nhà được. Vì có thể sẽ làm cho tình trạng bị viêm nhiễm nặng thêm. Nên cần đến ngay cơ sở nha khoa để thăm khám và điều trị
Giai đoạn tủy răng bị thối nhẹ
Giai đoạn này bác sĩ sẽ phải tiến hành điều trị lấy tủy, và sau đó là hàn trám lại. Để có thể bảo vệ răng một cách tốt bạn nên chọn bọc răng sứ nhằm để đảm bảo khả năng ăn nhai. Vì nếu không được bọc sứ, thì khoảng từ 2 – 3 năm răng đã bị lấy tủy của bạn sẽ bị vỡ hoặc sứt mẻ.
Quy trình bọc răng sứ diễn ra khá nhanh chóng, và đây là giải pháp phục hình răng sâu, răng sau chữa tủy để tăng tuổi thọ cho răng, bảo vệ răng trước các tác động từ bên ngoài. Tuổi thọ của răng sứ có thể lên tới 25 năm trong điều kiện chăm sóc tốt và sử dụng vật liệu sứ chất lượng.
Và để đảm bảo bệnh không tái phát nữa, lúc này đòi hỏi các bác sĩ phải lấy sạch hết các tủy bệnh, làm sạch sẽ những vùng bệnh xung quanh hoặc là nạo sạch những nốt áp xe trên nướu.
Giai đoạn tủy răng bị thối nặng
Đây là giai đoạn cuối của tình trạng bệnh lý thối tủy răng. Bạn sẽ không thể tiến hành lấy tủy mà phải nhổ bỏ bị chiếc răng đã bị thối tủy đó. Sau đó bạn sẽ phải thực hiện việc khôi phục lại chiếc răng đã mất bằng những phương pháp mà các nha sĩ khuyên dùng.
Lúc này bạn sẽ vừa bị mất răng thật vừa phải phải tốn 1 khoản chi phí khá lớn để làm lại răng. Do đó để bảo vệ răng một cách tốt và làm giảm thiểu các khoản chi phí khi điều trị bạn nên lựa chọn các nha khoa uy tín để thăm khám răng miệng.
Tủy răng là phần rất quan trọng đối với răng, vì vậy thông qua bài viết trên chúng tôi hy vọng có thể giúp bạn hiểu thêm về các vấn đề liên quan đến sức khỏe răng miệng để phòng chống hoặc có thể được điều trị một cách nhanh chóng và kịp thời. Nhưng cách tốt vẫn là thăm khám định kỳ răng miệng nhằm phát hiện những bất thường đối với răng miệng của bạn khi chúng xuất hiện
THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYEN
Facebook: https://www.facebook.com/nhakhoakaiyenclinic
Hotline: 0813336666
Địa chỉ: 99 Trần Não, phường An Khánh, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Đặt lịch hẹn

Răng cửa bị gãy phải làm sao? Phương pháp khắc phục hiệu quả

Có bầu niềng răng được không? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Các phương pháp niềng răng trẻ em phổ biến hiện nay

Sau khi niềng răng cần đeo hàm duy trì trong bao lâu?
