Trẻ sưng lợi bao lâu thì mọc răng? Cách làm dịu cơn đau mọc răng

Trẻ em khi bước vào độ tuổi mọc răng thì sẽ có rất nhiều vấn đề xảy ra, khiến các bậc phụ huynh cực kỳ “đau đầu”. Một trong số đó phải kể đến đó là sưng lợi mọc răng ở trẻ. Thậm chí, vấn đề này còn là nguyên nhân gây ra các cơn sốt làm cho các bé rất khó chịu. 

Vậy các bạn đã biết trẻ sưng lợi bao lâu thì mọc răng hay chưa? Cách làm dịu cơn đau mọc răng ra sao? Tất cả những vấn đề này sẽ được giải đáp ngay trong bài viết sau đây, các bạn cùng đón xem nhé!

Trẻ sưng lợi bao lâu thì mọc răng? Cách làm dịu cơn đau mọc răng

Trẻ sưng lợi bao lâu thì mọc răng? Cách làm dịu cơn đau mọc răng

Độ tuổi mọc răng ở trẻ em

Một thông tin vô cùng quan trọng, thế nhưng không phải bố mẹ nào cũng biết, đó là độ tuổi mọc răng ở trẻ em. Dành cho những ai chưa biết, thông thường khi bước vào khoảng 6 tháng tuổi, một vài chiếc răng đầu tiên sẽ được hình thành. 

Sau đó, trong khoảng từ 6 tháng cho đến 32 tháng tiếp theo thì toàn bộ cả hai hàm răng sữa sẽ được phân chia đầy đủ. Tổng số chiếc răng sữa mà các bé yêu sẽ mọc là 20 chiếc. Tuy nhiên, đây chỉ là trường hợp chung và phổ biến ở các bé. Bởi vì có rất nhiều trẻ mọc răng sớm và cũng có không ít trẻ bị mọc răng tương đối muộn.

Điều này sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào tình trạng thể chất cũng như chế độ dinh dưỡng của các con. Thậm chí, trong quá trình mang thai, các mẹ bầu bổ sung các nhóm chất như thế nào cũng sẽ ảnh hưởng đến thời gian mọc răng của trẻ sau này.

Nhìn chung thì vấn đề này cũng không quá nghiêm trọng. Thế nên, nếu các bé rơi vào những tình huống bất thường này thì bố mẹ cũng không nên quá lo lắng. Những bậc phụ huynh nên để ý đến các cột mốc mọc răng sau đây của con để tham khảo, cụ thể là:

  • Khoảng từ 5 đến 8 tháng tuổi: Hoàn chỉnh 4 răng cửa.
  • Từ 7 đến 10 tháng tuổi: Hoàn thiện 4 răng cửa bên cạnh.
  • Khoảng từ 12 đến 16 tháng tuổi: Mọc 4 răng hàm.
  • Từ 14 đến khoảng 20 tháng tuổi: Mọc 4 răng nanh.
  • Từ 20 cho đến 32 tháng tuổi: Mọc hoàn tất 4 răng hàm còn thiếu.

Trẻ mọc răng từ khoảng 5 tháng tuổi đến 32 tháng tuổi

Trẻ mọc răng từ khoảng 5 tháng tuổi đến 32 tháng tuổi

Những dấu hiệu nhận biết trẻ sắp mọc răng

Những dấu hiệu để các bố mẹ biết trẻ em sắp mọc răng cũng tương đối dễ dàng nhận biết. Dấu hiệu phổ biến mà nhiều trẻ em thường xuyên mắc phải khi mọc răng đó là lên cơn sốt. Thông thường thì một số trẻ chỉ bị sốt nhẹ, không có gì nguy hiểm. 

Tuy nhiên, nhiều bé có thể trạng yếu và có sự phản ứng quá mãnh liệt với những thay đổi do mọc răng gây ra thì sẽ sốt rất cao. Nếu trong những trường hợp này thì bố mẹ nên cho con đến bệnh viện ngay lập tức để tránh tình huống xấu có thể xảy ra.

Bên cạnh đó, khi trẻ sắp mọc răng thì cũng thường xuyên chảy rất nhiều nước dãi. Một khi chảy quá nhiều thì các vùng da xung quanh sẽ bị ngứa, rát, thậm chí là nổi mẩn đỏ cực kỳ khó chịu. Ngoài ra, nếu các bạn thấy trẻ hay gặm nhấm các đồ vật thì hãy kiểm tra ngay. Bởi vì rất có thể lúc này, con đang cảm thấy ngứa lợi do răng đang nhú lên. 

Tiếp theo đó là dấu hiệu sưng lợi mọc răng. Đặc biệt, khi chiếc răng đầu tiên của con được hình thành thì đây cũng là lúc trẻ bị sưng lợi đau đớn. Do đó, trong khoảng thời gian này thì bố mẹ tuyệt đối phải hết sức để ý, không để con gặm bất cứ đồ vật quá cứng nào xung quanh. 

Trẻ mọc răng có nhiều biểu hiện chảy dãi, ngứa nướu

Trẻ mọc răng có nhiều biểu hiện chảy dãi, ngứa nướu

Trẻ sưng lợi bao lâu thì mọc răng?

Sau khi đã tìm hiểu về những dấu hiệu sắp mọc răng ở trẻ, thì thông tin quan trọng tiếp theo mà bố mẹ cũng rất muốn được giải đáp, đó là trẻ sưng lợi bao lâu thì mọc răng? Các chuyên gia đã chỉ ra rằng, việc sưng lợi mọc răng ở trẻ chỉ xảy ra trước thời điểm răng bắt đầu mọc khoảng từ 3 cho đến 7 ngày. 

Cơn đau do sưng lợi gây ra sẽ có xu hướng giảm dần theo thời gian. Điều này có nghĩa là, những chiếc răng đầu tiên sẽ có tình trạng sưng lợi nặng. Thế nhưng, khi mọc đến các răng nanh hay răng hàm sữa thì các bé sẽ không còn bị sưng lợi nhiều như trước.

Bất kể trẻ em nào khi mọc răng cũng đều bị sưng lợi, thế nên, đây là vấn đề hoàn toàn bình thường ở trẻ. Bởi lẽ, lợi bắt buộc phải nứt ra thì răng mới được đẩy lên cao. Chính vì thế, các con ngay lúc này sẽ rất hay quấy khóc, khó chịu, nặng hơn là biếng ăn, sụt cân trầm trọng. 

Do đó, bố mẹ cần phải bình tĩnh, nhẹ nhàng với con để chăm sóc các bé yêu cho thật tốt. Trong trường hợp quá nặng, tình trạng sưng lợi vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm thì các bạn phải đưa con đến thăm khám bác sĩ kịp thời.

Sưng lợi mọc răng khiến trẻ đau nhức, khó chịu

Sưng lợi mọc răng khiến trẻ đau nhức, khó chịu

Làm giảm cơn đau khi trẻ sưng lợi mọc răng

Khi trẻ em bị sưng lợi mọc răng thì bố mẹ phải xem xét tình hình thật chuẩn xác để xử lý. Nếu các bé chỉ bị sốt nhẹ thì các bạn hoàn toàn có thể hạ sốt cho con ngay tại nhà bằng các phương pháp sau đây:

  • Chườm ấm.
  • Lau toàn thân.
  • Tránh mặc đồ quá chật, nên ưu tiên những trang phục thoáng mát.
  • Theo dõi, kiểm tra nhiệt độ của con thường xuyên.

Nếu khi đã áp dụng tất cả các biện pháp ở trên nhưng con vẫn không hạ sốt, bắt buộc phải sử dụng các loại thuốc Tây y, thì các bậc phụ huynh phải hết sức cẩn thận. Mọi người cần phải mua thuốc theo đúng đơn kê toa của bác sĩ, không được sử dụng tùy tiện cho bé.

Hơn thế nữa, mọi người cũng nên để ý lau thật sạch nước dãi cho bé để các vùng da xung quanh không bị ngứa rát. Trong lúc này, bé sẽ tương đối biếng ăn và khó ăn, thế nên, các mẹ nên chia nhỏ khẩu phần ăn ra thành nhiều bữa. Chú ý cân đối chất dinh dưỡng trong bữa ăn để đảm bảo cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết cho con yêu.

Nên chia nhỏ khẩu phần ăn cho trẻ đang mọc răng

Nên chia nhỏ khẩu phần ăn cho trẻ đang mọc răng

Rất hy vọng với các thông tin hữu ích xoay quanh vấn đề sưng lợi mọc răng ở trẻ sẽ giúp cho các bố mẹ giải quyết được tất cả các câu hỏi nếu có. Nếu các bạn còn có thêm bất cứ câu hỏi nào cần được tư vấn thì đừng ngần ngại liên hệ ngay với Nha khoa Quốc Tế KAIYEN nhé!

Đặt lịch hẹn

THÔNG TIN CỦA QUÝ KHÁCH SẼ ĐƯỢC BẢO MẬT
Bài trước Bài sau

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Răng mọc lẫy là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục

Răng mọc lẫy là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục

Răng mọc lẫy ở trẻ gây ra ảnh hưởng cả về sức khỏe răng miệng lẫn tính thẩm mỹ. Vậy răng mọc lẫy là gì? Nguyên nhân gây ra và cách khắc phục hiệu quả đối với tình trạng này.Răng mọc lẫy là gì?Răng mọc lẫy là tình trạng răng cửa hàm dưới bị mọc lệch so với vị trí bình thường ở trên cung hàm. Tình trạng này phổ biến ở trẻ đang ở độ tuổi thay răng, khi quá trình rụng răng diễn ra và hình thành các răng vĩnh viễn.Răng vĩnh viễn mọc lệch, không thẳng hàng so với trục tiêu chuẩn của hàm. Điều này khiến cho chân răng sữa không bị tác động hay đè đẩy và không tự tiêu chân. Chân răng sữa không tiêu khiến cho răng sữa tồn tại lâu hơn thường lệ gây ra tình trạng mọc thừa răng ở trẻ.Dấu hiệu nhận biết bé bị răng mọc lẫyNhững dấu hiệu để nhận biết trẻ gặp tình trạng răng mọc lẫy:Hàm trên của trẻ có xu hướng chìa ra khiến cho 2 hàm răng không khớp với nhau.Bước vào giai đoạn thay răng vĩnh viễn nhưng răng sữa chưa có dấu hiệu lung lay.Răng vĩnh viên mọc lên bị móm, hô, thưa.Kích thước của răng vĩnh viễn mọc lên lớn. Điều này dẫn tới tình trạng không đủ chỗ cho răng khác. Các răng mọc sau có khả năng sẽ bị mọc lệch.Bé bị đau nhức, khó chịu.Nguyên nhẫn khiến răng mọc lẫy ở trẻYếu tố di truyềnViệc bé gặp tình trạng răng mọc lẫy có thể do di truyền. Trong gia đình có người mắc tiền sử bệnh về xương hoặc mắc các vấn đề như răng hô, răng móm, … khả năng cao sẽ di truyền lại cho con cháu đời sau.Bé mất răng sữa quá sớmMột trong những yếu tố khiến răng trẻ mọc lẫy chính là thời điểm rụng răng sữa diễn ra quá sớm. Vai trò của răng sữa là giúp cho răng vĩnh viễn có thể mọc lên đúng vị trí. Tuy nhiên, khi răng sữa không được bảo vệ tốt hoặc phải nhổ quá sớm, nhổ sai cách sẽ gây ra ảnh hưởng xấu tới tình trạng mọc răng của bé.Cung hàm bị hẹpKhi cung hàm của bé bị hẹp, răng sẽ không có đủ chỗ để mọc thẳng hàng. Từ đó, những răng mọc lệch, mọc chen chúc xuất hiện. Điều này khiến cho hiện tượng răng mọc lẫy vào trong diễn ra.Những thói quen xấuRăng mọc lẫy ở trẻ cũng là hậu quả bắt nguồn từ các thói quen xấu như bú bình, đẩy lưỡi, nghiến răng khi ngủ, … Tất cả đều là các tác nhân gây ảnh hưởng tới vị trí mọc răng. Về lâu dài, các thói quen này không được khắc phục sẽ dẫn đến răng cửa bị mọc lẫy. Tình trạng này sẽ gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng về tính thẩm mỹ và có điều chỉnh.Sâu răng sữaSâu răng sữa không phải là tình trạng hiếm gặp ở trẻ nhỏ. Khi răng sữa bị sâu, ăn vào chân răng và tủy sẽ gây ra ảnh hưởng xấu tới mầm răng vĩnh viễn mọc bên dưới. Từ đó, răng mọc lên sẽ không thể thẳng đúng vị trí.Thiếu dưỡng chấtKhi cơ thể của trẻ không được đảm bảo về mặt dinh dưỡng, thiếu hụt các vitamin, khoáng chất sẽ kiến răng mọc lẫy, mọc sai vị trí. Để cải thiện tình trạng này, cha mẹ nên xem xét và điều chỉnh lại chế độ ăn của bé sao cho phù hợp.Răng mọc lẫy gây ra những ảnh hưởng gì đến trẻ?Về thẩm mỹ: Trẻ thay răng cũng là lúc trẻ bắt đầu đến trường, tiếp xúc với bạn bè thầy cô. Việc có các chiếc răng lệch lạc ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ. Nụ cười không tự nhiên khiến cho trẻ thiếu tự tin, trẻ kém hòa nhập hơn.Về chức năng: Răng mọc lẫy làm giảm hiệu quả nhai nghiền thức ăn gây ra ảnh hưởng phần nào đến tiêu hóa. Bên cạnh đó các chiếc răng lệch lạc, chen chúc gây giắt thức ăn, khó vệ sinh răng miệng tăng nguy cơ bị sâu răng và viêm lợi. Cách xử lý răng mọc lẫy Xử trí răng mọc lẫy tại nhàKhi tình trạng răng mọc lẫy mới, cha mẹ có thể tập cho trẻ một vài động tác giúp đẩy răng về vị trí cũ như động tác đẩy lưỡi vào vị trí răng lẫy. Hướng dẫn trẻ đẩy đầu lưỡi vào phần thân của răng bị mọc lệch nhiều lần trong một ngày. Việc thực hiện động tác đẩy lưỡi thường xuyên có thể giảm đáng kể tình trạng lệch trục thân răng. Tuy nhiên, cha mẹ cũng cần chú ý tới tần suất và lực đẩy lưỡi của bé. Tránh thực hiện quá đà gây hiện tượng hô răng.Vì vậy, cha mẹ cần hướng dẫn kỹ và quan sát trẻ thường xuyên trong quá trình tập đẩy lưỡi để đưa răng về vị trí đẹp nhất.Răng mọc lẫy cần can thiệp của nha sĩTrong trường hợp lệch trục thân răng nhiều và động tác đẩy lưỡi không còn tác dụng thì cha mẹ cần đưa con đi thăm khám và điều trị tại nha khoa. Bác sĩ có thể lựa chọn can thiệp chỉnh nha khi trẻ còn nhỏ và răng lẫy vẫn trong giai đoạn sớm.Nếu không tiến hành can thiệp sớm, răng mọc lẫy có thể gây lệch hàm, xương hàm yếu, hô răng hay rối loạn khớp cắn.Nếu trẻ được phát hiện và can thiệp muộn sau khoảng 12 tuổi thì phụ huynh cần nhanh chóng đưa trẻ đi niềng răng. Khi trẻ đã trưởng thành và quá trình thay răng đã hoàn thiện, răng mọc lẫy không thể dễ dàng đưa về đúng vị trí mà cần can thiệp niềng răng để đạt được hiệu quả chỉnh nha tốt nhất.Trên đây là bài viết của Nha Khoa Quốc Tế KAIYEN về vấn đề răng mọc lẫy cũng như cách xử lý răng mọc lẫy mà cha mẹ cần phải biết. Hy vọng với bài viết trên đây, bạn có thể biết được các thông tin cơ bản về chủ đề này.THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYENFacebook: https://www.facebook.com/nhakhoakaiyenclinic Website: https://kaiyennhakhoa.com/Hotline: 0813336666Địa chỉ: 99 Trần Não, phường An Khánh, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Xem thêm
Dấu hiệu nhận biết sâu răng vào tủy: Tác hại và cách điều trị

Dấu hiệu nhận biết sâu răng vào tủy: Tác hại và cách điều trị

Sâu răng vào tủy không chỉ khiến cho bạn mất ăn mất ngủ do đau nhức mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nghiêm trọng. Do đó, việc nhận biết dấu hiệu sâu răng vào tủy là điều cực kỳ quan trọng để có cách điều trị kịp thời, hiệu quả.Thế nào là sâu răng vào tủy?Có nhiều dấu hiệu sâu răng vào tủy khác nhau, nhưng trước tiên, hãy cùng tìm hiểu như thế nào là răng sâu vào tủy. Đây là tình trạng sâu răng nặng, vi khuẩn, axit từ vi khuẩn không chỉ làm hư cấu trúc răng, gây tổn thương mô răng mà còn “tàn phá” nặng nề đến tủy răng.Khi bị sâu răng vào tủy, bạn sẽ cảm thấy đau nhức, khó chịu. Còn trên bề mặt răng sẽ xuất hiện các vết sâu răng là những lỗ màu xám đen. Ngoài ra là hàng loạt các dấu hiệu sâu răng vào tủy khác, hãy cùng tìm hiểu rõ hơn ở phần bên dưới.Dấu hiệu sâu răng vào tủySau đây là cách nhận biết sâu răng vào tuỷ qua từng giai đoạn tiến triển:Giai đoạn đầuBiểu hiện sâu răng vào tủy giai đoạn đầu là răng bị ê buốt khi ăn đồ nóng, lạnh hoặc khi trời trở lạnh. Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể gặp các cơn đau nhức răng thoáng qua.Giai đoạn tiếp theoỞ giai đoạn này, bệnh nhân cảm thấy đau răng dữ dội, thậm chí các cơn đau còn lan đến vùng đầu nhưng không xác định rõ bắt nguồn từ răng nào. Tình trạng này kéo dài khiến bạn không ăn nhai được, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.Giai đoạn sauĐây là giai đoạn có các dấu hiệu sâu răng vào tủy nghiêm trọng, dẫn đến hôi miệng, răng sâu và răng xung quanh bị viêm lợi, nướu có nốt trắng. Ngoài ra, bạn cũng có thể thấy xuất hiện ổ mủ hoặc mủ chảy ra từ khu vực nướu ngang chân răng, mặt sưng, răng bị lung lay, gãy vỡ,…Có nguy hiểm không khi sâu răng vào tủy? Các biến chứng thường gặpCâu trả lời là có. Nếu sâu răng vào tủy không được điều trị sớm có thể dẫn đến các biến chứng dưới đây:Gây hôi miệng: Răng bị sâu tạo thành hốc và bị vỡ nứt khiến cho thức ăn dễ dàng mắc vào, giúp vi khuẩn phát triển và gây ra mùi hôi trong khoang miệng. Ngoài ra, hoạt động ăn nhai cũng có thể khiến cho phần lợi bị viêm và gây ra hôi miệng.Vỡ thân răng: Răng bị sâu nặng sẽ trở nên yếu ớt và dễ vỡ. Khi thân răng vỡ thì sẽ ảnh hưởng đến chân răng và chóp răng.Nguy cơ mất răng: Tình trạng sâu răng nặng dẫn đến tủy răng bị chết, đồng thời phá hủy hoàn toàn thân răng và chân răng, từ đó làm tăng nguy cơ bị mất răng.Dễ mắc bệnh lý răng miệng: Bệnh nhân bị sâu răng vào tủy lâu ngày có thể mắc các bệnh lý về nha khoa như viêm nhiễm vùng chóp, viêm chân răng,…Sưng nướu: Khi bị viêm nhiễm, vùng chóp có thể hình thành ổ mủ khiến cho mặt bị sưng đau, răng lung lay, áp xe răng, thậm chí phải nhổ bỏ răng.Bị sâu răng vào tủy thì điều trị thế nào?Tùy vào tình trạng hiện tại của răng và các biến chứng do răng gây ra, bác sĩ sẽ có kế hoạch điều trị khác nhau:Trường hợp răng sâu vào tủy ở giai đoạn đầuNhiều người thắc mắc trong giai đoạn đầu, sâu răng vào tủy có hàn được không? Câu trả lời là hoàn toàn có thể. Để thực hiện, bác sĩ sẽ gây tê mở buồng tủy, bơm rửa và làm sạch tủy nhiễm khuẩn. Sau đó, bác sĩ sẽ hàn trám bít ống tủy bằng vật liệu nha khoa chuyên dụng nhằm ngăn ngừa vi khuẩn gây ra viêm nhiễm.Trường hợp nhiễm trùng chóp răng do sâu răng vào tủyBác sĩ có thể chữa sâu răng vào tủy bằng cách thực hiện tiểu phẫu cắt cuống răng. Bác sĩ sẽ gây tê và tiến hành mở lợi, loại bỏ xương để lộ ra phần chóp bị nhiễm trùng và ổ viêm ở chân răng. Tiếp đến, bác sĩ sẽ hàn kín phần chân răng, lấp đầy lỗ chân răng và tiến hành khâu kín niêm mạc đã mở ra ban đầu.Trường hợp răng sâu chết tủyVới trường hợp răng sâu chết tủy, bác sĩ phải nhổ răng để tránh tình trạng nhiễm trùng toàn bộ tủy răng và ngăn chặn lây lan sang những răng bên cạnh. Để thực hiện, bác sĩ sẽ gây mê và nhổ răng nhẹ nhàng. Lưu ý, sau khi nhổ răng sâu, bạn nên phục hình răng càng sớm càng tốt.Dù điều trị sâu răng ở giai đoạn nào, bạn cần lưu ý điều quan trọng nhất là nên thực hiện ở địa chỉ nha khoa uy tín, có bác sĩ dày dặn kinh nghiệm, trang thiết bị hiện đại để bảo tồn răng thật tối đa.Cách phòng ngừa tình trạng răng sâu ăn vào tủyThực tế thì các vấn đề về răng miệng, trong đó có sâu răng vào tủy có thể được phòng ngừa bằng các biện pháp sau.Chăm sóc răng miệng vào mỗi sáng và tối cũng như sau mỗi bữa ăn. Sử dụng bàn chải và kem đánh răng rồi chải răng theo chiều lên xuống để loại bỏ tối đa các mảng bám thức ăn và vi khuẩn.Với các trường hợp răng thưa, răng niềng thì bạn nên sử dụng thêm chỉ nha khoa, tăm nước và nước súc miệng để gia tăng hiệu quả làm sạch.Khám răng và cạo vôi răng mỗi 3 đến 6 tháng/lần để kiểm soát các bệnh lý răng miệng. Nếu có vấn đề thì cũng kịp thời phát hiện và điều trị.Chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, hạn chế ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh; cứng, dai, nhiều đường, nhiều dầu,…Ngay khi phát hiện các bất thường về sức khỏe răng miệng, bạn cần nên đi khám càng sớm càng tốt để được điều trị, phòng tránh các biến chứng.Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng sâu răng vào tủy. Khi nhận thấy các dấu hiệu sâu răng vào tủy, bạn nên thăm khám và điều trị kịp thời tại nha khoa uy tín để hạn chế tối đa biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng nhé!THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYENFacebook: https://www.facebook.com/nhakhoakaiyenclinic Website: https://kaiyennhakhoa.com/Hotline: 0813336666Địa chỉ: 99 Trần Não, phường An Khánh, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Xem thêm
Bị vỡ răng sâu số 7 phải làm sao?

Bị vỡ răng sâu số 7 phải làm sao?

Bị vỡ răng sâu số 7 là tình trạng khiến cho nhiều người đau đầu, e ngại không biết có nên đi nhổ không. Vì chiếc năng này giữ vai trò vô cùng quan trọng trong việc nhai thức ăn. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục thích hợp trong bài viết!Nguyên nhân răng số 7 bị sâu vỡ là do đâu?Vị trí nằm khuất trên cung hàmVì răng cối nằm ở trong cùng, tiếp xúc nhiều với thức ăn nhưng bàn chải đánh răng lại khó chạm tới nên vôi răng, mảng bám thức ăn sót lại không được loại bỏ hoàn toàn.Vệ sinh răng miệng sai cáchThói quen vệ sinh răng miệng không kỹ là nguyên nhân khiến răng hàm số 7 bị sâu. Chẳng hạn như không chải sâu vào vùng răng hàm bên trong, không làm sạch được kẽ răng bằng chỉ nha khoa, chỉ đánh răng 1 lần/ngày, không làm sạch cao răng định kỳ… Thói quen ăn uống kém khoa họcChế độ dinh dưỡng thiếu khoa học, nhất là thiếu Canxi và vitamin D làm men răng yếu đi, dễ nứt gãy và tạo điều kiện cho vi khuẩn ăn mòn men răng. Ngoài ra, nếu bạn thường xuyên ăn các đồ cay nóng, đồ chua hay chất kích thích, đồ có ga… quá mức thì nguy cơ men răng bị tổn thương rất cao. Khi răng số 7 bị sâu vỡ có nguy hiểm không?Bị vỡ răng sâu số 7 mặc dù không nguy hiểm nhưng lại gây ra nhiều tác động xấu như:Ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai: Vì đây là chiếc răng đóng vai trò chính trong việc ăn nhai cho nên khi gặp tình trạng sâu răng sẽ ảnh hưởng trực tiếp chức năng này. Sâu răng kéo theo cảm giác đau nhức khó chịu thường khiến cho bạn chán ăn, gây suy giảm sức khỏe nói chung. Việc thức ăn chưa được nhai nhuyễn đã đưa xuống dạ dày sẽ buộc cho dạ dày làm việc nhiều hơn, co bóp mạnh hơn để phục vụ việc tiêu hóa. Về lâu dài, việc này có thể gây đau dạ dày, giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng.Cơ thể suy nhược: Cảm giác đau nhức khó chịu sẽ khiến cho bạn chán ăn, khả năng nhai thức ăn cũng hạn chế nên về lâu dài tạo cho bạn cảm giác mệt mỏi, stress, sụt cân và sức đề kháng giảm đi.Ảnh hưởng đến các cấu trúc răng bên cạnh: Sâu răng có thể lan từ răng số 7 sang các răng bên cạnh nếu không được điều trị sớm. Đây là nguyên nhân của tình trạng viêm nha chu, viêm tủy răng ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe.Có nên nhổ răng số 7 khi bị sâu không?Nhìn chung, răng số 7 là răng vĩnh viễn, ảnh hưởng lớn tới cấu trúc răng xung quanh và khuôn mặt nên bác sĩ khuyên không nên nhổ răng, mà nên tìm cách khắc phục hợp lý, bảo toàn răng thật tối đa. Đâu là cách điều trị răng sâu số 7 hiệu quả?Tùy thuộc vào mức độ sâu răng của mỗi người, bác sĩ sẽ cân nhắc hướng điều trị phù hợp nhất.Trám Composite với trường hợp răng sâu chưa ảnh hưởng đến tủyNếu sâu răng ở mức độ nhẹ, chưa tác động đến tủy, bác sĩ sẽ tiến hành nạo sạch lỗ sâu, sau đó tạo hình chất trám và hóa cứng bằng tia Laser chuyên dụng nhằm ngăn sâu răng tiếp diễn, bảo tồn tối đa răng thật và trên hết là loại bỏ cảm giác khó chịu, đau nhức. Vật liệu Composite là chất trám được ưu tiên sử dụng trong nha khoa bởi nhiều ưu điểm như tính thẩm mỹ cao, khó có thể phân biệt so với răng thật (vì màu miếng trám tương đồng với màu răng tự nhiên), có khả năng chịu lực tốt và an toàn cho sức khỏe. Với giải pháp khắc phục chỗ sâu bằng cách trám Composite, bác sĩ chuyên sâu về nội nha tại Nha Khoa Quốc Tế KAIYEN cam kết tư vấn tận tâm, thao tác chuẩn xác và nhẹ nhàng giúp cho răng được trám hiệu quả, vừa vặn với mô răng cho từng khách hàng. Qua đó, kết quả răng mới được đảm bảo tính thẩm mỹ, hạn chế sưng đau về sau. Bọc răng sứ với răng sâu vỡ lớn, ảnh hưởng đến tủy răngKhi răng sâu trở nên nghiêm trọng (như sâu vỡ lớn, xâm lấn đến tủy…), bác sĩ phải tiến hành lấy sạch tủy bị hỏng, rồi bọc mão sứ mới giúp bảo vệ tủy cùng các răng kề cận hiệu quả và đảm bảo chức năng ăn nhai.Tại Nha Khoa Quốc Tế KAIYEN sử dụng công nghệ CAD/CAM hiện đại, rút ngắn tốc độ làm răng sứ chỉ trong 1 ngày. Nhờ đó, khách hàng tiết kiệm được thời gian, điều trị răng số 7 bị sâu, sớm có răng mới và mang đến một trải nghiệm điều trị thoải mái, tích cực.Nhổ răng khi răng số 7 bị sâu nặngTrường hợp sâu răng số 7 nặng, đến mức chết tủy và chỉ còn chân răng, răng bị lung lay nhiều (do viêm nhiễm kéo dài), bác sĩ buộc phải chỉ định nhổ bỏ để ngăn chặn biến chứng về sau. Sau khi nhổ răng, bạn nên cân nhắc trồng răng càng sớm càng tốt nhằm ngăn chặn các biến chứng không mong muốn. Hiện nay, trồng răng Implant là giải pháp phục hình răng tối ưu, được nhiều người lựa chọn vì mang lại tính thẩm mỹ cao, khả năng ăn nhai như răng thật và độ bền dài lâu.Có thể thấy, khi bị vỡ răng sâu số 7 hay bất kỳ răng nào khác trên hàm thì nên điều trị càng sớm càng tốt, nhằm hạn chế các biến chứng nghiêm trọng về sau. Bạn nên, tìm đến nha khoa uy tín là điều rất quan trọng, giúp bạn giải quyết tình trạng sâu răng nhanh chóng.Lời khuyên từ bác sĩ KAIYEN giúp phòng ngừa sâu răng số 7Thấu hiểu tầm quan trọng của răng hàm số 7, mỗi cá nhân nên chủ động bảo vệ sức khỏe răng miệng bằng những gợi ý hữu ích từ bác sĩ Nha Khoa Quốc Tế KAIYEN bên dưới:Nên đánh răng đều đặn 2 lần/ngày, kết hợp với việc dùng chỉ nha khoa để vệ sinh kẽ răng và súc miệng bằng nước muối/sử dụng tăm nước sau khi đánh răng.Thay bàn chải đánh răng mới sau 3 tháng/lần.Hạn chế ăn thực phẩm nhiều đường, chất kích thích, đồ uống có ga…Kiểm tra răng miệng định kỳ mỗi 6 tháng/lần.Chủ động cạo vôi răng 6 tháng/lần.Ngay khi nhận thấy sâu răng, bạn nên đến nha khoa càng sớm càng tốt.Bài viết trên đây đã chia sẻ thông tin hữu ích về tình trạng răng bị vỡ răng sâu số 7, cùng nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả. Bạn đừng chủ quan trước các cơn đau nhức răng bất kỳ vì chúng có thể là “ngọn nguồn” cản trở tính thẩm mỹ và khả năng ăn nhai của bạn về sau.THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYENFacebook: https://www.facebook.com/nhakhoakaiyenclinic Website: https://kaiyennhakhoa.com/Hotline: 0813336666Địa chỉ: 99 Trần Não, phường An Khánh, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Xem thêm
Nhiễm trùng chân răng là gì? Cách điều trị triệt để và an toàn

Nhiễm trùng chân răng là gì? Cách điều trị triệt để và an toàn

Nhiễm trùng chân răng là biến chứng nghiêm trọng của việc điều trị sâu răng không triệt để. Nếu không được xử lý kịp thời, tình trạng này có thể dẫn tới triệu chứng áp xe răng, nhiễm trùng huyết, thậm chí là tử vong.Nhiễm trùng răng là gì?Nhiễm trùng răng là tình trạng vi khuẩn xâm nhập vào chân răng, gây ra sự tích tụ của mủ. Bệnh thường xuất phát từ vấn đề răng miệng như sâu răng không được chăm sóc hoặc từ các bệnh lý răng miệng trước đó. Khi nhiễm trùng xảy ra, răng và mô xung quanh sẽ bị sưng tấy và kích ứng, tạo ra áp xe ở chân răng. Vì vậy, bác sĩ thường sẽ dùng thuốc kháng sinh hoặc thực hiện dẫn lưu để loại bỏ mủ và nhiễm trùng, hoặc nhổ răng trong trường hợp quá nguy hiểm.Trong trường hợp không được điều trị, nhiễm trùng răng có thể lây lan sang các vùng khác như hàm, cổ, mặt và có thể gây đe dọa đến tính mạng của bạn. Vì vậy, việc chăm sóc và điều trị nhiễm trùng cần được thực hiện ngay lập tức để ngăn chặn sự lan rộng và duy trì sức khỏe tổng thể của cơ thể.Nguyên nhân gây nhiễm trùng răngRăng bị nhiễm trùng có thể do những nguyên nhân sau đây:Sâu răng nặngSâu răng xảy ra khi vi khuẩn phân hủy đường có trong thức ăn, đồ uống. Từ đó tạo ra axit tấn công và phá hủy mô cứng của răng khiến cho răng bị nhiễm trùng.Răng bị nứt hoặc sứt mẻKhi gặp chấn thương do va chạm hoặc bị tai nạn, răng bị tác động dẫn đến sứt mẻ. Khi này, vi khuẩn thông qua các lỗ hở tấn công đến tủy răng và gây ra nhiễm trùng răng.Bệnh nha chuBệnh nha chu khiến cho răng và các mô xung quanh răng bị nhiễm trùng. Nếu không được điều trị đúng cách, tình trạng nhiễm trùng răng có thể lan đến xương và các mô nâng đỡ của răng.Các yếu tố nguy cơMột số yếu tố làm tăng nguy cơ khiến răng bị nhiễm trùng như hệ miễn dịch yếu, hút thuốc, vệ sinh răng miệng kém, bị khô miệng,… Các dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng răngCác dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng răng như:Đau răng: Người bệnh thường biểu hiện các cơn đau nhức răng kéo dài, thường lan rộng ra vùng như hàm, tai và thái dương.Răng nhạy cảm: Răng trở nên nhạy cảm hơn khi tiếp xúc với nhiệt độ nóng, lạnh, có thể kèm theo cảm giác ê buốt kéo dài.Sưng lợi, viêm nhiễm: Vùng quanh răng bị đau có thể chuyển màu đỏ sậm, sưng to và có mủ. Nếu không được điều trị, mủ có thể làm hỏng những răng khác và gây ra hôi miệng.Thay đổi màu răng: Răng nhiễm trùng có thể thay đổi màu thành màu nâu đậm hoặc xám do tủy răng chết và các chất độc hại vẫn tồn tại bên trong.Sưng hạch: Sưng hạch có thể xuất hiện ở các vùng như xoang, hàm, hoặc hạch bạch huyết ở dưới hàm, thường đi kèm với các cơn đau nhức nhối.Sốt: Sốt là phản ứng thường gặp khi cơ thể phải đối mặt với tình trạng nhiễm trùng, dẫn đến tăng nhiệt độ cơ thể.Nhiễm trùng răng có nguy hiểm không?Răng bị nhiễm trùng là tình trạng nguy hiểm, nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể dẫn đến biến chứng sau đây:Nang do răngNhiễm trùng răng nếu diễn biến nặng có thể hình thành khoang chứa dịch tích tụ ở dưới chân răng. Nang răng phát triển lâu ngày có thể làm tổn thương mô quanh chóp, tiêu xương răng, thậm chí rụng răng.Nguy cơ mất răngNếu tình trạng nhiễm trùng không được điều trị kịp thời có thể phát triển nặng từ chân răng và lan đến xương hàm, mô mềm. Khi này, răng sẽ bị phá hủy nghiêm trọng, thậm chí phải nhổ răng để ngăn ngừa mầm bệnh lây lan.Hoại tử sàn miệngĐây là biến chứng nghiêm trọng có thể lan xuống vùng xương hàm và sản miệng. Từ đó, khu vực lưỡi, hàm, cằm cũng sẽ bị nhiễm trùng và tăng nguy cơ tử vong.Nhiễm trùng huyếtTrường hợp răng nằm gần xoang hàm trên bị nhiễm trùng có thể dẫn đến nhiễm trùng xoang. Thậm chí, có thể bị nhiễm trùng huyết khá nguy hiểm.Ảnh hưởng tính mạngTình trạng nhiễm trùng trở nên nghiêm trọng có thể gây tắc nghẽn đường hô hấp, dẫn đến ngạt thở, ảnh hưởng tính mạng.Cách điều trị nhiễm trùng răngTùy vào tình trạng nhiễm trùng, bác sĩ lựa chọn giải pháp điều trị phù hợp như sau:Dùng thuốc kháng sinh: Bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng. Mỗi loại thuốc có thể kèm theo tác dụng phụ, vì thế bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ để có biện pháp điều trị phù hợp.Dẫn lưu ổ áp xe: Bác sĩ tiến hành cắt một đường nhỏ tại vị trí bị nhiễm trùng để mủ chảy ra ngoài. Bác sĩ cũng có thể đặt một ống thoát cao su để dẫn lưu mủ. Trám răng sâu: Để tránh vi khuẩn lây lan, bác sĩ dùng vật liệu nha khoa chuyên dụng để lấp đầy lỗ sâu trên răng, ngăn ngừa sự phát triển của sâu răng và bảo vệ răng khỏi vi khuẩn xâm nhập vết hở.Điều trị tủy: Bác sĩ tiến hành gây tê và lấy tủy răng đã chết. Sau đó, thực hiện trám bít ống tủy để ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập và tiến hành bọc mão sứ để bảo tồn răng thật bên trong.Nhổ răng: Trong trường hợp răng bị nhiễm trùng nghiêm trọng không thể điều trị, bác sĩ phải tiến hành nhổ răng. Bài viết trên đây của Nha Khoa Quốc Tế KAIYEN về những nguyên nhân và dấu hiệu nhiễm trùng răng. Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm thông tin cần thiết tránh xảy ra tình trạng răng nhiễm trùng nhé!THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYENFacebook: https://www.facebook.com/nhakhoakaiyenclinic Website: https://kaiyennhakhoa.com/Hotline: 0813336666Địa chỉ: 99 Trần Não, phường An Khánh, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Xem thêm
Tật đẩy lưỡi: Nguyên nhân, hâu quả và cách điều trị hiệu quả

Tật đẩy lưỡi: Nguyên nhân, hâu quả và cách điều trị hiệu quả

Tật đẩy lưỡi là một thói quen xấu từ khi còn nhỏ. Nếu không kịp thời khắc phục có thể dẫn đến các vấn đề liên quan đến thẩm mỹ, khớp cắn và khả năng ăn nhai về sau. Để hiểu rõ hơn về thói quen này, hãy cùng Nha Khoa Quốc Tế KAIYEN tìm hiểu bài viết dưới đây.Tật đẩy lưỡi là gì?Tật đẩy lưỡi là việc lưỡi đặt sai tư thế khi ở trạng thái nghỉ và nuốt. Khi này, lưỡi đặt giữa răng cửa của hàm trên và hàm dưới hoặc một bên, đẩy vào gót răng cửa hàm trên tạo nên lực tác động lên răng. Áp lực liên tục của lưỡi lên răng có thể tạo ra sự mất cân xứng giữa răng và cung hàm, tuy nhiên việc đẩy lưỡi được thực hiện trong vô thức nên rất khó để sửa được.Ở trẻ khi mới sinh lưỡi thường được đưa ra phía trước giữa 2 nướu và môi để trẻ dễ nuốt thức ăn bằng cách đẩy lưỡi về phía trước trong khoảng 1 năm rưỡi đến 2 năm đầu. Sau giai đoạn này, sẽ dần được thay thế bằng cách nuốt của người trưởng thành, các răng sữa mới mọc đóng vai trò quan trọng. Tuy nhiên, nếu trẻ vẫn tiếp tục việc nuốt bằng lưỡi đến năm thứ tư thì đây được xem là tình trạng rối loạn chức năng vùng mặt - miệng.Tật đẩy lưỡi xuất hiện phổ biến ở trẻ từ 5 đến 8 tuổi, tuy nhiên vẫn có nhiều trường hợp xuất hiện ở người trường thành.Nguyên nhân gây tật đẩy lưỡiCác nguyên do hình thành nên tật đẩy lưỡi có thể chia thành 2 nhóm:Nguyên nhân tiên phátRối loạn thần kinh cơ vì trẻ chưa thể thay đổi được thói quen nuốt từ khi sơ sinh sẽ gây tình trạng đẩy lưỡi tiên phát. Biểu hiện rõ nhất là khi được yêu cầu đưa đầu lưỡi chạm lên vòm miệng, người mắc bệnh lý này không thể làm được hoặc thực hiện rất khó khăn.Nguyên nhân thứ phátNhững thói quen xấu lúc còn nhỏ (như tật mút tay, mút ti giả quá lâu…), mất răng sữa quá sớm, mắc các bệnh lý (như viêm amidan, dị ứng…); hoặc cấu trúc lưỡi bất thường bẩm sinh (như phanh lưỡi ngắn, lưỡi to…) là các nguyên nhân thứ phát làm cho trẻ bị tật đẩy lưỡi.Tật đẩy lưỡi gây ra hậu quả gì?Nhiều người cho rằng vì lưỡi là mô mềm nên sẽ không gây ra các tác động quá lớn để thay đổi khuôn hàm, tuy nhiên điều này hoàn toàn sai lầm. Tật đẩy lưỡi không những gây ra bất tiện trong sinh hoạt mà còn dẫn đến nhiều vấn đề như:Tật đẩy lưỡi gây ra cắn hở phía trướcDo lưỡi thường đặt ở giữa răng cửa của 2 cung hàm đối diện nên nhóm răng cửa, răng nanh không thể khép lại với nhau, lâu dần tạo nên khoảng hở ở phía trước, khi bạn cắn lại, 2 khung hàm không khít lại được với nhau.Cắn hở 1 bên hoặc 2 bênỞ trường hợp này, nhóm răng cửa vẫn có thể khít sát lại với nhau, nhưng nhóm răng hàm, răng tiền hàm ở bên trái, bên phải hoặc 2 bên sẽ không thể cắn chặt lại như bình thường do lưỡi đặt sai tư thế.Cắn hở kết hợp cả 2 bên và phía trướcKhớp cắn hở kết hợp ở cả đằng trước và cả 2 bên và chỉ có thể chạm nhau duy nhất ở các răng cối phía trong cùng. Nguyên nhân của tình trạng này là do có lưỡi quá lớn.Tật đẩy lưỡi làm đẩy răng phía trướcRăng hàm trên thường chịu tác động từ lưỡi khiến cho nhóm răng này bị đẩy nhô ra ngoài, nhóm răng hàm dưới lại bị kéo sâu vào, đây gọi là đẩy răng phía trước.Đẩy răng kết hợp trước, sauĐẩy lưỡi có thể khiến cho cả 2 nhóm răng phía trước của cả hàm trên và hàm dưới bị đẩy lệch ra ngoài, làm thay đổi cấu trúc khung hàm, ảnh hưởng đến thẩm mỹ của khuôn mặt.Đẩy lưỡi 1 bên hoặc cả 2 bênThói quen đẩy lưỡi 1 bên hoặc cả 2 bên thường dẫn đến tình trạng hở khớp cắn, khiến cho khả năng ăn, nhai bị giảm sút nghiêm trọng. Đẩy lưỡi còn khiến cho vùng lưỡi bị tổn thương và yếu đi nhiều, gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc phát âm.Đẩy lưỡi cắn khítTình trạng này là cả 2 răng trên và dưới đều bị loe và bị bung ra, thường gặp trường hợp nhô răng gấp đôi.Răng thưaRăng thưa là tình trạng răng trên cung hàm mọc không đủ, không khít nhau, có thể xảy ra do thói quen đẩy lưỡi thời gian dài khiến cho mầm răng bị lệch. Người bị thưa răng phải đối diện nguy cơ sai lệch khớp cắn và khung xương hàm bị biến dạng, ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của khuôn mặt lẫn khả năng ăn uống.Cách khắc phục tật đẩy lưỡiTừ khi được khoảng 8 tuổi, cha mẹ nên chú ý giúp cho con mình lưỡi đặt đúng vị trí và có thể kết hợp nhiều phương pháp điều trị cùng lúc dưới đây để loại bỏ thói quen đẩy lưỡi hiệu quả:Sử dụng khí cụ trong miệngKhí cụ là thiết bị hỗ trợ điều chỉnh vị trí của lưỡi do bác sĩ chỉ định. Các khí cụ này thường dùng là hàng rào chặn lưỡi (giúp chỉnh lại lệch lạc cung răng do bất thường của chức năng cơ má, cơ môi), nút chặn lưỡi dạng viên bi (có tác dụng hình thành phản xạ nâng lưỡi lên vòm miệng để đầu lưỡi chạm vào các viên bi), thanh khẩu cái (hỗ trợ tập nâng lưỡi)…Thực hiện các bài tập thói quen đặt lưỡi đúngNếu bị đẩy lưỡi ở tư thế nghỉ, phụ huynh hãy hướng dẫn các con bài tập tậc lưỡi bằng cách đặt đầu lưỡi lên vòm họng, bật thành tiếng “tặc tặc” liên tục. Thêm nữa, cha mẹ cũng cần cân nhắc thêm ý tưởng biến đổi bài tập đó thành việc cùng các con luyện phát âm các chữ cần dùng đến lưỡi như D, T, K, L… hoặc tập bài hát phát âm âm tiết theo hướng dẫn của bác sĩ.Niềng răngTrường hợp tật đẩy lưỡi đã nghiêm trọng, gây sai lệch khớp cắn, ngoài tập luyện các bài tập lưỡi kèm theo các khí cụ kể trên, bác sĩ có thể niềng răng để can thiệp, điều chỉnh lại khớp cắn. Theo đó, bác sĩ sẽ sử dụng mắc cài hoặc khay trong suốt nhằm tác động lực để dịch chuyển răng về đúng vị trí phù hợp, giúp hàm răng thẳng đều, khớp cắn chuẩn sinh lý.Dù lựa chọn cách chữa tật đẩy lưỡi nào, điều quan trọng nhất vẫn là cha mẹ nên đưa trẻ đến địa chỉ nha khoa uy tín, có đội ngũ bác sĩ giỏi để được thăm khám và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp nhất.Rất nhiều trường hợp bị tật đẩy lưỡi điều trị tại Nha Khoa Quốc Tế KAIYEN đã lấy lại nụ cười với hàm răng ngay ngắn, khớp cắn chuẩn chỉnh. Nhờ có đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, có hơn 10 năm kinh nghiệm điều trị bằng mắc cài và Invisalign. Qua đó có thể lập kế hoạch điều trị chuẩn xác và chỉ định khí cụ chỉnh nha phù hợp cho mỗi trường hợp, đảm bảo mang lại kết quả toàn diện và ổn định lâu dài.Nha Khoa Quốc Tế KAIYEN còn trang bị các trang thiết bị tân tiến nhập khẩu từ châu Âu như công nghệ scan răng 3D Trios, máy chụp phim Sirona, hệ thống phòng khám chỉnh nha hiện đại,… giúp cho quá trình niềng răng được thuận lợi và chuẩn xác hơn. Trên đây là tất cả những thông tin hữu ích về tật đẩy lưỡi cho mọi người hiểu hơn. Tốt hơn hết, khi trẻ lên 3 tuổi, phụ huynh nên đưa con đi khám nha khoa và duy trì định kỳ 6 tháng/lần. Điều này nhằm phát hiện sớm các thói quen xấu của con, cùng những sai lệch ở răng – xương hàm để điều chỉnh kịp thời, tránh bỏ lỡ thời điểm “vàng”.THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYENFacebook: https://www.facebook.com/nhakhoakaiyenclinic Website: https://kaiyennhakhoa.com/Hotline: 0813336666Địa chỉ: 99 Trần Não, phường An Khánh, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Xem thêm