Chảy máu chân răng thường xuyên cảnh báo điều gì?
Chảy máu chân răng là tình trạng có thể xảy ra khi đánh răng, vệ sinh răng miệng bằng chỉ nha khoa, ăn các đồ ăn cứng. Thậm chí chảy máu chân răng có thể xảy ra ngay cả khi bình thường khiến người bệnh không khỏi lo lắng. Vậy dấu hiệu chảy máu chân răng thường xuyên cảnh báo điều gì? Làm thế nào để cải thiện tình trạng chảy máu chân răng? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn thông tin hữu ích về vấn đề này.
Chảy máu chân răng thường xuyên có nguy hiểm không?
Nguyên nhân gây chảy máu chân răng
Tình trạng chảy máu chân răng có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Hầu hết hiện tượng này chỉ là dấu hiệu của những bệnh lý răng miệng thường gặp và có thể điều trị khá đơn giản. Tuy nhiên nếu chảy máu chân răng thường xuyên diễn ra liên tục trong thời gian dài cũng có thể là cảnh báo nguy hiểm về vấn đề sức khỏe. Các nguyên nhân có thể gây chảy máu chân răng như:
Chảy máu chân răng do bệnh lý răng miệng
Nguyên nhân chảy máu chân răng do bệnh lý răng miệng thường diễn ra phổ biến. Điển hình là các bệnh lý dưới đây:
- Viêm lợi: Là bệnh lý răng miệng phổ biến có thể gặp phải ở mọi đối tượng. Viêm lợi xảy ra khi các mảng bám trên răng không được vệ sinh sạch sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây viêm. Viêm lợi có các triệu chứng điển hình như: sưng, đỏ nướu, hôi miệng, chảy máu chân răng,…
- Viêm nha chu: Là bệnh lý viêm nhiễm ở mô nướu, túi nha chu phát triển ở vùng nhiễm khuẩn gây ảnh hưởng đến các mô nâng đỡ răng. Viêm nha chu là nguyên nhân có thể gây ra tình trạng tụt nướu, răng lung lay, thậm chí là mất răng. Viêm nha chu là bệnh lý hình thành sau khi diễn ra tình trạng viêm lợi kéo dài mà không được điều trị. Vậy nên triệu chứng chảy máu chân răng vẫn xuất hiện khi bệnh nhân bị viêm nha chu.
Chảy máu chân răng là triệu chứng phổ biến của các bệnh lý về răng miệng
- Áp xe chân răng: Khi răng bị chấn thương gây vỡ, thủng không được khắc phục kịp thời sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn dễ tấn công vào chân răng gây ổ mủ áp xe. Bệnh nhân gặp phải tình trạng áp xe chân răng sẽ có các triệu chứng: Đau nhức răng lợi liên tục, sốt toàn thân và sưng vùng mặt, chảy máu chân răng.
Chảy máu chân răng thường xuyên do các vấn đề về sức khỏe
Bên cạnh những nguyên nhân về bệnh lý răng miệng thì dấu hiệu bị chảy cháu chân răng liên tục cũng có thể là điềm báo do tình trạng sức khỏe xấu. Chẳng hạn như:
- Cơ thể thiếu chất dinh dưỡng: Cơ thể khi bị thiếu hụt các loại vitamin C, vitamin K sẽ khiến cơ thể mệt mỏi cùng nhiều triệu chứng khác như đau nhức xương, buồn ngủ, khó thở, thậm chí là bị suy dinh dưỡng.
- Do tác dụng phụ của thuốc điều trị: Các bệnh nhân bị các bệnh lý mạn tính cần thường xuyên sử dụng thuốc điều trị như thuốc chống động kinh, hóa trị liệu bệnh ung thư, thuốc điều trị bệnh đau tim,… có thể tác động làm tăng nguy cơ chảy máu chân răng.
- Nội tiết tố trong cơ thể thay đổi: Khi vào vào giai đoạn dậy thì, mang thai hay tiền mãn kinh, phái nữ thường thay đổi nội tiết tố. Sự thay đổi này có thể dẫn đến hiện tượng chảy máu chân răng. Ngoài ra, việc sử dụng thuốc tránh thai hay thuốc bổ sung nội tiết tố cũng có thể gặp phải tình trạng này nhưng không quá nghiêm trọng.
- Các bệnh ung thư như: Bệnh bạch cầu, đa u tủy cũng là nguyên nhân gây ra nhiều triệu chứng, trong đó có chảy máu chân răng thường xuyên.
- Một số bệnh lý khác: Thiếu máu, nhiễm trùng, sốt xuất huyết, căng thẳng,... cũng có thể gây chảy máu ở răng.
Chảy máu chân răng thường xuyên có thể là cảnh báo xấu của sức khỏe
Chảy máu chân răng thường xuyên có nguy hiểm không?
Chảy máu chân răng là biểu hiện của nhiều bệnh lý khác nhau từ nhẹ đến nghiêm trọng. Nếu nhẹ, chảy máu chân răng có thể chỉ liên quan đến các phản ứng viêm khi cơ thể bị nhiễm trùng hay tổn thương. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, làm tăng một số bệnh lý như:
- Ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch do chảy máu chân răng nhiều cũng có khả năng bị tích tụ mảng bám trong động mạch.
- Khiến bệnh tiểu đường trầm trọng hơn: Khi bị chảy máu chân răng cơ thể sẽ khó kiểm soát lượng đường trong máu hơn, không tốt cho người bị bệnh tiểu đường.
- Không tốt cho phụ nữ mang thai: Kết quả của nhiều cuộc nghiên cứu đã cho thấy vi khuẩn từ bệnh viêm nướu có thể xâm nhập vào máu. Sau đó di chuyển đến thai nhi khiến mẹ bầu dễ bị sinh non hoặc sinh con nhẹ cân.
Chình vì vậy, để tránh khỏi những biến chứng hay rủi ro không mong muốn, khi thấy hiện tượng chảy máu chân răng thường xuyên kéo dài, người bệnh nên đến gặp bác sĩ thăm khám sớm để có lộ trình điều trị phù hợp.
Bị chảy máu chân răng liên tục cần đến gặp bác sĩ sớm để được tư vấn cách khắc phục
Xem thêm:
Đau răng sưng má nguy hiểm không? Giải pháp điều trị dứt điểm
Bị đau răng nên ăn gì và không nên ăn gì để giảm nhanh cơn đau
Cách khắc phục chảy máu chân răng hiệu quả
Để xác định được mức độ nghiêm trọng cũng như phương pháp điều trị chảy máu chân răng hiệu quả, trước hết người bệnh hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám. Với trường hợp bệnh nhân chảy máu răng miệng do các bệnh lý răng miệng hay cơ thể thiếu chất có thể khắc phục bằng cách:
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ: Chải răng 2 lần/ngày sau ăn sáng ít nhất 30 phút và trước khi đi ngủ. Đồng thời kết hợp với chỉ nha khoa và nước súc miệng để làm sạch các mảng bám trên răng tối ưu.
- Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C, vitamin K và chế độ ăn. Đặc biệt, hạn chế tối đa các thực phẩm không tốt cho răng miệng như: Đồ ăn ngọt, đồ ăn giàu axit, rượu, bia, thuốc lá,…
- Khám răng và lấy cao răng định kỳ 6 tháng/lần để ngăn ngừa và phòng tránh các bệnh lý răng miệng.
Nếu chảy máu chân răng thường xuyên do các bệnh lý sức khỏe thì người bệnh cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được điều trị.
Chảy máu chân răng dù là một triệu chứng phổ biến thế nhưng không thể chủ quan. Vậy nên, nếu thấy tình trạng chảy máu chân răng ngày càng nghiêm trọng hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ ngay để được kiểm tra sớm. Để đặt lịch khám và tư vấn điều trị các vấn đề về răng miệng, bạn có thể liên hệ với Nha khoa Kaiyen theo thông tin dưới đây:
NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYEN
- Facebook: https://www.facebook.com/nhakhoakaiyenclinic
- Hotline: 0813336666
- Địa chỉ: 99 Trần Não, phường An Khánh, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Đặt lịch hẹn

Mỗi lần đánh răng bao lâu là đủ? Lời khuyên từ chuyên gia

Răng ngắn phải làm sao? Cách khắc phục hiệu quả

Sâu chân răng: Nguyên nhân và cách phòng ngừa hiệu quả

Khi nào cần cắt kẽ răng trong chỉnh nha? Quy trình thực hiện
