Bị đau răng nên ăn gì và không nên ăn gì để giảm nhanh cơn đau
Tình trạng đau nhức răng có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Trong đó, chủ yếu là những nguyên nhân liên quan đến các bệnh lý về răng miệng như: Sâu răng, viêm nướu, viêm tủy,… Đau răng gây ra nhiều bất tiện và khó chịu khi những cơn đau nhức, ê buốt diễn ra.
Để điều trị đau răng nhanh khỏi, chế độ ăn là yếu tố có sự tác động lớn. Vậy đau răng nên ăn gì? Đau răng kiêng ăn gì để cơn đau nhanh chóng biến mất? Câu trả lời sẽ được bật mí ngay trong bài viết dưới đây.
Bị đau răng nên ăn gì và không nên ăn gì?
Bị đau răng nên ăn gì? Top 7 thực phẩm tốt cho răng
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, người bị đau răng nên ưu tiên sử dụng những loại thực phẩm sau:
Thực phẩm mềm, lỏng
Khi răng bị đau, chân răng bị tổn thương sẽ trở nên nhạy cảm và yếu hơn. Các món ăn mềm, lỏng như cháo, súp,… dễ ăn, dễ nuốt được khuyến khích sử dụng. Bên cạnh ưu điểm về độ mềm, răng hạn chế phải tác động lực ăn nhai thì đã số các thực phẩm này có chứa thành phần dinh dưỡng cân bằng gồm: chất xơ, chất đạm tinh bột,… Nhờ vậy, bệnh nhân sẽ được bổ sung dưỡng chất, tình trạng mệt mỏi khi đau răng sẽ được cải thiện.
Đau răng nên ăn gì? Rau xanh luôn có ích
Rau xanh luôn được đánh giá là nhóm thực phẩm tốt cho sức khỏe. Với hàm lượng chất xơ dồi dào, rau xanh có tác dụng giảm độ axit trong khoang miệng, hỗ trợ làm sạch các mảng bám sinh học. Đồng thời giúp ức chế sự phát triển quá mức của vi khuẩn có hại trong khoang miệng. Ngoài ra, rau xanh cũng cung cấp hàm lượng nước dồi dào, hỗ trợ làm giảm cơn ê buốt răng và giảm hôi miệng.
Các loại trái cây mềm
Trái cây là nhóm thực phẩm giàu vitamin, cung cấp nhiều khoáng chất giúp cải thiện tình trạng chán ăn, mệt mỏi. Trong quá trình nghiền nát trái cây, lượng nước bọt trong khoang miệng được tiết ra nhiều hơn bình thường. Nước bọt có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, cân bằng hệ vi sinh trong khoang miệng, ức chế sự phát triển quá mức của vi khuẩn có hại. Người bị đau răng nên ăn các loại trái cây mềm như: Táo, nho, , dưa hấu, bơ, đu đủ,...
Các loại trái cây, rau xanh giàu vitamin giúp cải thiện sức khỏe răng miệng
Sữa chua và các sản phẩm từ sữa
Trong sữa chua hay một số sản phẩm được làm từ sữa như phô mai cung cấp 2 khoáng chất quan trọng tạo khoáng cho răng là canxi và photpho. Vậy nên, sữa chua hay các sản phẩm từ sữa giúp nuôi dưỡng hàm răng chắc khỏe, cải thiện men răng và hỗ trợ lấp đầy các lỗ sâu li ti.
Bên cạnh đó, trong sữa chua và các thực phẩm từ sữa cũng giàu protein tự nhiên, cung cấp magie, vitamin B12 rất tốt cho răng. Đau răng nên ăn gì? Bị đau răng nên bổ sung sữa và sữa chua để cung cấp dinh dưỡng và duy trì sức khỏe răng miệng.
Cá ngừ và cá hồi
Cá ngừ và cá hồi là hai thực phẩm giàu canxi, hỗ trợ phòng ngừa tình trạng răng lung lay, suy yếu do thiếu dưỡng chất. Hai loại cá này đều có kết cấu mềm, dễ nuốt, tốt cho người bị đau răng muốn cải thiện sức khỏe răng. Bên cạnh công dụng tốt cho răng, cá ngừ và cá hồi còn cung cấp hàm lượng axit béo không bão hoà- đặc biệt là omega 3 lớn, rất tốt cho não bộ, thị lực và cả tim mạch.
Gừng giảm đau răng
Gừng là thực phẩm quen thuộc có trong nhà bếp của mỗi gia đình. Gừng mang đến 2 công dụng lớn cho bệnh nhân bị đau răng. Thứ nhất là trong gừng có chứa gingerol có tác dụng ức chế tổng hợp chất trung gian gây viêm (prostaglandin), giảm đau tự nhiên. Thứ hai là chất cineol trong gừng có đặc tính kháng khuẩn, sát trùng và giảm mùi hôi miệng hiệu quả.
Gừng là thực phẩm giúp kháng khuẩn, sát trùng, giảm hôi miệng hiệu quả
Bị đau răng nên ăn gì? Mật ong lành tính và hiệu quả
Mật ong có khả năng chống viêm, kháng khuẩn rất tốt. Mật ong hỗ trợ kiểm soát viêm ở mô nướu, giảm đau nhức. Bên cạnh đó, trong bảng thành phần của mật ong còn có chứa nhiều vitamin và khoáng chất: Vitamin A, B, C, E, canxi, magie, sắt,… có tác dụng loại bỏ, ngăn ngừa hình thành các mảng bám trên răng, cải thiện màu sắc men răng trắng sáng hơn.
Xem thêm:
Những điều cơ bản cần biết khi sử dụng chỉ nha khoa
Súc miệng bằng nước muối hàng ngày có tốt không?
Bị đau răng không nên ăn gì?
Bên cạnh những thực phẩm tốt cho bệnh nhân bị đau răng trên, để sức khỏe răng được phục hồi nhanh chóng, người bệnh không nên ăn những thực phẩm dưới đây:
- Các loại thức ăn có chứa nhiều đường và tinh bột rất dễ gây ra mảng bám hình thành trên răng. Nếu vệ sinh không sạch sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển mạnh khiến tình trạng răng bị đau nhức trở nặng hơn.
- Các loại trái cây giàu axit như: Cam, quýt, chanh,… có thể gây mòn men răng, khiến răng bị tổn thương nhiều hơn. Vậy nên, người bị đau răng không nên ăn gì? Các loại quả giàu axit nên được liệt ngay vào danh sách hạn chế.
- Các loại thức uống có gas hay chất kích thích đều gây ảnh hưởng lớn tới các dây thần kinh ở răng, khiến răng đau nhức nhiều hơn. Không chỉ vậy, các loại thức uống này còn khiến răng dễ bị nhiễm màu gây mất thẩm mỹ.
- Thức ăn quá nóng hay lạnh: Răng khi bị đau sẽ nhạy cảm với nhiệt độ hơn nhiều so với bình thường. Sử dụng các đồ ăn cay, nóng, lạnh sẽ làm tăng sự nhạy cảm của răng đau nhức, ê buốt hơn.
- Các thức ăn khô cứng và dai đòi hỏi răng phải chịu áp lực lớn hơn trong quá trình hoạt động. Điều này làm tăng mức độ cơn đau hoặc thậm chí khiến răng bị lung lay và chảy máu.
Một số lưu ý chăm sóc răng miệng khi bị đau răng
Bên cạnh vấn đề đau răng nên ăn gì, không nên ăn gì thì người bệnh cần lưu ý thêm những điều dưới đây để hạn chế tối đã các tổn thương tác động lên răng đau:
Chăm sóc răng miệng đúng cách hỗ trợ cải thiện răng đau hiệu quả hơn
- Không chải răng quá mạnh, chải răng theo chiều ngang vì có thể khiến răng nhanh hỏng lớp men bảo vệ.
- Nên đánh răng sau ăn ít nhất 30 phút để tránh men răng bị tổn thương nhiều hơn.
- Nên kết hợp sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng để làm sạch các mảng bám thức ăn hiệu quả.
- Cân nhắc kỹ trước khi sử dụng thuốc giảm đau, chỉ sử dụng khi có sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Trên đây là một số thông tin chia sẻ về nhưng thực phẩm bệnh nhân bị đau răng nên và không nên ăn. Hy vọng rằng bài viết đã mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích để thiết lập chế độ ăn phù hợp cho tình trạng răng bị đau, nhanh chóng khắc phục được tình trạng đau nhức, ê buốt.