Áp Xe Răng Ở Trẻ Em: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị Hiệu Quả
Răng sữa của trẻ nhỏ là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm. Trong đó không thể bỏ qua áp xe răng ở trẻ em. Vậy trẻ bị áp xe lợi có những dấu hiệu gì, nguyên nhân ra sao và điều trị áp xe răng cho bé thế nào hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu ngay!
Áp xe răng ở trẻ em là gì? Phân loại áp xe thường gặp
Bé bị áp xe răng là một bệnh lý nhiễm trùng răng miệng dễ gặp. Đây là khối mủ được tạo thành do răng nhiễm khuẩn, thường xuất hiện ở chân răng. Thế nhưng trong một vài trường hợp đặc biệt, tình trạng này cũng xuất hiện ở phần tiếp xúc giữa răng và nướu.
Vị trí trẻ bị áp xe răng thường có biểu hiện sưng to và đau nhức. Chúng ta có thể dễ dàng quan sát áp xe chân răng qua những túi phồng nổi cộm lên ở vùng chân răng hoặc cổ chân răng.
Bệnh áp xe lợi ở trẻ em ảnh hưởng trực tiếp đến việc ăn uống, sinh hoạt hàng ngày. Đặc biệt, nếu để lâu không được can thiệp, khối áp xe sẽ làm cho nhiều bộ phận khác trên cơ thể bị nhiễm trùng, tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hại khác.
Các loại áp xe răng sữa
Có 2 loại áp xe răng ở trẻ em:
- Áp xe nha chu: Hiểu đơn giản đây là tình trạng xuất hiện do cao răng tích tụ và xâm lấn xuống phần nướu, từ đó hình thành các túi nha chu. Vi khuẩn sẽ tiếp tục phát triển và tạo thành áp xe nha chu.
- Áp xe cùng chân răng: Tình trạng bé bị áp xe răng này xuất hiện do vi khuẩn tấn công vào buồng tủy lâu ngày tạo ra một khối mủ dưới chân răng. Buồng tủy bị hở do va đập có thể dẫn đến viêm nếu không được phát hiện kịp thời.
Dấu hiệu nhận biết tình trạng trẻ bị áp xe răng
Một số dấu hiệu áp xe răng ở trẻ em mà ba mẹ có thể dễ dàng quan sát như sau:
- Trẻ bị áp xe răng thường có dấu hiệu biếng ăn, cảm thấy đau đớn khi ăn nhai, khóc lóc và không chịu nhai thức ăn như bình thường.
- Áp xe răng ở trẻ em khiến các bé luôn trong tình trạng mệt mỏi, thiếu sức sống, không còn chạy giỡn hay hiếu động.
- Con không thể ăn được những loại thực phẩm quá nóng hay quá lạnh.
- Quan sát kỹ sẽ thấy nướu răng của bé có những cục u nhỏ nổi lên, thường có màu đỏ sậm, đau nhức và sưng tấy.
- Ở một số trường hợp nặng hơn, các bé có thể cảm thấy nhức đầu, nóng và sốt.
- Hơi thở có mùi hôi, trong trường hợp nặng, dịch mủ sẽ chảy ra bên ngoài. Lúc này, miệng của trẻ sẽ có vị đắng kèm theo mùi tanh nồng.
- Đôi khi trẻ không đau và chỉ nổi cục mủ nhỏ trên nướu. Vì bé không đau nên trong tình huống này, ba mẹ khó phát hiện bé đang bị áp xe răng.
Nguyên nhân gây áp xe răng ở trẻ
Nguyên nhân chính dẫn đến áp xe răng ở trẻ em là do nhiễm khuẩn gây ra. Tuy nhiên, bệnh lý này cũng do một số nguyên nhân khác có thể kể đến như:
- Tổn thương răng: Thông thường, đa phần trẻ nghịch ngợm bị chấn thương khiến răng gãy mẻ. Đây chính là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn tích tụ, xâm lấn vào các khoảng trống hở ở răng gây áp xe.
- Sâu răng: Điều trị áp xe răng cho bé không được áp dụng kịp thời, các vết sâu răng lâu ngày làm biến đổi cấu trúc thân răng, chúng ăn sâu vào tuỷ và làm mòn thân răng. Bệnh lý này nếu không được điều trị kịp thời sẽ lây sang cả vùng mô nướu, gây áp xe răng ở trẻ em.
- Vệ sinh răng miệng kém: Các bậc phụ huynh không chú ý vệ sinh răng miệng cho con khiến vi khuẩn phát triển mạnh dễ gây ra các bệnh lý sâu răng, đặc biệt phải kể đến sâu răng.
- Nghiến răng: Khá nhiều trẻ nhỏ có thói quen nghiến răng thường xuyên. Điều này vô tình khiến răng bị áp lực, trở nên yếu hơn từ đó vi khuẩn gây áp xe dễ xâm nhập gây áp xe răng ở trẻ em hơn.
Trẻ bị áp xe răng có sao không?
Trẻ bị áp xe răng có sao không là thắc mắc chung của nhiều người hiện nay. Bệnh lý này nếu không được điều trị kịp thời, các khối áp xe sẽ lây lan sang các bộ phận khác gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Ví dụ như:
- Răng lung lay, mất răng: Bệnh áp xe lợi ở trẻ em kéo dài lâu ngày sẽ gây tổn thương cho chân răng, nướu và xương hàm. Từ đó có thể khiến răng bị lung lay, trường hợp nặng hơn là phải nhổ bỏ răng hoàn toàn.
- Nang do răng: Nếu áp xe răng ở trẻ em không được điều trị tốt có thể hình thành lên một khoang chứa đầy dịch ở chân răng (nang do răng) vô cùng nguy hiểm.
- Viêm xoang hàm: Khi các triệu chứng của bệnh ảnh hưởng đến răng hàm trên, vi khuẩn gây nhiễm trùng có thể lây lan đến các xoang lân cận. Điều này làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm xoang hàm.
- Áp xe não: Áp xe răng có biến chứng đặc biệt nguy hiểm chính là áp xe não. Tình trạng này xảy ra khi vi khuẩn từ ổ áp xe răng xâm nhập vào trong mạch máu và lây lan đến não, thậm chí còn khiến trẻ bị hôn mê.
- Viêm nội tâm mạc nhiễm trùng: Bệnh có thể khiến vi khuẩn từ ổ áp xe răng lây lan đến tim thông qua mạch máu là nguy cơ hoàn toàn có thể xảy ra. Từ đó gây viêm nội tâm mạc đe dọa trực tiếp đến tính mạng của trẻ.
- Ludwig Angina: Ludwig Angina thường xuất hiện ở trẻ có biểu hiện nhiễm trùng, viêm tấy lan tỏa xuống dưới lưỡi, hàm và vị trí dưới cằm ở cả hai bên.
Biện pháp điều trị áp xe răng cho bé
Để điều trị áp xe răng ở trẻ em, các bậc phụ huynh nên căn cứ vào tình trạng bệnh cụ thể và lời khuyên của bác sĩ để lựa chọn phương pháp phù hợp. Dưới đây là một số cách xử lý an toàn và mang lại hiệu quả cao. Mời bạn tham khảo!
Xử lý áp xe cho bé tại nhà
Từ xưa đến nay, ông cha ta đã lưu truyền rất nhiều giải pháp giảm đau nhức do áp xe răng, giúp trẻ dễ chịu và nhanh lành bệnh. Dưới đây là một số cách cực kỳ đơn giản giúp làm giảm triệu chứng áp xe dễ thực hiện:
- Chườm đá lạnh: Với cách điều trị áp xe răng cho bé này, bạn chỉ cần chườm túi đá lạnh bên ngoài vị trí bị áp xe răng mỗi ngày 3 – 4 lần, mỗi lần duy trì khoảng 15 – 20 phút giúp giảm tình trạng sưng viêm, xoa dịu cơn đau.
- Súc miệng bằng nước muối: Pha nước muối ấm cho bé súc miệng mỗi ngày 2 – 3 lần là thói quen rất tốt. Điều này không chỉ có tác dụng sát trùng khoang miệng, giảm đau mà còn ngăn ngừa triệu chứng áp xe diễn tiến nặng hơn.
- Thoa dầu ô liu: Trong dầu ô liu chứa một lượng lớn eugenol nên có khả năng diệt khuẩn, kháng viêm cũng như thúc đẩy quá trình tái tạo tổn thương ở nướu hiệu quả. Ba mẹ chỉ cần lấy dầu ô liu nguyên chất bôi trực tiếp lên vùng răng bị áp xe của con đều đặn 2 – 3 lần/ngày sẽ có hiệu quả.
Điều trị áp xe răng cho trẻ bằng biện pháp nha khoa
Trước khi thực hiện các biện pháp nha khoa để điều trị áp xe răng ở trẻ em, các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng và chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh. Sau đó, họ có thể tiến hành các kỹ thuật xử lý như sau:
- Chích rạch mủ: Tình trạng áp xe răng ở trẻ em nếu mới khởi phát có thể chích rạch một vết nhỏ ở ổ áp xe để loại bỏ mủ ra ngoài. Sau đó, nước muối sẽ được dùng để làm sạch vùng tổn thương, ngăn ngừa vi khuẩn phát triển và lây lan.
- Lấy tủy, trám răng: Trường hợp trẻ bị áp xe răng do viêm tủy gây ra, các bác sĩ sẽ đề nghị điều trị tủy nhằm bảo tồn không để răng tiếp tục bị hư hỏng. Sau khi phần mủ và tủy được hút sạch, vật liệu trám phù hợp sẽ được dùng để bít lại để đảm bảo tính thẩm mỹ và khôi phục chức năng nhai.
- Nhổ răng: Đây được xem là giải pháp cho trường hợp áp xe quá nặng, răng của trẻ đã bị hư hỏng hoàn toàn, không thể bảo tồn được nữa. Việc nhổ răng được chỉ định nhằm mục đích ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng lây lan đến các khu vực khỏe mạnh xung quanh.
- Sử dụng thuốc kháng sinh: Trong một số trường hợp nhạy cảm không thể can thiệp nha khoa, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh. Mục đích chính là để tiêu diệt vi khuẩn, giảm viêm và ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng lây lan.
Các biện pháp nha khoa điều trị áp xe răng ở trẻ em mang lại hiệu quả nhanh chóng nhưng yêu cầu phải thực hiện chính xác, đúng quy trình. Do đó, trước khi đưa trẻ đi điều trị bệnh, ba mẹ cần tham khảo và tìm hiểu kỹ lưỡng.
Địa chỉ chữa áp xe răng sữa ở trẻ em
Khi nhận thấy con có dấu hiệu bị áp xe răng, các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đến các phòng khám hoặc bệnh viện để thăm khám và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, bệnh lý này đặc biệt nguy hiểm nên cần lựa chọn địa chỉ uy tín, có máy móc hiện đại, đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp.
Một trong những địa chỉ uy tín hiện nay, được khách hàng tin tưởng, đánh giá cao hiện nay đó chính là nha khoa KAIYEN. Đây là nơi hội đủ các yếu tố quan trọng về cơ sở vật chất, trang thiết bị và công nghệ hiện đại, đội ngũ y bác sĩ cũng như quy trình vô trùng.
Tất cả bác sĩ tại nha khoa KAIYEN đều hoàn thành chương trình tốt nghiệp tại các trường y danh tiếng, dày dặn kinh nghiệm trong các lĩnh vực điều trị nha khoa. Ví dụ như bọc răng sứ, nhổ răng khôn, tẩy trắng răng, cấy ghép Implant, cấy ghép tủy răng,…
Chúng ta có thể kể đến đó là bác sĩ Trần Thanh Phong… Đây không chỉ là bác sĩ có nền tảng chuyên môn vững vàng mà kinh nghiệm thực tiễn cũng vô cùng phong phú, đã tiếp nhận hàng nghìn ca bệnh từ nhẹ đến nặng.
Các bác sĩ trước khi tiến hành điều trị áp xe răng ở trẻ em luôn thăm khám kỹ lưỡng, lên kế hoạch điều trị đảm bảo đạt hiệu quả tốt. Đặc biệt, toàn bộ quá trình khám, chữa bệnh tại đây đều được thực hiện nhanh gọn, từ đó giảm thiểu tối đa thời gian điều trị và chi phí cho khách hàng.
Với mong muốn đáp ứng nhu cầu nha khoa ngày càng cao của người dân, nha khoa KAIYEN luôn là đơn vị đi đầu trong việc cập nhật những thành tựu tiên tiến của nha khoa hiện đại. Ngoài ra, những máy móc được dùng tại đây cũng đạt tiêu chuẩn quốc tế:
- Máy chụp phim 3D (Cone beam CT ORTHOPHOS XG) nhập khẩu trực tiếp từ Đức.
- Máy chụp và quét phim quanh chóp PSPIX đảm bảo độ chính xác cao.
- Máy quét khoang miệng Trios 3shape Đan Mạch cho các thông số chuẩn.
Vậy là bài viết trên đã chia sẻ tới bạn về áp xe răng ở trẻ em: Dấu hiệu, nguyên nhân cũng như cách điều trị hiệu quả. Hy vọng với những thông tin hữu ích kể trên, bạn đã biết nên đến đâu để giúp bé yêu xử lý dứt điểm tình trạng này.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ: 99 Khu phố 4, Trần Não, P. Bình An, Quận 2, TP. HCM
Điện thoại: 0813 336 666
Email: cskh@nhakhoakaiyen.com
Website: https://nhakhoakaiyen.com/
Đặt lịch hẹn

Răng cửa bị gãy phải làm sao? Phương pháp khắc phục hiệu quả

Có bầu niềng răng được không? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Các phương pháp niềng răng trẻ em phổ biến hiện nay

Sau khi niềng răng cần đeo hàm duy trì trong bao lâu?
