Bé bị viêm chân răng nguyên nhân do đâu? Cách khắc phục hiệu quả?
Viêm chân răng là một bệnh lý dễ mắc phải ở trẻ do việc vệ sinh răng miệng không sạch sẽ. Vậy bé bị viêm chân răng nguyên nhân do đâu? Hãy tìm hiểu kỹ ở bài viết dưới đây nhé.
Dấu hiệu bé bị viêm chân răng
Bé bị chân răng có các dấu hiệu rất dễ nhận biết, cha mẹ có thể nhận biết thông qua các biểu hiện như:
– Trẻ có biểu hiện lấy tay ôm má, cho tay sờ vào lợi. Có thể do các bọc mủ đang hình thành khiến cho trẻ bị đau nhức, khó chịu, sưng lợi, sưng má.
– Quan sát lợi của bé thấy sưng tấy đỏ, ấn vào thấy mềm
– Trẻ thường xuyên bị chảy máu ở chân răng khi đánh răng, ăn uống
– Khi đến giai đoạn nặng, lợi của trẻ có dấu hiệu bị tụt. Cha mẹ có thể tự kiểm tra dấu hiệu này.
– Nếu để bệnh tiến triển nghiêm trọng thì răng trẻ có thể bị lộ chân, ê buốt, đau đớn.
Các biểu hiện này ảnh hưởng ít nhiều đến việc ăn uống thường ngày của trẻ, lâu dài còn ảnh hưởng đến xương ổ răng và răng. Vì vậy, bố mẹ cần chú ý để phát hiện bệnh từ giai đoạn sớm giúp bảo tồn răng của trẻ.
Nguyên nhân bé bị viêm chân răng sưng mặt
Trên thực tế, viêm chân răng có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào. Tuy nhiên bé bị viêm chân răng là phổ biến. Tình trạng này xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau như:
Trẻ làm sạch răng miệng không đúng cách
Do trẻ chưa có thói quen tự giác vệ sinh răng miệng nên mảng bám thường tích tụ trên răng. Về lâu dài các mảng bám này sẽ hình thành nên vi khuẩn gây ra viêm chân răng.
Trẻ có thói quen ăn uống không lành mạnh
Trẻ em thường có sở thích ăn đồ ngọt, đồ uống có ga hay đồ ăn chiên rán. Sở thích này tạo điều kiện cho vi khuẩn gây kích ứng nướu và chân răng phát triển mạnh. Từ đó gây ra viêm chân răng ở trẻ.
Trẻ bị thiếu chất
Chắc hẳn rất nhiều cha mẹ đều cảm thấy bất ngờ với nguyên nhân này. Nhưng việc cơ thể của trẻ bị thiếu các chất như canxi, magie và các loại vitamin khác sẽ làm vi khuẩn phát triển mạnh ở răng miệng, làm tăng nguy cơ trẻ bị viêm chân răng.
Ngoài ba nguyên nhân kể trên còn rất nhiều các yếu tố khác tác động, khiến trẻ bị viêm chân răng.
Viêm chân răng ở trẻ em nguy hiểm đến mức nào?
Trẻ bị viêm chân răng có nguy hiểm hay không? Nếu cha mẹ không phát hiện sớm và đưa trẻ đi điều trị thì viêm chân răng để lại rất nhiều tác hại như:
- Gây đau nhức răng: Phần chân răng bị viêm sẽ dẫn đến cảm giác đau nhức dai dẳng, đặc biệt là vào ban đêm. Cơn đau ngày càng tăng cao và tần suất xuất hiện cũng nhiều hơn khiến trẻ bị mất ngủ, không thể ăn uống ngon miệng. Lâu dần khiến cho trẻ rơi vào tình trạng suy nhược cơ thể.
- Lợi sưng phồng: Khi viêm chân răng, phần lợi sẽ sưng tấy và chuyển từ màu hồng đỏ sang hồng trắng. Vì vậy mỗi khi trẻ mở miệng nói chuyện hay ăn uống, trẻ sẽ rất khó khăn.
- Răng trở nên nhạy cảm hơn: Khi chân răng bị viêm sẽ khiến cho trẻ bị ê buốt khi ăn đồ nóng, lạnh hoặc đồ ăn chua cay.
- Chảy máu chân răng: Đây là tình trạng nguy hiểm do viêm chân răng để lại. Khi răng bị chảy máu sẽ khiến cho trẻ sợ hãi và rất khó để vệ sinh răng miệng. Các tổn thương trong khoang miệng sẽ trầm trọng thêm khi chảy máu chân răng.
- Có nguy cơ răng rụng sớm: Hậu quả này xảy ra do trẻ bị viêm chân răng làm ảnh hưởng đến tủy răng. Việc viêm tủy răng làm cho răng yếu hơn, nguy cơ lung lay và rụng cao. Tình trạng rụng răng sớm dễ dẫn đến răng bị mọc lệch, mọc nhầm.
- Viêm nướu răng: Dấu hiệu nhận biết việc trẻ bị viêm nướu là xuất hiện mụn mủ màu trắng và có cảm giác đau khi chọc vào.
- Trẻ cảm thấy không tự tin khi gặp người khác: Viêm chân răng khiến mặt cảu trẻ sưng phù sẽ làm trẻ cảm thấy tự ti trong giao tiếp.
Bạn có thể thấy nhiều vấn đề nguy hiểm liên quan đến sức khỏe răng miệng có thể xảy ra khi trẻ mắc chứng viêm chân răng.
Cách điều trị dứt điểm viêm chân răng ở trẻ
Khi phát hiện trẻ bị viêm chân răng thì cần đưa trẻ đến nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời. Bác sĩ sẽ áp dụng một trong hai phương pháp dưới đây hoặc kết hợp cả hai tùy vào mức độ:
- Sử dụng dung dịch sát khuẩn: Phương pháp điều trị tại chỗ bằng cách dùng dung dịch sát khuẩn hoặc kết hợp với thuốc kháng sinh, vitamin PP và vitamin C.
- Lấy cao răng: Thực hiện lấy vôi răng tại nha khoa để làm sạch và loại bỏ vi khuẩn trong khoang miệng.
Phòng tránh bệnh, bảo vệ răng cho trẻ
Bố mẹ nên chủ động phòng tránh bệnh về răng miệng cho trẻ bằng các biện pháp như:
- Theo sát việc vệ sinh răng miệng hàng ngày của trẻ. Đảm bảo việc trẻ đánh răng và vệ sinh đầy đủ. Bố mẹ có thể kiểm tra sau khi con vệ sinh răng miệng khi còn nhỏ và dần để cho con tự lập.
- Luôn chú ý quan sát đến các biểu hiện bất thường của trẻ. Viêm chân răng có thể xuất hiện các cơn sốt nhẹ nhưng không vì thế mà bố mẹ chủ quan. Khi kiểm tra, hãy nhớ đừng bỏ qua hàm răng của trẻ.
- Chú ý không cho trẻ đưa tay vào miệng vì vi khuẩn có thể từ tay của con đi vào khoang miệng, gây hại cho răng miệng.
- Lựa chọn loại kem đánh răng, nước súc miệng phù hợp giúp bảo vệ men răng cho trẻ
- Đảm bảo kẽ răng của trẻ được làm sạch
- Chú ý đến chế độ ăn của trẻ. Cần hạn chế đồ ăn, đồ uống nhiều đường, có gas vì sẽ là môi trường cho vi khuẩn ăn mòn men răng.
- Bổ sung những thực phẩm giàu canxi vào chế độ ăn của trẻ
Trẻ em không chỉ cần học cách tự chăm sóc bản thân mà còn cần sự đồng hành và hỗ trợ từ cha mẹ. Để phòng tránh tối đa việc trẻ bị viêm chân răng và các bệnh lý răng miệng khác, bố mẹ hãy cho trẻ đi khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần.
THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYEN
- Facebook: https://www.facebook.com/nhakhoakaiyenclinic
- Website: https://nhakhoakaiyen.com/
- Hotline: 0818163366
- Địa chỉ: 99 Trần Não, Phường An Khánh, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh