Những răng sữa nào không thay? Cách chăm sóc răng cho trẻ em
Chăm sóc răng trẻ em là việc mà các bậc phụ huynh cần phải quan tâm, nhất là giai đoạn thay răng của trẻ. Cha mẹ cần nắm rõ giai đoạn thay răng của trẻ. Vậy cách phân biệt răng sữa và răng vĩnh viễn như thế nào? Có những răng sữa nào không thay?. Hãy theo dõi ngày bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết nhé.
Phân biệt giữa răng sữa và răng vĩnh viễn
Răng sữa là các răng mọc đầu tiên và sẽ rụng đi sau khoảng thời gian nhất định. Trong giai đoạn từ 4 đến 24 tháng tuổi, trẻ bắt đầu mọc răng sữa. Răng cửa hàm dưới thường là răng mọc sớm. Sau đó, các răng khác sẽ mọc tuần tự. Một bộ răng sữa của trẻ gồm 20 cái, được phân chia đều cho cả hai hàm ở trên và dưới.
Răng vĩnh viễn là răng mọc sau khi răng sữa rụng đi, đảm nhiệm chức năng ăn nhai suốt đời. Nhóm răng này thay thế ngay vị trí của những răng sữa ban đầu và sẽ tồn tại lâu dài. Răng vĩnh viễn nếu gãy thì không thể mọc lại.
Quá trình thay răng sữa thành răng vĩnh viễn ở trẻ bắt đầu từ độ tuổi khoảng 6 đến 7 tuổi và sẽ kéo dài đến khi trẻ 12 đến 13 tuổi. Ở thời điểm này, trên cung hàm của trẻ sẽ tồn tại cả hai loại răng. Dưới đây là một số đặc điểm giúp cha mẹ phân biệt được giữa răng sữa và răng vĩnh viễn:
- Chân răng: Răng sữa thường có 3 chân với răng hàm trên và 2 chân đối với răng hàm dưới. Trong khi đó, các răng vĩnh viễn chỉ có 1 chân. Chân răng sữa cũng sẽ dài và mảnh hơn so với răng vĩnh viễn.
- Men và ngà răng: Lớp men và ngà răng sữa rất mỏng – khoảng 1mm, thấp hơn nhiều so với của răng vĩnh viễn (2 đến 3mm). Cho nên, trẻ em dễ gặp các vấn đề về sâu răng nhiều hơn ở người trưởng thành.
- Màu sắc: Răng sữa có màu trắng đục đặc trưng. Còn màu sắc của răng vĩnh viễn thường sẽ trong hơn và có xu hướng ngả vàng.
- Hình dáng răng: Thân răng sữa to và thấp hơn so với răng vĩnh viễn. Ngoài ra, chân răng sữa có xu hướng dang rộng chứ không thẳng như của răng vĩnh viễn.
Quá trình thay răng sữa của trẻ như thế nào?
Trước khi sở hữu hàm răng vĩnh viễn, trẻ sẽ trải qua giai đoạn thay răng sữa. Giai đoạn này bắt đầu từ độ tuổi từ 6 đến 12 tuổi. Tuy nhiên, việc thay răng có thể xảy ra sớm hoặc muộn hơn tùy theo trường hợp cụ thể.
Răng sữa nào mọc trước thì sẽ rụng trước. Trình tự thay răng đối với hàm trên như sau: răng cửa giữa, răng cửa bên, răng tiền cối rồi đến răng nanh và răng cối lớn. Đối với hàm dưới thì răng nanh sẽ thay trước răng tiền cối. Các răng còn lại vẫn thay theo thứ tự như răng ở hàm trên. Dưới đây là các mốc thời gian mà cha mẹ có thể tham khảo để tiện theo dõi quá trình thay răng ở trẻ:
- Từ 6 - 7 tuổi: Trẻ sẽ thay răng cửa giữa.
- Từ 7 - 8 tuổi: Trẻ sẽ thay răng cửa bên.
- Từ 9 - 10 tuổi: Thay răng tiền cối (hay còn gọi là răng hàm nhỏ).
- Từ 10 - 11 tuổi: Sẽ thay các răng nanh.
- Từ 11 - 12 tuổi: Các răng hàm lớn sẽ thay.
Thời gian từ lúc răng sữa có dấu hiệu bị lung lay cho đến lúc tự rụng thay đổi sẽ tùy theo đặc điểm và vị trí của từng loại răng. Khi tất cả răng vĩnh viễn đã mọc, quá trình thay răng sữa đã hoàn tất. Việc nắm bắt được quá trình này sẽ giúp các cha mẹ đỡ lúng túng và có biện pháp chăm sóc răng miệng cho con đúng cách.
Những răng sữa nào không thay?
Các răng sữa sau khi mọc xong sẽ tự rụng đi để cho các răng vĩnh viễn mọc lên. Đây là quá trình tất yếu vì răng nhỏ không đủ độ cứng và độ chắc chắn. Vậy có phải tất cả các răng sữa đều sẽ bị thay thế? Có những răng sữa nào không thay không? Câu trả lời là CÓ.
Răng hàm lớn số 3 (hay còn gọi là răng số 6, 7) là những răng mọc vĩnh viễn. Không trải qua quá trình thay răng sữa như những các răng khác, mà mọc theo cơ chế riêng. Răng hàm đóng vai trò quan trọng vì đảm nhận chức năng ăn nhai chính. Đặc biệt, răng vĩnh viễn chỉ mọc một lần và không thay. Cho nên, cha mẹ nên lưu ý trẻ chăm sóc những răng này thật kỹ nhé.
Vì sao răng sữa không thay?
Vì đây là những răng vĩnh viễn, chỉ mọc 1 lần nên không trải qua quá trình thay răng. Điều này hoàn toàn là bình thường và phù hợp với cơ chế của răng. Vì vậy, cha mẹ không có gì phải lo lắng. Đối với những răng còn lại, nếu như đã quá độ tuổi thay răng mà vẫn chưa rụng đi thì phụ huynh cần tìm hiểu lý do để có thể đưa ra giải pháp phù hợp. Theo các chuyên gia thì có 2 nguyên nhân chủ yếu khiến cho răng sữa không thay:
- Do không có mầm răng vĩnh viễn: Đây là một trong những lý do tại sao răng sữa không thay. Ở giai đoạn từ 6 đến 7 tuổi, mầm răng vĩnh viễn hình thành ở dưới xương hàm và dần sẽ nhú lên. Răng sữa sẽ bị đẩy dần ra ngoài, khiến cho răng bị lung lay. Nếu mầm răng vĩnh viễn không xuất hiện, răng sữa sẽ đứng im vì không chịu lực tác động. Vì vậy, các răng này sẽ tồn tại cho đến khi trưởng thành. Vấn đề này thường xuất phát từ yếu tố di truyền nên khó có thể chủ động phòng tránh.
- Do răng vĩnh viễn mọc lệch: Một trong những nguyên nhân khác dẫn đến việc răng sữa không thay là do răng vĩnh viễn bị mọc lệch. Thay vì mọc thẳng, răng lại mọc xiên hoặc xéo đi về hướng khác. Nên răng vĩnh viễn không thể đẩy chân răng sữa ra ngoài được. Lúc này, răng của trẻ sẽ gặp phải tình trạng mọc chen chúc, làm mất tính thẩm mỹ của hàm răng.
Răng sữa không thay có thể tồn tại đến khi nào?
Răng sữa không thay thì có thể tồn tại đến khi nào? Có thể tồn tại vĩnh viễn hay không còn phụ thuộc vào vị trí của răng đó trên cung hàm. Đối với răng số 6 và 7, vì là răng mọc vĩnh viễn nên sẽ tồn tại vĩnh viễn.
Còn riêng trường hợp đối với các răng còn lại, dù răng sữa không rụng đúng với quy luật nhưng không có nghĩa các răng này sẽ tồn tại vĩnh viễn được. Vì không phải là răng trưởng thành nên chân răng sữa rất yếu và nông. Vì vậy, khi đến một thời điểm nhất định, dù không có lực nào tác động, răng sữa cũng sẽ tự rụng.
Do rụng muộn nên răng sữa sẽ không có răng trưởng thành để thay thế, gây ra tình trạng mất răng. Điều này sẽ làm giảm khả năng ăn nhai và ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của nụ cười. Nghiêm trọng hơn là vị trí răng mất nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây ra tiêu xương hàm.
Những điều cha mẹ cần biết để chăm sóc răng miệng cho bé
Răng không chỉ có nhiệm vụ đảm bảo chức năng ăn nhai, mà còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ của nụ cười. Cho nên, việc chăm sóc răng miệng cho trẻ, đặc biệt là ở giai đoạn thay răng là điều hết sức vô cùng quan trọng. Dưới đây là những điều mà cha mẹ cần biết để chăm sóc răng miệng cho trẻ một cách tốt.
Trước khi đến tuổi thay răng, cha mẹ nên hướng dẫn cho trẻ chải răng đúng cách sau mỗi bữa ăn. Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, chải theo chiều dọc từ trên xuống hoặc xoay tròn cho mọi vị trí ở trên răng.
Khi trẻ bước vào giai đoạn thay răng sữa, các bậc phụ huynh cần phải theo dõi sát sao. Từ đó hạn chế những món ăn có chứa nhiều đường để tránh sâu răng như: Kẹo, bánh ngọt,… Quá trình thay răng có thể khiến cho trẻ cảm thấy bị khó chịu và không thoải mái. Vì vậy, cha mẹ cần cho trẻ ăn thức ăn mềm, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng.
Một lưu ý quan trọng nữa đó là trong giai đoạn này, trẻ có thể hình thành các thói quen xấu. Những thói quen này có thể làm cho răng mọc lệch lạc, chen chúc,... Ngoài ra, việc chạm tay vào vị trí của răng sữa vừa rụng sẽ làm chậm đi thời gian mọc răng vĩnh viễn. Vì vậy, cha mẹ nên hỗ trợ và giúp trẻ chăm sóc răng miệng tốt.
Các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đến nha khoa để khám răng định kỳ, khoảng 6 tháng/lần. Việc kiểm tra răng thường xuyên sẽ giúp phát hiện sớm các vấn đề về răng miệng ở trẻ. Từ đó có phương án điều trị nhanh chóng.
Thông qua bài viết vừa rồi, mong rằng quý vị phụ huynh đã có thêm kiến thức hữu ích về răng sữa và răng vĩnh viễn, cũng như biết được câu trả lời cho câu hỏi những răng sữa nào không thay. Nếu bé nhà bạn đang gặp bất kỳ vấn đề răng miệng nào thì hãy liên hệ ngay Nha Khoa Quốc Tế KAIYEN để được tư vấn nhé.
THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYEN
- Facebook: https://www.facebook.com/nhakhoakaiyenclinic
- Website: https://nhakhoakaiyen.com/
- Hotline: 0818163366
- Địa chỉ: 99 Trần Não, Phường An Khánh, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh