Răng sữa có chân không? Răng sữa khác gì so với răng vĩnh viễn
Răng sữa là răng tạm thời giúp trẻ ăn nhai trước khi bé mọc răng vĩnh viễn. Răng sữa chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn nên nhiều người thắc mắc răng sữa có chân răng không? Khác gì so với răng vĩnh viễn. Hãy theo dõi bài viết chi tiết dưới đây để hiểu hơn về răng sữa.
Răng sữa có chân không?
Răng sữa có chân răng không? Trên thực tế thì răng sữa cũng có chân răng giống như răng vĩnh viễn.
Răng sữa có chân răng để có thể đứng vững ở trên cung hàm. Tuy nhiên, khi trẻ đến độ tuổi phải thay răng, chân răng sữa thường có xu hướng sẽ tự tiêu để mầm răng vĩnh viễn mọc lên. Chính vì vậy khi nhổ răng sữa cho trẻ thông thường chúng ta không nhìn thấy chân răng sữa.
Cấu tạo của răng sữa bao gồm thân răng nằm phía trên nướu và bên dưới sẽ được cố định bởi một hoặc nhiều chân răng tùy vào vị trí của răng ở trên cung hàm. Cấu trúc chân răng của răng sữa khá giống với chân răng vĩnh viễn. Bên trong răng sữa cũng có chứa tủy, làm nhiệm vụ nuôi dưỡng răng sữa trong quá trình răng sữa tồn tại trên khuôn hàm của trẻ.
Phần chân răng sữa mảnh và nhỏ hơn so với thân răng và so với chân răng vĩnh viễn. Mặt ngoài của chân răng không có men răng và ngà răng mà chỉ có lớp xi măng răng bao ở bên ngoài và tiếp xúc với xương hàm. Cho nên, chân răng sữa yếu và rất dễ tổn thương hơn so với chân răng vĩnh viễn.
Theo kinh nghiệm của bác sĩ nha khoa, chân răng sữa có khả năng tự tiêu khi răng mới mọc lên nên không ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của bé.
Trong trường hợp sau khi nhổ răng sữa mà vẫn còn sót lại chân răng, cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ nha khoa để được thăm khám, làm một số xét nghiệm như chụp phim X quang để kiểm tra tình hình răng miệng đồng thời loại bỏ phần chân răng còn sót lại để cho răng vĩnh viễn có thể mọc lên đúng vị trí.
Một răng sữa có mấy chân răng?
Răng sữa có mấy chân phụ thuộc vào loại răng và vị trí của răng ở trên hàm.
Nhóm răng cửa
Nhóm răng cửa có tổng cộng gồm 12 chiếc. Đặc điểm chung cạnh bên của răng mỏng dần, dùng để cắt thức ăn. Răng cửa hàm trên to hơn hàm dưới, răng sữa nhỏ hơn răng vĩnh viễn. Chúng đều chỉ có một chân răng.
Nhóm răng tiền hàm
Nhóm răng tiền hàm có vị trí kế bên các răng cửa, cả hai bên trên dưới có tổng cộng 8 chiếc răng. Răng này phía trên mang hình ngọn giáo, mũ răng dày, bốn bên đều rất sắc, chủ yếu dùng để cắn và xé thức ăn. Nhóm răng này cũng chỉ có một chân răng.
Nhóm răng hàm
Nhóm răng hàm chủ yếu là dùng để nghiền và xay nhỏ thức ăn.Chiếc đầu tiên có thể tích lớn nhất, rồi nhỏ dần. Mặt răng rộng và to, có hình dáng phức tạp.
Để răng chắc khoẻ, răng hàm ở hàm trên có 3 chân, ở hàm dưới chỉ có 2 chân.
Thông thường số chân răng của mỗi người là gần như giống nhau, tuy nhiên sẽ có trường hợp ngoại lệ có thể có thêm 1,2 chân răng so với bình thường. Ví dụ răng hàm có thể có 4 chân răng, một số trường hợp răng khôn có nhiều chân răng làm ảnh hưởng đến việc nhổ bỏ khi chúng mọc lệch, mọc ngầm.
Một số biện pháp giúp bảo vệ răng sữa cho trẻ
Để răng vĩnh viễn mọc lên thuận lợi và đều đẹp thì cha mẹ cần quan tâm đến răng sữa để không bị nhổ bỏ sớm trước thời điểm răng vĩnh viễn mọc lên.
Để bảo vệ răng cho trẻ, hãy thực hiện một số việc sau:
- Phòng sâu răng cho trẻ bằng cách đánh răng cho trẻ ngày 2 lần, không nên cho trẻ ăn nhiều đồ ngọt vào buổi tối trước khi đi ngủ, khi phát hiện sâu răng nên đưa trẻ đến nha khoa càng sớm càng tốt để bác sĩ trám răng sâu cho trẻ tránh lỗ sâu răng xâm lấn vào bên trong tủy.
- Tránh việc nhổ răng sữa sớm ở trẻ. Vì nhổ răng sữa sớm có thể làm biến dạng xương hàm của trẻ, làm lệch mầm răng vĩnh viễn, khi mọc răng vĩnh viễn lên sẽ bị lệch lạc và đau đớn do phải xé nướu trồi lên,...
- Thường xuyên cho trẻ súc miệng bằng nước muối sinh lý loãng ngày 2 lần sau khi ăn để loại bỏ thức ăn thừa bám trên răng.
- Trẻ nên được rèn luyện các thói quen vệ sinh răng miệng để chủ động tự phòng tránh các bệnh lý về răng.
- Định kỳ khám răng cho trẻ để phát hiện dấu hiệu sớm của bệnh lý sâu răng nhằm điều trị kịp thời.
- Vệ sinh nướu và răng của trẻ sau khi bú, nhất là khi bú đêm. Với trẻ lớn hơn, cho trẻ sử dụng bàn chải đánh răng và kem đánh răng phù hợp với lứa tuổi để bảo vệ men răng cho trẻ.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, lành mạnh giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, đảm bảo răng thay – mọc răng đúng theo độ tuổi.
- Một số trẻ có thói quen xấu như mút tay, lấy lưỡi đẩy vào răng, nghiến răng, thở bằng miệng, chống cằm… Những thói quen xấu này sẽ dẫn đến trẻ bị răng hô, răng mọc lệch, răng mọc chen chúc hoặc quá thưa, hay răng hàm trên không ăn khớp với hàm dưới.
- Định kỳ đưa trẻ đi khám răng 6 tháng một lần để kiểm tra, phát hiện và điều trị sớm khi trẻ có dấu hiệu sâu răng hoặc các bệnh lý khác về răng miệng.
THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYEN
- Facebook: https://www.facebook.com/nhakhoakaiyenclinic
- Website: https://nhakhoakaiyen.com/
- Hotline: 0818163366
- Địa chỉ: 99 Trần Não, Phường An Khánh, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh