Bọc răng sứ bị tụt lợi: Nguyên nhân và cách khắc phục

Bọc răng sứ bị tụt nướu là mối bận tâm của nhiều khách hàng khi muốn thực hiện phương pháp này. Tuy nhiên không phải ai cũng gặp phải tình trạng bị tụt nướu này. Vậy nguyên nhân và cách khắc phục bọc răng sứ bị tụt nướu ra sao?

Hãy cũng Nha Khoa Quốc Tế KAIYEN tìm hiểu ngay bài viết dưới đây nhé!

Bọc răng sứ xong có bị tụt lợi không?

Bọc răng sứ là phương pháp hiệu quả giúp bạn sở hữu hàm răng đều đẹp. Bọc răng sứ hoàn toàn không gây tình trạng tụt nướu. Chỉ cần bạn thực hiện tại địa chỉ nha khoa uy tín, bác sĩ tay nghê cao, thực hiện đúng kỹ thuật, tuân thủ theo đúng quy trình thực hiện và có chế độ chăm sóc răng hợp lý sau bọc răng sứ bạn sẽ không gặp phải bất kỳ biến chứng nào.

Ngược lại đây là phương pháp luôn được đánh giá rất cao về tính thẩm mỹ cũng như độ an toàn. Để an tâm bọc răng sứ, hãy tìm hiểu thật kỹ nha khoa uy tín trước khi thực hiện nhé!

Tác hại của bọc răng sứ bị tụt lợi

Bọc răng sứ là kỹ thuật thẩm mỹ nụ cười hiện đại, với khả năng khắc phục các khuyết điểm về răng miệng khác nhau. Đồng thời thiết kế lại hình dáng và màu sắc của răng hài hòa hơn, giúp nụ cười của bạn trở nên duyên dáng.

Tuy nhiên, một số trường hợp lại bị tụt lợi sau khi bọc răng sứ, khiến cho khách hàng cảm thấy lo lắng. Vậy tình trạng tụt lợi gây ra những tác hại gì đối với răng miệng? 

Biến chứng lắp răng sứ bị tụt lợi nếu không được điều trị kịp thời thì có thể dẫn tới các ảnh hưởng xấu sau đây:

  • Tụt lợi làm hở chân răng, làm cho phần mô quanh chân răng bị mất đi và lộ ra ngà răng. Khi này, răng sẽ rất nhạy cảm, dễ ê buốt khi ăn đồ nóng, lạnh.
  • Khi bị tụt lợi, cùi răng bị hở ra ngoài và tiếp xúc trực tiếp với môi trường có nhiều vi khuẩn, nên dễ bị mục răng.
  • Thức ăn bị mắc vào kẽ hở giữa chân răng và mão sứ, gây khó vệ sinh sạch sẽ. Lâu ngày hình thành mảng bám. Dẫn tới nhiều bệnh lý răng miệng như hôi miệng, sâu răng, viêm nướu,...
  • Gây tổn hại nghiêm trọng tới các mô lợi và cấu trúc xương quanh răng. Gây ảnh hưởng đến khả năng nâng đỡ răng, làm cho răng của bạn dễ lung lay, gãy rụng.
  • Khả năng ăn nhai bị giảm sút, phải hạn chế nhiều món ăn và làm mất đi cảm giác ngon miệng.
  • Bọc răng sứ bị tụt lợi còn gây ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ khuôn mặt, khiến nụ cười kém duyên hơn.

 

Nguyên nhân bọc răng sứ bị tụt lợi

Bọc răng sứ bị tụt lợi, do xuất phát từ các nguyên nhân sau:

Bác sĩ tay nghề kém, thực hiện không đúng kỹ thuật:

Những bác sĩ tay nghề non kém, chưa đủ kinh nghiệm thực hiện dễ dẫn tới việc mài răng sai tỷ lệ và lắp mão sứ không sát khít với cùi răng. Điều này tạo ra khe hở làm cho thức ăn dễ mắc kẹt lại và hình thành nên vôi răng nhiều ở viền lợi, làm cho lợi co lại, lộ ra chân răng cùng ngà răng.

Chế tác ra răng sứ không đúng kích thước:

Nếu nha khoa bạn lựa chọn không có công nghệ cùng những máy móc hiện đại, thì quá trình lấy dấu và chế tác mão sứ bị sai lệch. Kết quả là mão sứ không tương thích với cùi răng, không sát khít nướu và dễ gây ra tụt lợi.

Lấy dấu răng không chuẩn:

Nguyên nhân chính dẫn tụt nướu sau khi bọc răng sứ là lấy dấu răng không chuẩn. Có rất nhiều trường hợp bác sĩ dùng các công cụ không chuyên để lấy dấu hàm nên xảy ra các sai số. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình chế tác răng sứ.

Nếu lấy dấu răng không chuẩn, răng sứ được tạo ra sẽ không khít sát với cùi răng, xuất hiện khe hở dưới chân răng. Sau một thời gian sử dụng sẽ dẫn đến tình trạng tụt nướu.

Vật liệu làm răng sứ kém chất lượng:

Sử dụng các loại răng sứ không chính hãng, không có nguồn gốc thường có chất lượng kém. Nếu sử dụng loại này để bọc sứ sẽ dễ gây nên tình trạng kích ứng, viêm nhiễm. Đồng thời cũng dẫn tới tình trạng tụt lợi.

Chưa điều trị các bệnh lý về răng miệng:

Ở một số nha khoa kém uy tín, bác sĩ chủ quan không kiểm tra hoặc không phát hiện ra bệnh răng miệng do thiếu kinh nghiệm. Dẫn tới điều trị không triệt để các bệnh lý mà tiến hành bọc sứ, làm tăng nguy cơ mắc viêm lợi, tụt nướu.

Máy móc trang thiết bị lạc hậu:

Tất cả các khâu thực hiện bọc răng sứ đều cần có sự hỗ trợ của máy móc và công nghệ nha khoa hiện đại để đảm bảo đạt dược độ chính xác tuyệt đối. Tuy nhiên những nha khoa sử dụng máy móc cũ, lạc hậu có thể dẫn tới các sai số trong việc chẩn đoán và điều trị. Điều này làm cho mão răng sứ được chế tác bị sai lệch về hình dáng kích thước dẫn tới răng sứ sau khi chụp lên không được khít. Từ đó gây nên những biến chứng sau khi bọc răng sứ.

Vệ sinh răng miệng sai cách:

Việc sử dụng bàn chải cứng, chải răng theo chiều ngang hoặc chải với lực mạnh… là những sai lầm mà nhiều người thường mắc phải khi vệ sinh răng miệng. Đây cũng là một trong các nguyên nhân gây ra tổn thương lợi, tụt lợi và làm răng sứ bị hở ra.

Cách khắc phục tình trạng bọc răng sứ bị tụt lợi

Khi xảy ra tình trạng bọc răng sứ bị tụt lợi, bạn cần đến thăm khám ngay tại các nha khoa uy tín. Để bác sĩ có chuyên môn và nhiều kinh nghiệm xử lý.

Dựa trên các nguyên nhân gây tụt lợi, bác sĩ sẽ có các chỉ định giải pháp điều trị phù hợp:

  • Nếu tụt lợi do bác sĩ thực hiện sai kỹ thuật hoặc chế tác mão sứ không đúng kích thước, thì bác sĩ sẽ tiến hành tháo bỏ đi mão sứ. Sau đó sẽ lấy lại dấu hàm để thiết kế lại mão sứ mới khớp với cùi răng.
  • Nếu nguyên nhân gây ra tụt lợi là do chưa trị hết các bệnh lý về răng miệng, thì bác sĩ sẽ tháo mão sứ ra để điều trị cho khỏi hẳn trước, sau đó vệ sinh lại cùi răng rồi mới gắn răng sứ lại.
  • Nếu lợi bị tụt do dùng răng sứ bị kém chất lượng, thì bắt buộc phải bỏ răng sứ cũ và thay thế bằng loại răng sứ mới có chất lượng tốt hơn.

Bên cạnh đó, khách hàng cũng nên có chế độ chăm sóc răng kỹ càng tại nhà. Để hạn chế tình trạng tụt lợi xảy ra lần nữa bạn cần:

  • Nên đánh răng tối thiểu 2 lần/ngày bằng bàn chải lông mềm.
  • Chải răng nhẹ nhàng theo chiều dọc hoặc là chuyển động tròn.
  • Sử dụng thêm chỉ nha khoa và nước súc miệng để làm khoang miệng và sạch thức ăn thừa.
  • Nên thăm khám răng miệng định kỳ 6 tháng/lần. Để bác sĩ có thể kiểm tra chất lượng răng sứ và điều trị các bệnh lý răng miệng nếu xảy ra.

Bọc răng sứ bị tụt lợi tình trạng mà không ai mong muốn. Vì vậy, việc lựa chọn một nha khoa uy tín để đảm bảo quá trình bọc sứ diễn ra suôn sẻ và an toàn sức khỏe của bạn là rất quan trọng. 

THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYEN

Đặt lịch hẹn

THÔNG TIN CỦA QUÝ KHÁCH SẼ ĐƯỢC BẢO MẬT
Bài trước Bài sau

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Chóp răng là gì? Vai trò của chóp răng

Chóp răng là gì? Vai trò của chóp răng

Chóp răng hay cuống răng là một phần quan trọng của răng, nằm sâu bên dưới lợi và trong xương hàm. Đây là nơi các mạch máu và dây thần kinh đi vào răng để nuôi dưỡng và sửa chữa ngà răng, tạo cảm giác cho răng. Trong bài viết dưới đây, sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ về chóp răng.Chóp răng là gì?Chóp răng là thành phần quan trọng của răng, nằm ẩn dưới lớp lợi và trong xương hàm. Đây là phần đỉnh của chân răng, nơi các mạch máu và dây thần kinh đi vào răng, giúp cung cấp dưỡng chất, sửa chữa ngà răng và tạo cảm giác cho răng.Giải phẫu chóp răngPhần tận cùng của chân răng được gọi là chóp răng, nơi mà thân răng tiếp giáp với chân răng, kéo dài đến điểm cuối của chân răng. Khu vực này rất quan trọng do có lỗ chóp, giúp lưu thông của mạch máu và dây thần kinh vào và ra khỏi hệ thống ống tủy.Lỗ chóp là điểm kết nối giữa buồng tủy răng và các mô cũng như cấu trúc xương. Kết nối này rất quan trọng cho việc cung cấp các dinh dưỡng cho răng, vì các mạch máu, dây thần kinh đi qua lỗ chóp chịu trách nhiệm cung cấp cho tủy những chất dinh dưỡng cần thiết, oxy và thông tin cảm giác.Vai trò của chóp răngTrong lĩnh vực nha khoa, chóp răng đóng vai trò rất quan trọng, đặc biệt trong quy trình điều trị tủy và cấy ghép implant. Trong điều trị tủy, bác sĩ cần xác định và làm sạch chóp răng để loại bỏ hoàn toàn mô tủy bị nhiễm trùng hoặc viêm, đồng thời tạo điều kiện cho việc bịt kín hệ thống ống tủy. Việc xác định và xử lý các vấn đề chóp răng là điều cần thiết cho việc điều trị tủy và sức khỏe lâu dài của răng.Trong quá trình cấy ghép implant, vị trí chóp răng và sự liên kết với xương là yếu tố quan trọng để xác định được vị trí và góc đặt trụ implant phù hợp. Với mục đích nhằm đảm bảo rằng việc đặt implant diễn ra an toàn, đạt hiệu quả cao, bác sĩ cần đánh giá cẩn thận cấu trúc giải phẫu của chóp răng và lượng xương hiện có.Việc đánh giá và hiểu biết đúng về chóp răng rất quan trọng trong các quy trình nha khoa khác như nhổ răng, nội nha. Để tránh ảnh hưởng đến cấu trúc xung quanh và giảm thiểu việc phát sinh biến chứng sau phẫu thuật, bác sĩ phải thực hiện các thao tác qua chóp răng một cách tỉ mỉ.Các bệnh lý chóp răng thường gặpViêm quanh cuống răngViêm quanh cuống răng là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở những mô xung quanh cuống răng. Nguyên nhân chủ yếu do vi khuẩn từ tủy răng đã chết hoặc mô nha chu bị viêm xâm nhập vào. Ngoài ra, viêm quanh cuống răng cũng có thể do sai sót trong việc điều trị tủy.Để chẩn đoán viêm quanh cuống răng, bác sĩ dựa vào việc khám lâm sàng, thăm dò quanh răng và chụp phim X quang. Trong trường hợp nặng, cần sử dụng kháng sinh và phẫu thuật. Trong quá trình điều trị, bác sĩ sẽ làm sạch và tạo hình ống tủy, đặt Ca(OH)2 trong ống tủy để trung hòa mô viêm vùng cuống, sát khuẩn và hàn kín hệ thống ống tủy và phục hồi thân răng.Áp xe quanh chóp răngÁp xe quanh chóp răng là tình trạng mủ được hình thành ở chóp răng, bao gồm mô hoại tử, bạch cầu và vi khuẩn. Tình trạng này xảy ra do điều trị nội nha không thành công, chấn thương hoặc sâu răng xâm nhập vào tủy. Lúc ban đầu, vi khuẩn gây hại xâm nhập vào tủy răng, gây ra viêm hoặc chết tủy. Khi tủy răng đã chết, các vi khuẩn này tiếp tục xâm nhập và lây lan đến chóp răng, hình thành áp xe chóp răng.Để chẩn đoán áp xe răng, bác sĩ dựa vào những dấu hiệu và triệu chứng của người bệnh, khám lâm sàng và thực hiện những xét nghiệm. Bệnh được điều trị bằng cách chích rạch ổ mủ tại khối áp xe, điều trị tuỷ kết hợp sử dụng kháng sinh để giảm đau, ngăn chặn việc viêm nhiễm lan rộng, tăng cường miễn dịch và nâng cao thể trạng được tốt hơn.Hoại tử tủyHoại tử tủy là tình trạng tủy răng bị chết, đánh dấu giai đoạn cuối của viêm tủy răng mạn tính. Nguyên nhân gây ra bệnh chủ yếu do sâu răng. Quá trình này bắt đầu khi mảng bám tích tụ, tạo ra những lỗ trên men răng, tiến sâu vào tủy răng gây ra hoại tử.Để chẩn đoán hoại tử tủy, bác sĩ tiến hành thăm khám răng, nướu và các mô xung quanh. Nếu nghi ngờ viêm tủy hoặc tủy răng bị hoại tử, bác sĩ sẽ dùng máy thử tủy điện để tiến hàng kiểm tra.Bệnh được điều trị bằng cách loại bỏ đi phần tủy chết ra khỏi hệ thống tủy, làm sạch và hàn lại. Các lỗ sâu cũng sẽ trám lại để ngừa sâu răng tiến triển.Răng vĩnh viễn không đóng chópRăng vĩnh viễn không đóng chóp là tình trạng răng đang trong quá trình phát triển hoàn thiện nhưng lại xảy ra những vấn đề như: chấn thương, sâu răng, hay sang chấn do núm phụ, gây ra tổn thương tủy răng và làm dừng lại quá trình đóng chóp.Bác sĩ chẩn đoán răng vĩnh viễn không đóng chóp bằng cách khám lâm sàng và tiến hành chụp X – Quang. Tình trạng này rất khó chẩn đoán, ngay cả khi thấy có tổn thương thông với buồng tủy, do đó cần người bệnh hợp tác.Có nhiều phương pháp điều trị cho tình trạng răng vĩnh viễn chưa đóng chóp, bao gồm phương pháp kích thích đóng cuống và thực hiện nội nha tái sinh. Một phương pháp điều trị phổ biến là sử dụng Calcium Hydroxide để kích thích tổ chức mô cứng cùng tế bào quanh răng, từ đó thúc đẩy quá trình đóng chóp.Cách phòng ngừa bệnh lý chóp răngĐể bảo vệ và phòng ngừa các bệnh lý quanh chóp răng, bạn cần chú ý đến các yếu tố sau:Vệ sinh miệng đúng cách: Đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày và sử dụng thêm chỉ nha khoa để loại bỏ các mảng bám, thức ăn còn sót lại giữa kẽ răng. Dùng thêm nước súc miệng kháng khuẩn cũng giúp giảm vi khuẩn trong miệng.Thăm khám nha khoa định kỳ: Khám răng định kỳ giúp bác sĩ phát hiện sớm những vấn đề như viêm hoặc nhiễm trùng quanh chóp răng. Việc điều trị kịp thời sẽ giảm thiểu nguy cơ phát triển những bệnh lý nghiêm trọng hơn​.Điều trị triệt để những vấn đề răng miệng: Những vấn đề như sâu răng hay viêm tủy nếu không được điều trị sớm có thể dẫn đến viêm quanh chóp răng. Cần phải thực hiện điều trị tủy răng nếu có dấu hiệu viêm tủy hoặc những tổn thương khác để ngăn ngừa tình trạng này​.Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh: Giảm tiêu thụ những thực phẩm nhiều đường và nước uống có ga trong chế độ ăn uống, vì chúng có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây ra sâu răng và làm tăng nguy cơ mắc viêm quanh chóp răng.Tránh gây chấn thương cho răng: Dùng dụng cụ bảo vệ khi chơi thể thao hoặc tránh những thói quen xấu như nghiến răng, vì có thể gây ra áp lực lên răng và các mô xung quanh, dẫn đến tình trạng viêm nhiễm.Việc lưu ý đến các yếu tố này sẽ giúp bạn bảo vệ răng miệng và phòng tránh được những bệnh lý quanh chóp răng một cách hiệu quả. Nếu phát hiện dấu hiệu bất thường, hãy liên hệ ngay với bác sĩ nha khoa để nhận được tư vấn và điều trị sớm.Tổng quan, chóp răng là một cấu trúc giải phẫu quan trọng của răng, đóng vai trò thiết yếu trong sức khỏe, chức năng của răng. Việc hiểu rõ về các đặc điểm và tầm quan trọng của chóp răng là điều cần thiết để bác sĩ có thể cung cấp dịch vụ chăm sóc nha khoa chất lượng cao cho bệnh nhân.THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYENFacebook: https://www.facebook.com/nhakhoakaiyenclinicWebsite: https://kaiyennhakhoa.com/Hotline: 0813336666Địa chỉ: 99 Trần Não, phường An Khánh, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Xem thêm
Fluor là gì? Tác dụng của fluor đối với sức khỏe răng miệng

Fluor là gì? Tác dụng của fluor đối với sức khỏe răng miệng

Fluor là thành phần được nói đến nhiều trong các loại kem đánh răng giúp ngăn ngừa và phòng chóng sâu răng hiệu quả. Vậy Fluor là gì và chúng thật sự có tác dụng phòng ngừa sâu răng như lời quảng cáo không? Cùng Nha Khoa Quốc Tế KAIYEN tham khảo chi tiết hơn trong bài viết sau đây nhé!Fluor là gì?Fluor là vi chất dinh dưỡng có vai trò giúp phát triển răng, tạo ngà răng và men răng, hỗ trợ quá trình canxi hóa răng. Trong cơ thể mỗi người sẽ có khoảng 2g thành phần fluor, thường tập trung ở xương và răng và số ít khác nằm ở gân, dây chằng, mạch máu. Fluor là nguyên tố hóa học không mùi, không vị có trong nước và trong rau xanh, ngũ cốc, đậu,... Fluor tồn tại khi kết hợp với các chất khác như Calci, Phosphate trong tự nhiên hoặc ở trạng thái hòa tan trong nước.Lợi ích của Fluor với cơ thểFluor xuất hiện nhiều trong đời sống hằng ngày ở tự nhiên hay cả trong thực phẩm, nước súc miệng, kem đánh răng… Theo các chuyên gia, fluor này có nhiều tác dụng cho cơ thể, đặc biệt là răng và xương.Phát triển răngFluor có vai trò quan trọng cho sự quá trình phát triển răng, tạo ra ngà răng và men răng. Quá trình tích Fluor ở răng xảy ra từ lúc nhỏ, trong thời kỳ bắt đầu hình thành răng và phát triển răng vĩnh viễn sau này.Khi đó, Fluor sẽ kết hợp với canxi để kiến tạo men răng trong giai đoạn hình thành. Khi đã hình thành men răng, chúng tiếp tục tham gia vào việc tái khoáng men răng giúp răng trở nên cứng chắc hơn. Đồng thời, tái khoáng men răng còn làm ức chế các hoạt động của vi khuẩn tấn công men răng, giúp hạn chế tình trạng sâu răng một cách tốt hơn.Hình thành xươngĐối với cơ thể, Fluor là thành phần cấu tạo thành mô xương. Khi xương bị tổn thương, chúng có nhiệm vụ kích thích và tổng hợp collagen ở giai đoạn đầu để khôi phục vị trí xương gãy. Ngoài ra, Fluor góp vai trò quan trọng trong trong quá trình chống lão hóa xương. Hợp chất Natri Florua sẽ kích thích nguyên bào xương, từ đó giúp tăng cường khả năng tạo xương.Chuyển hóa canxi, photphoTheo các nghiên cứu, Fluor có ảnh hưởng tới một số bộ phận và hệ thống bên trong cơ thể. Khi cơ thể bị thiếu Fluor, nguy cơ men răng yếu và sâu răng sẽ rất cao. Còn nếu thừa thì sẽ làm rối loạn chuyển hóa photpho – canxi, gây tình trạng xốp xương. Vì vậy, việc cân bằng dưỡng chất này sẽ giúp quá trình chuyển hóa canxi và photpho thuận lợi hơn. Tại sao Fluor giúp ngăn ngừa sâu răng hiệu quả?Fluor là thành phần quan trọng trong việc giúp ngăn ngừa sâu răng, đồng thời tái khoáng men răng giúp cho răng chắc khỏe hơn. Tái khoáng hóa men răngNồng độ Fluor có ở lớp ngoài men răng giúp cho men răng chống lại sự tấn công của vi khuẩn. Trong sinh hoạt, ăn uống, axit từ thức ăn cùng vi khuẩn sẽ làm mòn men răng. Khi men răng bị mòn, răng không còn được bảo vệ nên sâu răng sẽ xuất hiện.Tuy nhiên, khi sâu răng ở giai đoạn đầu vừa mới xuất hiện thì tái khoáng hóa men răng bằng Fluor sẽ giúp ngăn chặn hình thành các lỗ sâu trên bề mặt răng.Tăng cường độ cứng của men răngCanxi trong men răng khi kết hợp với Fluor sẽ tạo thành một hợp chất giúp răng cứng hơn. Từ đó giúp hỗ trợ răng kháng lại các tác động của vi khuẩn và axit tốt hơn.Ức chế vi khuẩn gây sâu răngFluor có đặc tính kháng khuẩn nên có khả năng gây ra ức chế hoạt động của vi khuẩn Streptococcus mutans – một loại vi khuẩn gây ra sâu răng. Khi Streptococcus mutans không thể sản xuất axit thì quá trình phá hủy men răng sẽ trở nên chậm lại.Một số lưu ý khi cơ thể thiếu hoặc thừa Fluor Thành phần fluor có trong cơ thể sẽ có mức giới hạn nhất định đối với hoạt động sinh học, do đó việc thừa hay thiếu fluor đều sẽ mang đến vấn đề xấu cho sức khỏe răng miệng và cơ thể.Tình trạng thiếu FluorTình trạng thiếu fluor được xác định trong nước lượng Flour dưới 0,5mg/l, nó gây ra sâu răng và loãng xương. Ở mỗi chiếc răng sâu, lượng fluor thấp hơn nhiều so với răng bình thường, do đó độ cứng cũng không cao. Khi chịu tác động từ môi trường axit trong miệng, răng thiếu fluor sẽ dễ bị ăn mòn nhiều hơn.Ở trẻ em, fluor có vai trò giúp ngăn ngừa sâu răng 20 đến 40% nhưng không thể loại bỏ hoàn toàn sâu răng. Do ảnh hưởng từ những yếu tố như các loại đường và vấn đề vệ sinh răng miệng. Nhưng không vì thế mà phủ nhận được vai trò của fluor trong việc bảo vệ răng cũng như tránh khỏi các tác hại của vi khuẩn và bệnh sâu răng.Tình trạng thừa FluorTình trạng thừa hay còn gọi là ngộ độc fluor sẽ làm hủy hoại men răng. Khi đó, biểu hiện trên bề mặt của răng là xuất hiện các đốm trắng, vàng với kích thước to dần, từ xám chuyển sang vàng. Trên men răng cũng xuất hiện các rãnh bị ăn mòn, răng sẽ dễ bị vỡ hơn. Bệnh này gây ra tổn thương ở răng vĩnh viễn. Việc nhiễm fluor không chỉ làm biến đổi răng mà còn gây rối loạn chuyển hóa photpho - canxi khiến xương dễ bị biến dạng, dễ gãy hơn. Hướng dẫn cách dùng Fluor để vệ sinh răng miệngFluor mang lại nhiều tác dụng đối với răng miệng, nhưng nếu không biết cách sử dụng để vệ sinh răng miệng thì rất dễ đi ngược lại với mong đợi. Do đó, khi dùng kem đánh răng và nước súc miệng chứa Fluor để phòng ngừa những bệnh lý sâu răng hay viêm nướu, bạn cần phải tuân thủ các bước sau đây:Bước 1: Cho một lượng vừa đủ kem đánh răng có chứa Fluor và đánh răng. Khi đánh răng, hãy đưa bàn chải đánh theo chiều dọc lên xuống và thao tác nhẹ nhàng trong khoảng từ 1 đến 2 phút để hạn chế làm tổn thương nướu hay mòn men răng. Bước 2: Sau khi vệ sinh răng bằng bàn chải, hãy dùng 1 đoạn chỉ nha khoa để loại bỏ các mảng bám thức ăn còn sót lại tại kẽ răng, nơi mà bàn chải chưa làm sạch được.Bước 3: Sau khi đã vệ sinh răng miệng sạch, bạn nên dùng thêm nước súc miệng để làm sạch khoang miệng và giảm nguy cơ mắc các bệnh lý về đường hô hấp như viêm họng, ho, rát họng…Răng cứng chắc, không bị sâu răng và giữ được màu men trắng sáng chính là nhờ  fluor có trong răng và xương răng. Sử dụng fluor với liều lượng vừa phải sẽ hạn chế được nguy cơ ngộ độc fluor. Giữ thói quen đánh răng 2 lần/ngày cũng với kem đánh răng có fluor sẽ giúp cho răng bạn được khỏe mạnh và sáng bóng hơn.THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYENFacebook: https://www.facebook.com/nhakhoakaiyenclinicWebsite: https://kaiyennhakhoa.com/Hotline: 0813336666Địa chỉ: 99 Trần Não, phường An Khánh, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Xem thêm
Trẻ mọc thiếu răng sữa: Nguyên nhân và cách khắc phục

Trẻ mọc thiếu răng sữa: Nguyên nhân và cách khắc phục

Trẻ mọc thiếu răng sữa là tình trạng bất thường phổ biến nhất. Mọc thiếu răng có thể là triệu chứng của một số bệnh lý di truyền hoặc đơn lẻ. Tình trạng trẻ mọc thiếu răng sữa cần được phát hiện sớm nhằm can thiệp kịp thời, tránh những hệ quả không tốt cho sức khỏe răng miệng sau này.Dấu hiệu nhận biết trẻ mọc thiếu răng sữaRăng sữa ở trẻ em giữ vai trò quan trọng trong hoạt động ăn nhai, nói, thẩm mỹ và giữ chỗ cho răng vĩnh viễn trên cung hàm, giúp răng vĩnh viễn mọc thuận lợi và giúp xương hàm phát triển bình thường. Trẻ mọc thiếu răng sữa xảy ra với tỉ lệ thấp, thường không có triệu chứng, tuy nhiên có thể nhận biết trong những trường hợp dưới đây:Trẻ em mọc thiếu răng sữa có thể được phát hiện khi kiểm tra sức khỏe răng miệng thông qua việc đếm số răng sữa trẻ đã mọc tương ứng với độ tuổi.Một số trường hợp, mầm răng sữa không mọc lên được tạo thành nang răng có thể gây ra sưng, đau, thậm chí viêm nhiễm... trường hợp này trẻ sẽ được chẩn đoán thông qua khám chuyên khoa và chụp X quang.Răng vĩnh viễn mọc lệch cũng có thể là dấu hiệu nhận biết răng sữa bị mọc thiếu ở trẻ. Răng sữa không chỉ giữ vai trò hỗ trợ cho hoạt động nhai, nói ở trẻ trong những nằm đầu đời mà còn giúp tạo chỗ cho răng vĩnh viễn mọc, răng vĩnh viễn sẽ mọc ngay dưới chân của răng sữa. Khi trẻ thiếu răng sữa, răng vĩnh viễn sẽ dễ mọc lệch và bất thường về hình dáng.Ở trẻ bị sứt môi, hở hàm ếch, hội chứng Down, ...cũng thường có thiếu răng sữa.Lưu ý, một số trường hợp như bị nhổ nhầm hoặc chấn thương vùng hàm mặt làm cho trẻ bị mất răng có thể nhầm tưởng trẻ mọc thiếu răng sữa.Nguyên nhân trẻ mọc thiếu răng sữaTrẻ mọc thiếu răng sữa do nhiều nguyên nhân khác nhau. Di truyền là nguyên nhân phổ biến nhất, khi cha mẹ hoặc người thân có tiền sử mọc thiếu răng, trẻ cũng có khả năng tương tự.Bên cạnh đó, rối loạn phát triển là nguyên nhân khác, xảy ra khi hình thành mầm răng gặp bất thường từ khi trẻ còn trong bụng mẹ. Thiếu dinh dưỡng, đặc biệt là canxi, vitamin D và photpho, cũng có thể làm chậm hoặc ngăn chặn quá trình mọc răng sữa của trẻ. Ngoài ra, chấn thương hoặc nhiễm trùng trong giai đoạn đầu đời có thể làm tổn thương đến mầm răng, ảnh hưởng sự phát triển của răng.Cuối cùng, các yếu tố môi trường như tiếp xúc với hóa chất hoặc môi trường sống không lành mạnh cũng dẫn đến tình trạng trẻ mọc thiếu răng sữa. Phát hiện sớm các nguyên nhân này sẽ giúp cho phụ huynh có biện pháp điều trị kịp thời, đảm bảo sự phát triển răng miệng của trẻ khỏe mạnh.Trẻ mọc thiếu răng sữa có ảnh hưởng gì không?Trẻ mọc răng sữa có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nếu không phát hiện và xử lý kịp thời:Ảnh hưởng đến khả năng nhai và uống: Thiếu răng sữa có thể làm giảm đi hiệu quả ăn nhai của trẻ khiến cho trẻ gặp khó khăn trong quá trình nghiền nát thức ăn, từ đó gây ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng.Ảnh hưởng đến phát âm và nói chuyện: Răng sữa có vai trò quan trọng trong việc phát âm. Cho nên nếu thiếu răng sữa có thể dẫn đến khó khăn trong việc phát âm đúng, ảnh hưởng đến khả năng nói của trẻ.Ảnh hưởng đến sự phát triển của răng vĩnh viễn: Răng sữa không chỉ giúp cho việc nhai và giữ chỗ cho răng vĩnh viễn mà còn hỗ trợ sự phát triển của xương hàm. Thiếu răng sữa có thể làm chậm hoặc gây ra vấn đề về phát triển hàm mặt.Ảnh hưởng đến vẻ đẹp thẩm mỹ: Mọc thiếu răng sữa làm cho trẻ cảm thấy tự ti về ngoại hình do các khoảng trống khiến cho răng bị xô lệch gây ra mất thẩm mỹ, nhất là khi trẻ lớn lên và bắt đầu giao tiếp xã hội.Cách khắc phục trẻ mọc thiếu răng sữaĐối với trẻ mọc thiếu răng sữa, cần xác định mầm răng sữa có tồn tại không để có hướng xử trí.Trường hợp không có mầm răng sữa: Trẻ mọc thiếu răng sữa do không có mầm răng sữa không có nghĩa là trẻ sẽ thiếu răng vĩnh viễn. Nếu không có triệu chứng gì bất thường, cha mẹ cần theo dõi tình trạng sức khỏe răng miệng của trẻ và đưa trẻ đi khám nha khoa định kỳ.Trường hợp có mầm răng sữa nhưng bộ răng sữa bị mọc thiếu: Trường hợp này, răng sữa bị thiếu không thể mọc lên khỏi nướu được mà ở trong khung xương hàm. Khi đó, trẻ cần phải được can thiệp để giải phóng răng này ra khỏi nướu, nhằm đảm bảo cho quá trình mọc răng vĩnh viễn diễn biến thuận lợi và tránh các tình trạng viêm nhiễm có thể xảy ra.Có thể thấy, trẻ mọc thiếu răng sữa cũng gây nên những ảnh hưởng nhất định cho trẻ. Phụ huynh cũng nên lưu ý việc lựa chọn phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào tình trạng của bé, cũng tư vấn của bác sĩ nha khoa. Điều quan trọng là theo dõi sự phát triển răng miệng của trẻ thường xuyên để có thể can thiệp kịp thời khi cần thiết.THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYENFacebook: https://www.facebook.com/nhakhoakaiyenclinicWebsite: https://kaiyennhakhoa.com/Hotline: 0813336666Địa chỉ: 99 Trần Não, phường An Khánh, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Xem thêm
Lấy tủy răng xong bị sưng? Nguyên nhân và cách xử lý

Lấy tủy răng xong bị sưng? Nguyên nhân và cách xử lý

Lấy tủy răng là một phương pháp điều trị giúp khôi phục sức khỏe răng miệng khi gặp các vấn đề nghiêm trọng. Tuy nhiên, lấy tủy răng xong bị sưng có thể khiến nhiều người lo lắng. Vậy tình trạng này có vấn đề gì không? Hãy theo dõi ngay bài viết bên dưới đây nhé.Tại sao lại phải lấy tủy răngTủy răng là một mô liên kết bao gồm nhiều dây thần kinh và mạch máu. Tủy răng nằm bên trong hốc tủy và được bao quanh bởi mô cứng của răng. Do đó, khi tổn thương men răng và ngà răng thì tủy răng cũng bị ảnh hưởng.Một số nguyên nhân cần phải lấy tủy răng như:Tủy răng bị thối rữa, hoại tử, gây ra mùi hôi khó chịu khiến bạn e ngại khi giao tiếpRăng chết tủy, nếu không được điều trị sẽ dẫn đến viêm quanh chóp chân răng, áp xe răng, viêm hạch, viêm xương, ...Viêm tủy, nếu không điều trị kịp thời sẽ khiến vi khuẩn lan rộng, xương ổ răng tổn thương, dẫn đến mất răng.Sau lấy tủy răng xong bị sưng có làm sao không?Sau khi lấy tủy răng, cảm giác ê buốt là triệu chứng bình thường trong 24 giờ và sẽ dần biến mất. Tuy nhiên, nếu bạn gặp tình trạng sưng nướu, thì có thể là dấu hiệu đáng lo ngại. Một số triệu chứng bất thường như:Đau răng: Cảm giác đau xảy ra ngay cả khi bạn không ăn nhai.Sưng nướu kèm đau: Thường xảy ra sau khoảng 2 đến 3 ngày.Sưng nướu không đau: Dù không đau nhưng vẫn cần phải theo dõi cẩn thận.Nếu bạn gặp tình trạng lấy tủy răng xong bị sưng, bạn nên theo dõi cẩn thận và cần phải thông báo ngay cho bác sĩ để được tư vấn và xử lý kịp thời.Nguyên nhân khi lấy tủy xong bị sưngSưng nướu sau khi điều trị tủy răng thường xuất phát từ một số nguyên nhân như sau:Quá trình lấy tủy không triệt để: Nếu tủy viêm còn sót lại ở bên trong răng thì viêm tủy có thể tái phát.Trám bít ống tủy không đúng kỹ thuật: Việc không trám bít sát khít và đầy có thể gây ra tình trạng sưng.Chất lượng thuốc trám không đảm bảo: Thuốc trám kém chất lượng cũng dẫn đến biến chứng.Bác sĩ thiếu kinh nghiệm: Nếu bác sĩ thực hiện sai kỹ thuật, có thể làm thủng chóp hoặc sàn tủy, dẫn đến tình trạng sưng nướu.Cách xử lý sau khi lấy tủy răng bị sưngĐể xử lý tốt tình trạng lấy tủy răng xong bị đau thì bạn cần đến nha khoa uy tín để được thăm khám, chẩn đoán và tìm ra được nguyên nhân chính xác. Sau đó, thì bác sĩ mới có thể đưa ra được phương án điều trị phù hợp với tình trạng răng của bạn.Với trường hợp có thể phục hồi răng thì bác sĩ sẽ tiến hành điều trị lại tủy răng, trám bít ống tủy để đảm bảo sát khít hơn trước. Đồng thời, việc tiến hành bọc răng sứ để có thể khôi phục lại được hình dáng của răng, phục hồi được chức năng ăn nhai và bảo vệ răng hiệu quả. Nếu bạn bị viêm nha chu thì cần kết hợp với việc sử dụng thuốc để điều trị triệt để.Với trường hợp răng bị thủng sàn tủy hoặc chóp tủy thì không thể cứu được răng, khi đó cần phải tiến hành nhổ răng hỏng đi. Và để ngăn ngừa được biến chứng xảy ra sau khi nhổ răng thì cần được trồng lại răng phục hình với chức năng ăn nhai tốt và thẩm mỹ cao.Chăm sóc răng miệng sau lấy tủy như thế nào?Sau khi lấy tủy, bạn cần có chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh để giúp răng hồi phục nhanh chóng. Thực đơn hàng ngày nên đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, nhưng bạn cũng cần phải tránh để răng vừa điều trị thực hiện việc nhai hoặc hoạt động quá mức. Để bảo vệ răng tốt nhất, bạn hãy chú ý đến các nguyên tắc sau:Chọn thực phẩm thích hợp: Sau khi lấy tủy, bạn nên hạn chế các thức ăn có độ dai và cứng, vì răng vừa điều trị thường yếu. Thời gian lấy tủy càng lâu, răng càng dễ bị vỡ và giòn. Vì vậy, hãy ưu tiên các thực phẩm mềm, dễ nhai và tránh nhai trực tiếp lên vị trí của răng mới điều trị.Lưu ý nhiệt độ: Nhiệt độ của thức ăn cũng là yếu tố cần lưu ý. Tránh xa những món ăn và đồ uống quá nóng hoặc quá lạnh, vì có thể ảnh hưởng xấu đến răng sau khi lấy tủy cũng như răng thật. Không nên kết hợp các thực phẩm có nhiệt độ chênh lệch lớn cùng lúc, vì có thể gây sốc nhiệt cho răng và nướu.Vệ sinh răng miệng đúng cách: Để duy trì sức khỏe răng miệng tốt và giúp cho răng hồi phục nhanh chóng, hãy thường xuyên đánh răng và sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ các mảng bám. Hạn chế hút thuốc lá, uống rượu bia và tránh thực phẩm quá chua hoặc quá ngọt để bảo vệ sức khỏe răng miệng của bạn.Hy vọng với thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp cho bạn biết được sau khi lấy tủy răng xong bị sưng thì có đáng lo không. Nếu có bất cứ triệu chứng gì sau khi lấy tủy răng thì bạn cần phải liên hệ ngay cho bác sĩ điều trị và để có phương án xử lý phù hợp.THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYENFacebook: https://www.facebook.com/nhakhoakaiyenclinicWebsite: https://kaiyennhakhoa.com/Hotline: 0813336666Địa chỉ: 99 Trần Não, phường An Khánh, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Xem thêm
Trẻ bị sún răng: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Trẻ bị sún răng: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Răng sún là tình trạng rất dễ gặp ở trẻ nhỏ, nếu không được điều trị sớm dễ làm sức khỏe răng miệng của trẻ bị suy giảm. Do đó cha mẹ nên nhận biết sớm tình trạng sún răng để kịp thời can thiệp, giúp cho con tránh được những hệ lụy không đáng có này.Như thế nào là răng sún?Cấu tạo của răng gồm lớp vỏ cứng bên ngoài, men răng và ngà răng. Ở trẻ em, lớp men và ngà răng khá mỏng, có mức độ canxi hóa thấp và khá nhạy cảm nên dễ bị sâu và tổn thương. Tổn thương men răng làm cho răng của trẻ dần bị mủn và tiêu đi, thể tích thân răng bị giảm. Đây chính là tình trạng răng sún.Nguyên nhân gây ra trẻ bị sún răngTrẻ ăn quá nhiều đồ ăn nhanh, đồ ngọt, đồ nhiều đường, nước uống có ga và có màu,... cùng với việc không vệ sinh răng miệng trước khi đi ngủ hoặc có làm nhưng không tốt.Thiểu sản men răng do thiếu canxi, sinh non, thuốc kháng sinh, ăn uống tiếp xúc với các thực phẩm dễ làm phá hủy men răng.Bị sâu toàn hàm hoặc chế độ dinh dưỡng thiếu canxi, thiếu flour nên răng dễ bị tổn thương.Mẹ dùng thuốc kháng sinh khi đang mang thai ảnh hưởng sự phát triển răng của thai nhi, răng có độ cứng thấp và chất lượng men răng kém, dễ tổn thương.Chăm sóc răng miệng không đúng cách.Trẻ bị vàng da.Dấu hiệu trẻ bị sún răngSún răng thường gặp ở trẻ từ độ tuổi 1 đến 3 tuổi. Mặc dù không gây ra đau nhức như sâu răng nhưng phần răng bị sún thường có diện tích rộng và có khả năng lan truyền nhanh sang các răng khác nếu không được xử lý đúng cách. Đặc biệt, sún răng thường xảy ra ở răng cửa ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai và giao tiếp của trẻ.Ba mẹ có thể nhận diện trẻ bị sún răng qua những dấu hiệu như:Răng bị mủn, ố vàng, xỉn màu;Bề mặt răng đổi màu theo thời gian;Lớp men răng bị ăn mòn làm lộ ra lớp ngà răng;Trẻ cảm thấy đau nhức khi ăn;Thể tích răng mòn dần và ngày càng nhỏ lại đến tận chân răng. Trẻ bị sún răng có nguy hiểm gì không?Nhiều ba mẹ cho răng trẻ bị sún răng là bình thường không có gì đáng lo. Tuy nhiên, tình trạng sún răng nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời có thể gây ra nhiều hệ lụy khôn lường như:Ảnh hưởng đến khả năng ăn uống, phát âm: Răng bị sún nặng khiến cho trẻ gặp khó khăn khi nhai, thậm chí gây ra đau nhức khi ăn. Bên cạnh đó, sún răng còn gây ảnh hưởng đến khả năng phát âm của trẻ.Ảnh hưởng đến thẩm mỹ: Trẻ sẽ thấy xấu hổ khi cưới nói, thậm chí bị chọc ghẹo tạo cho bé tâm lý e ngại khi giao tiếp. Răng sữa chính là nền tảng cho răng vĩnh viễn. Nếu răng sữa bị sún, răng vĩnh viễn mọc lên có thể bị lệch lạc, lộn xộn gây mất thẩm mỹ và tốn kém khi thực hiện chỉnh nha.Nguy cơ mắc bệnh lý răng miệng: Trẻ bị sún răng có nguy cơ sâu răng cao hơn nhiều khi trưởng thành. Ngoài ra, sún răng có thể biến chứng thành áp xe, nhiễm trùng rất nguy hiểm.Ba mẹ nên làm gì khi trẻ bị sún răng?Xử trí tại nhàKhi phát hiện trẻ bị sún răng ở mức độ nhẹ, ba mẹ nên vệ sinh răng miệng cho trẻ đúng cách bằng bàn chải lông mềm và kem đánh răng có chứa flour ít nhất 2 lần mỗi ngày. Sau khi đánh răng, hãy dùng nước muối sinh lý để súc miệng nhằm giúp làm sạch khoang miệng và ngăn sự phát triển của vi khuẩn gây ra sâu răng, sún răng.Ngoài ra, ba mẹ cần tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi và flour tốt cho hàm răng của trẻ như cá, trứng, sữa tươi,... Đặc biệt, nên hạn chế các loại thực phẩm không tốt như nước ngọt, bánh kẹo, đồ ngọt có ga,... Các thói quen xấu như uống sữa ban đêm, cắn vật cứng cũng cần loại bỏ.Cho trẻ đi khám và can thiệp nha khoaBên cạnh việc áp dụng các biện pháp xử trí tại nhà, ba mẹ cần cho trẻ đi khám nha khoa để bác sĩ chẩn đoán chính xác tình trạng sún răng hiện tại. Từ đó bác sĩ sẽ tư vấn cách xử trí phù hợp cho bé. Một số giải pháp can thiệp nha khoa khi trẻ bị sún răng như trám răng, nhổ răng sữaTóm lại, trẻ bị sún răng là tình trạng phổ biến nhưng có thể xử trí triệt để nếu được điều trị đúng cách. Chính vì thế, ba mẹ cần chú ý đến việc chăm sóc và theo dõi sức khỏe răng miệng của trẻ, đồng thời nên đưa trẻ đi khám nha khoa định kỳ 3 đến 6 tháng/lần. Việc này sẽ giúp bác sĩ phát hiện bệnh lý răng miệng ở trẻ, tránh làm ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn khi trưởng thành.THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYENFacebook: https://www.facebook.com/nhakhoakaiyenclinicWebsite: https://kaiyennhakhoa.com/Hotline: 0813336666Địa chỉ: 99 Trần Não, phường An Khánh, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Xem thêm