Răng mọc lệch vào trong có nguy hiểm không? Cách khắc phục ra sao?
Răng mọc lệch vào trong là tình khá phổ biến hiện nay, tình trạng này gây mất thẩm mỹ, còn gây ảnh hưởng đến các bệnh lý về răng miệng. Vậy răng mọc lệch vào trong có nguy hiểm không? Phương pháp nào khắc phục hiệu quả tình trạng này.
Răng mọc lệch vào trong là gì?
Răng mọc lệch vào trong là tình trạng răng mọc không theo đường thẳng của khuôn hàm, răng có xu hướng cụp vào bên trong không khớp với hàm cắn để tạo thành một vòng cung vừa vặn. Tình trạng răng mọc lệch không đúng vị trí này thường được gọi là răng móm hay là răng quặp.
Răng mọc mọc lệch lạc vào trong làm ảnh hưởng xấu đến cuộc sống hàng ngày. Cụ thể:
- Gây ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng: Răng mọc lệch làm cho việc vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Bàn chải thông thường khó có thể tiếp cận được nên không thể làm sạch hết các mảng bám và thức ăn thừa. Điều này sẽ khiến các bệnh lý răng miệng dễ phát sinh và tiến triển xấu hơn.
- Ảnh hưởng đến sức khỏe: Người có răng mọc lệch vào trong có khả năng ăn nhai kém hơn so với răng phát triển bình thường. Điều này là do hai khớp cắn không cân đối, việc ăn nhai thức ăn bị ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa nên sẽ gián tiếp ảnh hưởng tới tình trạng sức khỏe của bạn.
- Tâm lý ảnh hưởng: Có rất nhiều bạn cảm thấy thiếu tự tin với mọi người xung quanh bởi hàm răng kém duyên của mình. Dần các bạn cũng trở nên khép kín và không thể hiện bản thân vì những ánh nhìn soi mói từ mọi người xung quanh.
Nguyên nhân làm cho răng mọc lệch vào trong
Các nguyên nhân khiến răng mọc lệch như sau:
- Răng quá lớn hoặc quá nhỏ so với cung hàm: Răng vĩnh viễn mọc có thể quá to hoặc quá nhỏ so với xương hàm. Nếu xương hàm nhỏ nhưng răng mọc quá lớn sẽ không đủ chỗ trên cung hàm nên răng phải xoay hoặc thay đổi vị trí khác để tồn tại. Ngược lại, nếu răng quá nhỏ sẽ có hiện tượng răng bị thưa.
- Do thói quen xấu: Các thói quen xấu như nghiến răng khi ngủ, cắn môi má, thở miệng, đẩy lưỡi hay nuốt lưỡi, chống cằm, mút ngón tay,… cũng là các nguyên nhân khiến răng bị mọc lệch từ khi còn nhỏ.
Một số trường hợp răng mọc lệch vào trong
Các răng trên hàm đều có nguy cơ mọc lệch, trong đó răng số 8 là răng có tỷ lệ mọc lệch cao nhất. Ngoài ra, cũng cóc các trường hợp răng mọc lệch khác như răng cửa, răng số 7,...
Răng cửa bị mọc lệch vào trong
Răng khôn bị mọc lệch gần, lệch xa và lệch má
Răng số 7 mọc lệch vào trong hoặc bị lùi ra ngoài
Răng hàm trên mọc lệch vào trong hoặc hướng ra ngoài
Răng hàm dưới có xu hướng mọc lệch nhiều hơn
Răng mọc lệch vào trong nguy hiểm không?
Răng mọc lệch vào trong hạn chế khả năng ăn nhai
Khi các răng trên hàm không đều nhau sẽ khiến khớp cắn bị lệch, thức ăn sẽ không được nghiền nát kỹ khi ăn nhai. Đồng thời, lực ăn nhai cũng bị yếu đi khiến bạn không ăn được nhiều món cứng.
Làm cho khả năng ăn nhai bị hạn chế dẫn đến tình trạng chán ăn. Lâu dài, làm cho sức khỏe toàn thân giảm sút, cơ thể suy nhược do không được cung cấp đủ các chất dinh dưỡng.
Răng cửa mọc lệch gây mất tính thẩm mỹ
Răng cửa mọc lệch ở vị trí ngoài cùng dễ nhận thấy, làm ảnh hưởng tới thẩm mỹ nụ cười và toàn bộ khuôn mặt. Bạn có răng cửa bị hô, mọc lộn xộn lệch vào trong hay bị chìa ra ngoài thường e ngại khi giao tiếp với mọi người xung quanh. Thậm chí, nhiều người trốn tránh việc tiếp xúc với người khác do tự ti về răng của mình.
Tăng thêm nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng
Răng mọc lệch vào trong tạo ra các khe hở giữa các răng, thức ăn dễ dính vào và rất khó để làm sạch. Theo thời gian, thức ăn này sẽ tạo nên các mảng bám bào mòn men răng, vi khuẩn phát triển tấn công dẫn tới các bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm nướu, nhiễm khuẩn răng miệng.
Những trường hợp răng khôn mọc lệch khiến cho vùng nướu bị sưng viêm, xuất hiện túi mủ dưới chân răng. Vi khuẩn từ túi mủ lây lan sang các mô lân cận, xâm nhập vào xương hàm dẫn tới việc viêm xương hàm, gây tiêu xương,...
Răng mọc lệch gây khó khăn cho việc phát âm
Việc phát âm chịu ảnh hưởng trực tiếp từ 3 bộ phận là răng, môi và lưỡi. Khi răng mọc lệch chen chúc nhau, đặc biệt là răng cửa có thể khiến cho bạn gặp tình trạng nói ngọng, nói đớt, làm cho bạn thiếu tự tin khi giao tiếp.
Tâm lý bị ảnh hưởng và tinh thần sa sút
Tâm lý của các bạn có răng mọc lệch dễ bị ảnh hưởng bởi cảm giác lo âu và tự ti về bản thân. Tinh thần trở nên nhạy cảm hơn và thường xuyên lo nghĩ về các nhận xét của mọi người xung quanh. Sự căng thẳng kéo dài sẽ làm cho bạn mất ngủ, ngủ không ngon, chán ăn,...
Phương pháp chỉnh nha khi có răng mọc lệch vào trong
Niềng răng
Niềng răng là phương pháp chỉnh nha dựa trên lực cơ học, có thể áp dụng linh hoạt ở nhiều trường hợp khác nhau. Độ tuổi niềng răng tốt là từ 12 đến 35 tuổi.
Thời gian niềng răng trung bình cho răng mọc lệch vào trong dao động từ 12 đến 24 tháng, thậm chí là 36 tháng đối với các trường hợp đặc biệt. Bạn có thể thấy sự thay đổi của răng từ khoảng 6 tháng niềng răng.
Hiện tại, niềng răng là phương pháp chỉnh răng mọc lệch phổ biến bởi chi phí phải chăng, bảo tồn được tối đa răng thật bạn sẽ có được hàm răng chắc khỏe sau khi điều trị.
Bọc răng sứ
Đây là phương pháp những ai mong muốn phục hình răng trong thời gian nhanh và chỉ áp dụng cho các răng mọc lệch vào trong ở mức độ nhẹ. Bạn chỉ mất từ 2 - 4 ngày là đã có một hàm răng đều và trắng sáng như mong muốn.
Với phương pháp bọc răng sứ, Bác sĩ sẽ tiến hành mài cùi răng để lắp mão sứ. Sau đó thực hiện lấy dấu hàm, chế tạo răng sứ đảm bảo cho các răng đều nhau như mong muốn. Sứ được lựa chọn với màu sắc tương đương với màu tự nhiên của răng nên đảm bảo về tính thẩm mỹ, giúp bạn tự tin khi trò chuyện.
Các cách phòng ngừa tình trạng răng mọc lệch
Để phòng ngừa răng mọc lệch hiệu quả, bạn nên lưu ý các điều sau:
Từ bỏ các thói quen xấu: Bạn cần thay đổi những thói quen xấu của bản thân, hay của trẻ nhỏ để hạn chế tình trạng răng mọc lệch như nghiến răng, thở bằng miệng, ngủ nằm sấp, mút ngón tay …
Đeo dụng cụ bảo vệ răng: Khi chơi thể thao, các hoạt động mạnh hay thói quen nghiến răng khi ngủ, bạn nên đeo dụng cụ bảo vệ răng miệng để hạn chế các lực tác động mạnh lên răng gây ra sang chấn khớp cắn, làm tổn thương cấu trúc răng và xương hàm.
Đối với trẻ em trong thời gian mọc răng: Bạn nên đưa trẻ đến thăm khám Nha khoa định kỳ để Bác sĩ theo dõi tình trạng răng miệng kỹ lưỡng, kịp thời đưa ra phương án khắc phục và ngăn chặn được tình trạng răng mọc lệch vào trong, ảnh hướng đến chất lượng cuộc sống về sau của trẻ.
THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYEN
- Facebook: https://www.facebook.com/nhakhoakaiyenclinic
- Website: https://kaiyennhakhoa.com/
- Hotline: 0813336666
- Địa chỉ: 99 Trần Não, phường An Khánh, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh