9 Cách Trị Đau Răng Sâu Hiệu Quả Tức Thời Tại Nhà
Khi bị đau răng sâu, người ta thường tìm đến các cách trị đau răng sâu tức thời với các “bài thuốc” dân gian. Bạn có thể dễ dàng thực hiện các cách trị đau răng sâu tại nhà như súc miệng bằng nước muối, rượu, giấm, đá lạnh hay thuốc giảm đau,.... Dưới đây KAIYEN xin tổng hợp một số cách chữa đau răng bị sâu nhanh tại nhà.
9 cách trị đau răng sâu nhanh tại nhà
Tình trạng đau sâu răng dẫn đến sâu răng thường ở mức khá nặng. Vì khi mới chớm sâu, bạn chưa bị đau hay nhức răng, khi sâu răng ăn sâu vào trong ngà răng và xâm lấn tới tủy răng, bạn mới cảm thấy các cơn đau nhức, khó chịu “hành hạ”.
Nước muối
Vệ sinh răng miệng bằng nước muối sẽ giúp phòng ngừa và giảm các cơn đau răng sâu nhanh chóng, hiệu quả. Khi nước muối tràn qua các kẽ răng và nướu sẽ giúp làm giảm ê buốt, đau nhức và loại bỏ những mảnh vụn thức ăn sót lại ở trong khoang miệng. Đồng thời, nước muối sẽ hạn chế cơn đau răng tiến triển tệ hơn bằng cách:
- Làm giảm sưng, viêm
- Tăng cường chữa lành vết thương
- Giảm đau họng
Cách thực hiện: Rót nước ấm vào cốc đã để sẵn muối nồng độ cao khuấy đều cho đến khi hòa tan. Súc miệng đều đặn mỗi ngày khoảng 4 đến 5 lần/ 1 ngày để giảm sưng viêm và chữa lành mô mềm. Mẹo chữa đau răng này khá hiệu quả với tình trạng đau răng do viêm nướu, viêm quanh chân răng.
Giảm đau răng sâu với rượu
Thành phần của rượu là cồn có tính sát khuẩn cao nên những lúc đau răng bạn có thể ngậm rượu để giảm đau nhức, sưng, cũng như loại bỏ được mùi hôi khó chịu trong miệng.
Không chỉ ngậm rượu trắng mới có tác dụng nhiều người đã dùng rượu hạt cau, hoặc rượu hạt gấc để giảm đau. Vì vậy, thay vì ngậm nước muối, bạn có thể ngậm rượu để làm giảm những cơn đau răng đồng thời kháng viêm hiệu quả.
Chườm lạnh hay chườm đá
Chườm đá lạnh là một trong những cách làm giảm đau răng sâu nhanh, an toàn và dễ thực hiện. Túi chườm lạnh hay đá lạnh sẽ làm tê liệt đi các dây thần kinh cảm giác, từ đó làm giảm đau răng nhanh chóng. Phương pháp này thường được áp dụng cho các trường hợp giảm đau răng khôn.
Lưu ý: Không nên chườm đá lạnh trực tiếp lên vùng má bị đau răng vì đá quá lạnh sẽ gây cảm giác khó chịu và giảm hiệu quả.
Phương pháp chườm đá sử dụng nhiệt độ thấp làm hạn chế lượng máu đến khu vực bị đau. Từ đó, cơn đau răng sẽ giảm một phần và tình trạng giảm sưng và viêm cũng sẽ thuyên giảm.
Bạn còn có thể thử một mẹo chữa đau răng khác tương tự với cách chườm lạnh. Các bước thực hiện như sau:
- Đặt đá viên trong lòng bàn tay ở cùng bên với phía đau răng. VD: Bạn bị đau răng bên phải, hãy để tay phải để giữ đá.
- Chà xát viên đá lạnh ở khoảng trống giữa ngón trỏ và ngón cái khoảng 7 phút hoặc cho đến khi bạn thấy tê ở khu vực này.
Các chuyên gia cho răng phương pháp này tạm thời chặn đi tín hiệu đau đến não do nhiệt độ thấp từ đá viên do đó đây cũng là một phương pháp để trị đau răng hiệu quả
Trị đau răng sâu với Gừng, Tỏi
Gừng và tỏi là một trong những cách giảm đau khi sâu răng. Do Tỏi có chứa một hoạt chất allicin có khả năng kháng khuẩn mạnh. Cho nên, bạn chỉ cần giã nát tỏi và gừng, với thêm 1 ít muối và đắp vào vùng răng bị sâu đau nhức, thì cơn đau của bạn sẽ dịu lại và cảm giác dễ chịu đi hơn rất nhiều. Tuy nhiên, bạn nên nhớ pha loãng tỏi vì có thể bị kích ứng hoặc phỏng nướu.
Cách thực hiện: Đem gừng và tỏi bóc vỏ rồi mang đi băm nhuyễn. Sau đó, trộn hai hỗn hợp này lại với nhau và đắp lên vùng răng bị sâu khoảng 15 đến 20 phút và súc miệng lại thật sạch với nước ấm. Hoặc bạn cũng có thể dùng máy xay hỗn hợp 2 đến 3 tép tỏi với vài lát gừng cùng với 150ml nước lúc rồi lọc lấy nước cốt và ngậm trong khoảng 15 phút
Thuốc giảm đau răng
Dùng thuốc giảm đau cũng là giải pháp mà nhiều người lựa chọn để làm giảm các cơn đau nhức tạm thời, tuy nhiên không nên mua thuốc giảm đau tùy tiện ở bên ngoài và lạm dụng chúng quá nhiều để tránh gây ra ảnh hưởng đến sức khỏe.
Bạn có thể dùng các loại thuốc giảm đau không kê đơn (OTC) như acetaminophen (Tylenol) hoặc ibuprofen (Advil) giúp giảm đau nhanh chóng và hiệu quả với những cơn đau răng sâu ở mức độ nhẹ đến trung bình.
Ví dụ như, Paracetamol dùng cho cả trẻ nhỏ và người lớn, nhưng Ibuprofen được bác sĩ khuyến khích không nên dùng cho trẻ nhỏ. Đặc biệt, trẻ em dưới 18 tuổi không được tự ý sử dụng Aspirin nếu không có chỉ định của bác sĩ.
Sử dụng đinh hương
Đinh hương có chứa Eugenol là một loại hợp chất gây tê tự nhiên giúp bạn giảm các cơn đau răng sâu hiệu quả. Không chỉ vậy, đinh hương còn có khả năng chống viêm, kháng khuẩn giúp chống nhiễm trùng răng và nướu.
Đây là cách trị đau răng sâu tại nhà được nhiều người áp dụng bằng cách dùng bông gòn thấm tinh dầu đinh hương, sau đó đặt lên chỗ đau răng. Nếu không có tinh dầu thì bạn còn có thể nhai đinh hương khô và giữ nó ở khu vực đau răng trong 30 phút việc nghiền nát đinh hương giúp cho đinh hương “tiết ra” tinh dầu bên trong giúp giảm đau răng sâu hiệu quả.
Uống trà bạc hà
Bạc hà có đặc tính gây tê, giúp làm dịu cơn đau răng. Ngoài ra, tinh dầu bạc hà cũng được biết đến như một hoạt chất kháng khuẩn và phòng hôi miệng hiệu quả
Để có thể làm trà bạc hà thì bạn chỉ cần ngâm lá bạc hà khô với nước sôi trong khoảng 20 phút, sau đó để nguội, Và bạn có thể dùng làm nước súc miệng hoặc dùng để uống. Ngoài ra, bạn có thể dùng túi trà bạc hà còn ấm để áp lên trên răng đau trong vài phút để xoa dịu cơn đau.
Nhiều người không thích trà bạc hà thì có thể dùng bông gòn thấm tinh dầu bạc hà và áp nó vào khu vực đau răng sâu. Đây cũng được xem là một mẹo chữa đau răng sâu hiệu quả.
Cỏ xạ hương (thyme)
Cỏ xạ hương (thyme) có khả năng sát trùng và kháng nấm vì có chứa thymol. Cho nên, nhiều chuyên gia cũng dùng lá thyme để trị đau răng tại nhà.
Cách sử dụng: Nhỏ một vài giọt tinh dầu cỏ xạ hương vào ly nước ấm để làm nước súc miệng 4 đến 5 lần/ngày. Nếu bạn không có cỏ xạ hương thì có thể dùng những phương pháp khác nhỏ vài giọt tinh dầu húng tây vào một miếng bông tiệt trùng và áp nó lên răng bị đau.
Sử dụng gel lô hội (nha đam)
Lâu nay, Gel lô hội được các chuyên gia sử dụng nhiều với mục đích y học như:
- Chữa lành các vết bỏng
- Xoa dịu các vết thương ngoài da
Hiện nay, Gel nha đam được dùng để làm sạch, làm dịu khu vực nướu răng bị sưng. Các chuyên gia cho rằng nha đam hoạt động như một chất kháng khuẩn tự nhiên tiêu diệt vi khuẩn gây sâu răng rất tốt.
Dùng lô hội trị đau răng cũng khá đơn giản, bạn chỉ cần áp gel lên khu vực đau và massage một cách nhẹ nhàng cho tới khi cơn đau dịu lại.
Lưu ý khi trị đau răng sâu tại nhà
Tất cả những cách giảm đau khi sâu răng kể trên đều là cách trị đau răng sâu tại nhà tức thời và không thể khắc phục được tình trạng đau kéo dài. Để biết được hướng khắc phục và những giải pháp điều trị sâu răng phù hợp, bạn nên đến trực tiếp bác sĩ để được thăm khám và định hướng giải pháp điều trị sâu răng hiệu quả.
Nếu đau răng sâu không được điều trị kịp thời, sẽ dẫn đến một loạt vấn đề nghiêm trọng hơn có nguy cơ phát sinh, bao gồm:
- Áp xe răng
- Bệnh nướu răng
- Viêm tủy răng
Vì vậy, bạn cần có một chế độ chăm sóc răng miệng cũng như nướu khỏe mạnh có thể là các biện pháp để phòng ngừa đau răng, áp xe răng hay viêm tủy răng. Bạn có thể thực hiện điều này với các bước như sau:
- Đánh răng bằng kem đánh răng có chứa fluoride hai lần/ngày.
- Hạn chế các thực phẩm hoặc thức uống chứa nhiều đường.
- Làm sạch khu vực kẽ răng và dưới đường nướu bằng chỉ nha khoa
- Không hút thuốc lá.
- Kiểm tra răng miệng đúng định kỳ.
- Nếu cơn đau răng kéo dài hơn 24 giờ, bạn hãy đến gặp nha sĩ để được tư vấn và điều trị.
Phương pháp hạn chế sâu răng nhanh
Khi nào cần gặp bác sĩ
Khi bạn gặp cơn đau răng sâu, hãy theo dõi tình trạng này trong vòng 24 giờ và tuân thủ các hướng dẫn dưới đây. Tuy nhiên, nếu tình trạng đau răng không cải thiện hoặc trở nên nghiêm trọng hơn, thì bạn nên liên hệ với bác sĩ ngay lập tức:
- Cơn đau răng không giảm dần theo thời gian mà ngày càng nghiêm trọng hơn.
- Thời gian đau răng kéo dài từ 2 ngày trở lên.
- Đau đầu khi mở miệng.
- Nhiệt độ cơ thể của bạn tăng cao.
- Bạn cảm thấy khó khăn khi nuốt hoặc thở.
THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYEN
- Facebook: https://www.facebook.com/nhakhoakaiyenclinic
- Website: https://nhakhoakaiyen.com/
- Hotline: 0818163366
- Địa chỉ: 99 Trần Não, phường An Khánh, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh