Sau Khi Nhổ Răng Khôn Xong Nên Ăn Gì - Kiêng Gì?

Sau khi nhổ răng khôn kiêng gì, ăn gì? Đây là một lưu ý hết sức quan trọng đối với người vừa nhổ răng khôn xong. Việc ăn uống sau khi nhổ răng không những có ảnh hưởng đến thời gian và quá trình lành hết thương mà còn có thể giúp đến việc giảm đau nhức. 

Nên vì vậy, các bạn cần chú ý đến việc ăn uống của mình để nhanh chóng khỏi bệnh và không ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày. Để giúp bạn có thêm kiến thức dinh dưỡng cho bệnh nhân, nha khoa KAIYEN gửi đến các bạn bài viết dưới đây!

sau khi nhổ răng khôn

Sau khi nhổ răng khôn nên ăn gì?

Yếu tố hàng đầu về ăn uống sau khi nhổ răng khôn là cách thức chế biến. Vết thương còn mới lúc này không được dùng lực nhai quá mạnh. Do đó, sau khi nhổ răng khôn bạn nên ăn những thức ăn thành dạng lỏng, loãng sao cho dễ ăn, dễ nuốt. Trong 2 tuần đầu tiên, bạn có thể tham khảo một số món ăn sau:

  • Có thể ăn đa dạng các loại cháo như: cháo thịt, cháo cá, cháo tôm… Xay nhuyễn các loại thực phẩm này, khi nấu có thể kèm các loại rau xanh (như rau dền, bí đỏ…) để có thêm nhiều chất xơ. 
  • Ngoài ra, bạn có thể chế biến kiểu ninh hoặc hầm nhừ để đổi bữa, tránh đồ ăn bị ngán. Tích cực bổ sung các chất đạm từ hải sản thay cho chất đạm động vật. Trong các loại hải sản có chứa một hàm lượng protein và thêm nhiều các dưỡng chất thiết yếu khác khá cao. Đặc biệt là chứa các loại axit béo omega-3, khoáng chất và chất béo có độ bão hòa thấp, giúp có lợi đến các hoạt động răng miệng.
  • Bổ sung thêm các loại vitamin và khoáng chất lấy từ các loại rau, củ, quả. Uống các loại nước trái cây ép hoặc nước ép từ một vài loại rau củ có tính mát như: cà rốt, rau má đem lại lợi ích cho răng miệng và làm tăng cường sức đề kháng tốt hơn cho cơ thể.
  • Lưu ý không nên ăn khi thực phẩm khi chúng còn quá nóng và hạn chế cho thêm các gia vị cay, chua vào món ăn vì dễ gây kích ứng. Vết mưng nhạy cảm với nhiệt. Việc ăn uống không cẩn trọng sẽ khiến cho tình trạng sưng tấy và đau nhức của bạn càng thêm kéo dài.

Top 13 thực phẩm bạn nên ăn sau khi nhổ răng khôn


  1. Súp, cháo, nước dùng
  2. Bột yến mạch với trái cây băm
  3. Trứng cuộn
  4. Kem
  5. Phô mai
  6. Rau củ quả xay nhuyễn hoặc nghiền: vd: Khoai tây nghiền
  7. Sữa chua
  8. Sữa tươi
  9. Sinh tố
  10. Mỳ sợi mềm, bún, miến
  11. Trái cây: chuối, bơ
  12. Cá hồi
  13. Bánh pudding

Nhổ Răng Khôn xong cần Kiêng những Gì?

kiêng gì sau khi nhổ răng khôn

Sau khi nhổ răng khôn bạn cần kiêng những thức ăn quá cứng hay quá giòn và cố gắng không nên cắn vào vị trí ổ răng vừa nhổ. Cũng nên kiêng những thực phẩm có tính axit cao, cay nóng và các thực phẩm chứa chất kích thích, những thực phẩm này đều có thể gây tổn thương vào vết thương răng của bạn. Cụ thể như sau:

Các loại thực phẩm cứng, vụn

Sau khi nhổ răng khôn thì việc kiêng ăn những thực phẩm cứng là cần thiết. Bởi khi sử dụng chúng bạn sẽ phải hoạt động cơ miệng nhiều, và có thể gây tổn thương nếu chúng va chạm vào khu vực mới nhổ răng.

Tiếp theo, là các thực phẩm dễ gây ra vụn, chẳng hạn như bánh quy hay bánh mì,… vì lúc này có thể không cẩn thận vụn sẽ rơi vào vị trí của vết thương và rất khó làm sạch.

Các loại thực phẩm quá cay nóng hoặc thức uống có tính axit cao

Các thực phẩm quá cay nóng hay có chứa nhiều axit như chanh, đồ ăn nhanh, bánh ngọt,… cũng có thể sẽ làm tổn thương đến cục máu đông dẫn đến thời gian lành thương sẽ lâu hơn.

Vì vậy, đây cũng là một trong những thực phẩm cần chú ý khi nhổ răng khôn xong nên kiêng ăn gì.

Sau nhổ răng khôn cần kiêng đồ uống có ga & đồ uống có chất kích thích

Các loại nước có ga hay các loại nước có chứa chất kích thích như: rượu, bia, cafe,… đều là những thực phẩm không nên dùng đối với một người mới nhổ răng khôn xong.

Ngoài việc ảnh hưởng tới sức khỏe thì chúng còn làm giảm tác dụng của thuốc giảm đau, và có thể bạn sẽ bị đau trở lại.

Xem thêm:


Có Nên Nhổ Răng Khôn Không? Trường Hợp Nào Cần Nhổ

Nhổ Răng Khôn Bao Lâu Hết Đau Và Các Phương Pháp Làm Giảm Đau

Nhổ răng khôn mấy ngày ăn cơm được?

 
Bên canh chế độ ăn sóc răng miệng thì thời gian lành thương sau nhổ răng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tay nghề bác sĩ, phương pháp nhổ răng, thể trạng người bệnh. 
 
Nếu đảm bảo được các yếu tố này thì thường chỉ sau 1 - 2 ngày người bệnh có thể ăn cơm trở lại. Tuy nhiên, sau đó vẫn cần chú ý không tác động mạnh với vị trí nhổ răng, tránh làm tổn thương và viêm nhiễm. 

Một số lưu ý khác để nhanh hết đau khi nhổ răng khôn

lưu ý để nhanh hết đau khi nhổ răng khôn

Sau khi nhổ răng khôn, đừng vì sợ đau mà bỏ qua thói quen vệ sinh răng miệng. Nếu vệ sinh không đều đặn sẽ khiến vùng tổn thương bị viêm nhiễm dễ sản sinh ra các bệnh lý về răng miệng khác.

Người bệnh cần lưu ý đến một số vấn đề khi vệ sinh răng miệng như:

  • Sử dụng chỉ nha khoa nhẹ nhàng làm sạch kẽ răng sau khi ăn và đánh răng đều đặn 2 lần/ngày.
  • Sử dụng bàn chải có lông mềm.
  • Chải răng một cách nhẹ nhàng có thể không được dùng lực quá mạnh, đặc biệt là vùng nướu tại nơi răng khôn đã nhổ.
  • Không dùng nước muối để súc miệng ít nhất trong vòng 2 tuần đầu.
Các bạn có thể tham khảo bài viết: Nhổ răng khôn bao lâu thì lành? để hiểu rõ hơn về quá trình lành vết thương khi nhổ răng khôn nhé!

Thông qua bài viết trên, hy vọng bạn đã có thể note cho mình những món ăn nên và không nên ăn trong quá trình điều trị răng khôn. Để đẩy nhanh quá trình điều trị, chế độ ăn uống cũng sẽ là một những nhân tố tác động lên chúng nên nếu các bạn muốn kết thúc sớm thì nên chú ý vấn đề này nhiều hơn.

Đặt lịch hẹn

THÔNG TIN CỦA QUÝ KHÁCH SẼ ĐƯỢC BẢO MẬT
Bài trước Bài sau

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Hôi miệng: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

Hôi miệng: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

Bệnh hôi miệng là tình trạng hơi thở có mùi hôi, mùi thường xuất phát từ khoang miệng. Vậy nguyên nhân gây ra hôi miệng là gì, có cách khắc phục nào? Cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!Bệnh Hôi miệng là gì?Hôi miệng là một triệu chứng thường gặp, tuy không gây ra nguy hiểm gì nhưng nó lại ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt, giao tiếp hàng ngày của bạn. Người bị hôi miệng sẽ phát ra hơi thở có mùi hôi khó chịu khi nói cười hoặc khi thở bằng miệng. Nguyên nhân gây ra hôi miệngVi khuẩn gây hôi miệngSự sản sinh ra hợp chất sulphur có thể là do vi khuẩn kỵ khí Gram âm, có chức năng phân giải protein nên tạo ra được các hợp chất này. Các vi khuẩn này thường xuất hiện ở những vị trí ứ đọng như các túi nha chu, lưỡi, kẽ răng hay sâu răng. Nếu không được loại bỏ, chúng sẽ là nguyên nhân gây ra bệnh hôi miệng. Nguyên nhân hôi miệng tạm thờiKhi ăn uống thực phẩm như rượu, thuốc lá, hoặc các thực phẩm cung cấp hàm lượng protein, lượng đường cao như sữa, khi phân huỷ trong miệng sẽ làm giải phóng các amino axit chứa nhiều hợp chất sulphur;Hành, tỏi cũng là loại thực phẩm có chứa hàm lượng sulphur cao, có thể đi xuyên qua lớp lót đường ruột vào trong máu, sau đó giải phóng vào phổi rồi bốc hơi ra ngoài;Hút thuốc lá cũng gây ra tình trạng hôi miệng;Hơi thở có mùi vào buổi sáng sau khi ngủ dậy cũng liên quan đến việc giảm sản xuất và tiết nước bọt, dẫn đến làm khô miệng tạm thời và gây ra hôi miệng.Hôi miệng do các vấn đề trong khoang miệngCó rất nhiều nguyên nhân gây ra hôi miệng xuất phát từ trong miệng. Khác với hôi miệng tạm thời hay vi khuẩn, đây là nguyên nhân do bệnh lý hay những vấn đề trong miệng.Bệnh nha chu, nướu: đây là bệnh gây ra hôi miệng như viêm nha chu, viêm nướu, viêm quanh răng, áp xe,...Các vết lở loét ác tính hay nguyên nhân tại chỗ cũng là nguyên nhân gây hôi miệng.Tác dụng của một vài loại thuốc, xạ trị, hóa trị.Giảm tiết nước bọt.Hội chứng Sjogren.Bị nấm Candida ở miệng.Bệnh về xương: viêm tủy xương, viêm ổ răng khô, hoại tử xương và các bệnh ác tính khác. Những nguyên nhân hôi miệng khácBị hôi miệng thường xuyên có thể là do nguyên nhân bên ngoài miệng như:Sử dụng các loại thuốc: có thể gây hôi miệng như amphetamine, chloral hydrate, các thuốc gây độc tế bào, dimethyl sulphoxide, disulfiram, nitrate và nitrite, phenothiazine;Các bệnh lý toàn thân: Nhiễm trùng mũi họng như rối loạn hô hấp (mũi, xoang, amidan,...), có thể gây hôi miệng;Các bệnh về dạ dày - ruột: Hôi miệng là triệu chứng điển hình và thường xuyên của bệnh trào ngược dạ dày. Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori cũng gây ra viêm loét dạ dày, đây cũng là nguyên nhân gây hôi miệng;Bệnh tiểu đường, bệnh về gan, thận,... cũng có dẫn đến nguy cơ gây hôi miệng do sự phân huỷ mỡ trong cơ thể;Hội chứng mùi cá ươn: Đây là hội chứng di truyền rất hiếm gặp. Nguyên nhân do cơ thể bị rối loạn chuyển hóa, không chuyển hóa được trimethylamine có trong thực phẩm có mùi tanh, làm cho hóa chất bị tích tụ bên trong cơ thể, đặc biệt là ở gan, trước khi chất này được bài tiết ra ngoài.Triệu chứng đi kèm thường thấy của chứng hôi miệngHôi miệng sẽ đi kèm theo một số triệu chứng khác như:Có lớp màu trắng trên lưỡi vì khuẩn sẽ phát triển ở bề mặt lưỡi, đặc biệt là ở mặt sau lưỡi, vị trí không được chú ý vệ sinh.Khô miệng do vi khuẩn phát triển có thể gây giảm tiết nước bọt.Miệng có vị chua vì protein do vi khuẩn tiết ra gây ảnh hưởng đến vị giác.Hôi miệng hơn vào buổi sáng do ban đêm vi khuẩn sinh sôi.Cách xác định nguyên nhân gây ra hôi miệngTiền sử bệnh: bác sĩ khai thác tiền sử các bệnh răng miệng đã mắc phải, các bệnh lý nội khoa liên quan, tiền sử dùng thuốc.Nướu răng, lợi: kiểm tra tình trạng răng xem phát hiện sâu, viêm quanh chân răng, viêm lợi hay không.Kiểm tra hơi thở: đánh giá mùi dựa trên thang điểm, đặc biệt là vùng gốc lưỡi. Bác sĩ có thể cạo vùng trắng ở lưỡi để xét nghiệm tìm ra vi khuẩn, nấm.Cách điều trị hôi miệng hiệu quảKhi bị hôi miệng kéo dài, bạn cần tới gặp bác sĩ để được thăm khám để tìm ra nguyên nhân gây ra, từ đó có hướng điều trị phù hợp. Đa số người bị hôi miệng là do không vệ sinh răng miệng kỹ càng hoặc do các bệnh lý răng miệng.Nếu bạn bị như sâu răng, cao răng hoặc bị viêm quanh răng thì sẽ được chỉ định can thiệp nha khoa đầu tiên. Nếu như nguyên nhân không phải do các bệnh lý răng miệng hoặc đã can thiệp nha khoa mà vẫn còn hôi miệng thì bạn cần thăm khám chuyên khoa khác như tai - mũi - họng, tiêu hóa, tiết niệu,... để tìm ra nguyên nhân chính xác, từ đó sẽ có cách điều trị phù hợp.Với tình trạng hôi miệng tạm thời do thức ăn đồ uống có mùi, bạn có thể sử dụng kẹo cao su hoặc nước súc miệng, các loại dung dịch xịt thơm miệng để làm giảm bớt mùi hôi.Nếu đã bị hôi miệng, bạn cần cân nhắc khi sử dụng các loại thuốc làm giảm tiết nước bọt, tránh làm tình trạng bệnh trầm trọng hơn. Bạn cũng cần lưu ý bổ sung đủ nước cho cơ thể để tránh bị khô miệng gây ra hôi miệng.Vệ sinh răng miệng là cách tốt để phòng ngừa và điều trị hôi miệng. Bạn nên vệ sinh răng miệng ít nhất 2 lần/ngày vào buổi sáng khi ngủ dậy và buổi tối trước khi bạn đi ngủ. Cần phải vệ sinh răng miệng đúng cách và thường xuyên để đảm bảo răng miệng của bạn luôn sạch sẽ. Ngoài ra, bạn cần sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ các mảnh vụn còn sót lại sau khi ăn. Nên cạo lưỡi và sử dụng nước súc miệng để hạn chế tối đa tình trạng mảng bám và các vi khuẩn trên bề mặt lưỡi. Đồng thời, khoảng 4 đến 6 tháng nên đi khám nha khoa định kỳ và thực hiện can thiệp nha khoa nếu cần. Biện pháp phòng ngừa hôi miệngThay đổi lối sống: uống nhiều nước, hạn chế nước ngọt, cà phê và trà để tránh bị mất nước. Tránh ăn thực phẩm có mùi.Vệ sinh răng miệng thường xuyên: không nên đánh răng quá mạnh, đánh răng đủ thời gian và kỹ thuật. Sử dụng kem đánh răng chứa flour, thay bàn chải 3 tháng/lần. Kết hợp sử dụng chỉ nha khoa sau bữa ăn.Không hút thuốc: không hút thuốc vừa tránh cho răng miệng có mùi hôi, vừa tránh được các bệnh lý không mong muốn cho cơ thể.Khám răng miệng định kỳ để phát hiện sớm các vấn đề về răng miệng.Khám bệnh định kỳ để phát hiện được các bệnh lý tiềm ẩn gây hôi miệng.Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin về tình trạng hôi miệng. Việc vệ sinh răng miệng hiệu quả sẽ giúp cho khoang miệng được sạch sẽ, giảm tình trạng có mùi khó chịu xuất hiện.THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYENFacebook: https://www.facebook.com/nhakhoakaiyenclinicWebsite: https://nhakhoakaiyen.com/Hotline: 0818163366Địa chỉ: 99 Trần Não, Phường An Khánh, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Xem thêm
Sau khi tẩy trắng răng có được uống bia không?

Sau khi tẩy trắng răng có được uống bia không?

Sau khi tẩy trắng răng có được uống bia không? Đây là thắc mắc của nhiều khách hàng, đặc biệt là các quý ông. Vậy cần lưu ý những gì sau khi tẩy trắng răng?. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp vấn đề này cho bạn nhé.Sau khi tẩy trắng răng có được uống bia không?Tẩy trắng răng là phương pháp dùng các chất oxy hóa như Carbamide Peroxide hoặc Hydrogen Peroxide, kết hợp cùng với ánh sáng xanh để xóa tan các phân tử màu sậm trên răng.Răng sau khi được tẩy trắng sẽ loại bỏ được các vết ố vàng gây mất thẩm mỹ. Đây là cách lấy lại vẻ trắng sáng nhanh và hiệu quả.Tuy nhiên, bác sĩ thường khuyên chúng ta nên chú ý đến cách chăm sóc răng miệng và hạn chế ăn thực phẩm đậm màu như trà hoặc cafe, để tránh làm răng bị ố vàng trở lại.Vậy sau khi tẩy trắng răng có được uống bia không? Bia cũng là một loại thức uống được bác sĩ khuyến cáo không nên uống sau khi tẩy trắng răng. Lý do là vì trong bia có tính axit và độ cồn cao. Các chất này có khả năng tác động và làm ăn mòn men răng cao.Răng thường rất nhạy cảm và chưa hoàn toàn ổn định sau khi thực hiện tẩy trắng nên axit và cồn trong bia có thể ảnh hưởng đến màu răng. Thậm chí là màu vàng của bia có thể bám vào răng rất khó vệ sinh.Bia còn làm hạn chế đi khả năng tiết nước bọt khiến cho răng miệng mất đi chức năng tẩy rửa tự nhiên. Làm cho vi khuẩn và các mảng bám dễ tích tụ gây nên tình trạng hôi miệng và vàng răng.Vì những lý do vừa nêu trên, để cho kết quả tẩy trắng răng được như mong đợi thì bạn nên hạn chế uống bia sau khi tẩy trắng răng.Sau khi tẩy trắng răng bao lâu thì được uống biaSau khi tẩy trắng răng tại nha khoa, bạn sẽ được bác sĩ hướng dẫn cách chăm sóc răng miệng và những việc cần kiêng cữ để răng được tốt. Bạn cần lưu ý không nên ăn uống các loại thức uống đậm màu như: bia, rượu, trà, cafe… trong vòng 48 – 72 tiếng đầu tiên kể từ sau khi thực hiện tẩy trắng răng.Răng cần có thời gian để ổn định và thích nghi với các loại thực phẩm nên để đảm bảo răng trắng sáng tuyệt đối, bạn nên hạn chế việc uống bia rượu trong 1 đến 2 tuần.Bạn thường khó nhận thấy màu răng thay đổi bằng mắt thường, nhưng nếu uống nhiều bia thì răng sẽ dần bị ngã màu. Nếu bạn gặp phải tình huống bắt buộc phải uống bia thì có thể tham khảo cách uống bia dưới đây để hạn chế răng bị ngã màu.Mẹo giảm ảnh hưởng của bia sau khi tẩy trắng răngTẩy trắng răng có được uống bia không? Các chuyên gia nha khoa khuyên không nên uống. Trên thực tế có không ít trường hợp vì lý do khách quan mà bạn phải uống bia sau khi tẩy trắng. Khi này, bạn có thể dùng 1 số mẹo dưới đây để giảm thiểu đi tác động của việc uống bia:Dùng ống hút để uống bia giúp bia không dính vào răng. Từ đó hạn chế tình trạng bia tiếp xúc trực tiếp lên bề mặt răng.Pha loãng bia với đá hoặc nước lọc để bảo vệ răng trước ảnh hưởng của cồn và axit có trong bia. Bạn có thể uống 1 ngụm nước lọc ngay sau khi uống bia.Một số lưu ý sau khi tẩy trắng răngCâu trả lời cho thắc mắc tẩy trắng răng có được uống bia không đã được giải đáp trên đây. Việc kiêng cữ không chỉ dừng lại ở đây nếu bạn muốn sở hữu một hàm răng luôn trắng sáng. Một số lưu ý giúp bảo vệ kết quả tẩy trắng răng được dài lâu:Chăm sóc răng miệngChăm sóc, vệ sinh răng miệng là điều quan trọng. Đặc biệt là sau khi tẩy trắng thì việc này càng trở nên cần thiết hơn. Luôn ghi nhớ đánh răng ít nhất 2 lần/ngày bằng bàn chải chuyên dụng. Tăng cường làm sạch bằng chỉ nha khoa và nước súc miệng.Chế độ ăn uốngNgoài rượu bia thì các loại thức uống có ga, thực phẩm màu và đặc biệt là rượu vang cần nên hạn chế. Thuốc lá và cafe được xem là nguyên nhân chính gây ra xỉn màu răng ở nam giới, hãy loại bỏ thói quen này. Hãy bổ sung thêm vitamin và khoáng chất để cho răng và nướu được chắc khỏe hơn nhé.Khám răng định kỳ6 tháng/1 lần là một con số hợp lý và thường được khuyến cáo nên thực hiện việc thăm khám răng định kỳ. Thăm khám định kỳ nhằm phát hiện và có các giải pháp kịp thời cho các vấn đề răng miệng mà bạn có thể gặp phải.Trên đây là những thông tin về tẩy trắng răng có được uống bia không, với những thông tin ở trên có thể giúp bạn hiểu hơn về tác hại của bia đến răng miệng sau khi tẩy trắng răng.THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYENFacebook: https://www.facebook.com/nhakhoakaiyenclinicWebsite: https://nhakhoakaiyen.com/Hotline: 0818163366Địa chỉ: 99 Trần Não, Phường An Khánh, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Xem thêm
Răng cửa thưa: Nguyên nhân và cách khắc phục

Răng cửa thưa: Nguyên nhân và cách khắc phục

Răng cửa thưa không chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ khi nói cười nhưng còn tác động đến cấu trúc xương hàm, khả năng phát âm và sức khỏe răng miệng của bạn. Hãy tìm hiểu nguyên nhân gây ra và cách khắc phục răng cửa thưa.Răng cửa thưa ảnh hưởng như thế nào?Gây kém thẩm mỹ, mất tự tin:Răng cửa bị hở làm ảnh hưởng trực tiếp đến thẩm mỹ toàn gương mặt. Vì thế, khuyết điểm này khiến bạn cảm thấy mất tự tin khi giao tiếp.Ảnh hưởng đến phát âm:Khi răng cửa hở và to có thể dẫn đến phát âm không rõ ràng, gây khó khăn trong hoạt động giao tiếp hằng ngày.Ảnh hưởng sức khỏe răng miệng:Tại vị trí hở răng cửa, thức ăn dễ bị mắc kẹt, tạo điều kiện cho vi khuẩn hình thành và tấn công vào răng. Đây là nguyên nhân gây ra các bệnh lý như sâu răng, viêm nha chu,… nếu không điều trị có thể dẫn đến hậu quả mất răng.Tăng nguy cơ sai lệch khớp cắn:Răng cửa mọc thưa, sai vị trí làm tăng nguy cơ sai lệch khớp cắn, thậm chí làm cho khung xương hàm bị biến dạng. Từ đó ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai và gây mất tính thẩm mỹ.Nguyên nhân gây răng cửa thưaRăng cửa thưa không phải là tình trạng hiếm gặp, xuất phát từ nhiều nguyên nhân, phổ biến vẫn là các tác nhân sau:Mất cân đối giữa kích cỡ răng và cung hàm: Khi kích thước của răng quá nhỏ so với độ rộng cung hàm thì việc lấp đầy khoảng trống là điều không thể, dẫn đến tình trạng răng thưa.Thiếu mầm răng: Mầm răng vĩnh viễn bị thiếu bẩm sinh hoặc mọc ngầm tạo nên những khoảng trống lớn. Khi đó, các răng bên cạnh sẽ có xu hướng nghiêng dần về răng bị thiếu khuyết, gây ra xô lệch và tình trạng răng cửa thưa.Do răng bị vẩu hoặc mọc chìa: Một trong hai chiếc răng cửa bị mọc lệch lạc, chìa ra ngoài hoặc cụp vào bên trong cũng là nguyên nhân tạo nên kẽ hở ở răng cửa.Bệnh lý răng miệng: Các bệnh lý răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu, mòn cổ chân răng,… cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng răng cửa thưa.Do thói quen xấu sinh hoạt hàng ngày, điển hình như: xỉa răng bằng tăm, dùng lưỡi đẩy răng, chống cằm,… đều có thể gây ra nguy cơ răng cửa bị thưa và làm khớp cắn ở 2 hàm sai lệch nghiêm trọng.Răng cửa thưa nên làm gì?Trám răng thẩm mỹ:Nhiều người băn khoăn liệu răng cửa thưa có thực hiện trám được không khi kỹ thuật này thường được áp dụng cho răng bị bể, sứt mẻ? Câu trả lời là có thể áp dụng trám răng thẩm mỹ được cho răng thưa với khoảng cách kẽ hở nhỏ. Bác sĩ sẽ sử dụng vật liệu trám lấp kín khoảng trống giữa hai răng cửa. Ưu điểm của trám răng là tính thẩm mỹ cao, thời gian thực hiện nhanh (15 đến 20 phút) và hạn chế xâm lấn vào răng thật.Bọc răng sứ:Bác sĩ dùng mão răng sứ để chụp lên cùi răng thật nhằm phục hồi lại hình dáng, chức năng ăn nhai và tính thẩm mỹ cho răng. Tuy nhiên, khi thực hiện phải mài răng thật để làm trụ, sẽ gây ra tổn thương cho răng thật. Tính thẩm mỹ khi bọc sứ cho răng cửa cũng được đánh giá cao.Dán sứ Veneer:Để thực hiện dán Veneer, bác sĩ sẽ tiến hành mài răng thật (khoảng 0.3 – 0.5mm, ít hơn so với phương pháp bọc sứ) và dán miếng sứ lên bề mặt răng để che đi các khuyết điểm răng cửa  thưa. Khi điều trị đúng kỹ thuật, dán Veneer giúp răng mới sáng, đều đẹp, có độ bền cao và hạn chế xâm lấn vào răng thật. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ phù hợp với trường hợp răng mọc đều, không lệch lạc, khấp khểnh.Niềng răng:Là giải pháp giúp khắc phục tình trạng răng cửa mọc thưa tối ưu, ít xâm lấn đến răng thật. Để thực hiện niềng răng cửa bị thưa, bác sĩ sẽ sử dụng các khí cụ chỉnh nha (mắc cài hoặc khay niềng trong suốt) để dịch chuyển răng về đúng vị trí trên cung hàm, khắc phục hiệu quả khuyết điểm răng thưa. Niềng răng trong suốt là giải pháp chỉnh nha hiện đại khắc phục tình trạng răng thưa một cách an toàn, hiệu quả và tính thẩm mỹ cao, khó phát hiện. Không chỉ vậy, bạn có thể thuận tiện tháo gỡ khay niềng khi ăn uống hoặc vệ sinh răng miệng.Dù lựa chọn giải pháp nào để khắc phục tình trạng răng cửa thưa, thì diều quan trọng là bạn cần đến nha khoa uy tín – nơi có đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn tư vấn, đưa ra một kế hoạch điều trị an toàn và hiệu quả.THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYENFacebook: https://www.facebook.com/nhakhoakaiyenclinicWebsite: https://nhakhoakaiyen.com/Hotline: 0818163366Địa chỉ: 99 Trần Não, Phường An Khánh, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Xem thêm
Răng mẻ thiếu chất gì? Cách khắc phục hiệu quả

Răng mẻ thiếu chất gì? Cách khắc phục hiệu quả

Răng hay bị mẻ thường bị ê buốt, đau nhức khó chịu. Mẻ răng nếu như điều trị phù hợp sẽ gây ra nhiều biến chứng. Vậy răng mẻ thiếu chất gì? Cách khắc phục ra sao? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp tất cả vấn đề này cho bạn.Răng mẻ thiếu chất gì?Răng được hình thành từ nhiều khoáng chất quan trọng trong cơ thể. Nếu thiếu đi một trong những chất dinh dưỡng này, răng có thể bị suy yếu và dễ bị mẻ. Vậy răng mẻ thiếu chất gì? Một số khoáng chất quan trọng đối với sự chắc khỏe của răng như:Do thiếu CanxiCanxi là thành phần chính, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của răng và xương. Vì vậy, chế độ ăn uống thiếu canxi cũng là nguyên nhân khiến cho răng dễ bị mẻ. Đối với trẻ em đang trong giai đoạn phát triển, nếu không bổ sung đủ lượng canxi thì có thể gặp phải hiện tượng răng mọc chậm.Thiếu canxi khiến cho các bộ phận của răng như men răng, ngà răng mỏng, răng không giữ được độ trắng sáng. Thậm chí, bạn còn có thể bị sâu răng, viêm nha chu,… Nếu vệ sinh răng miệng tốt nhưng răng vẫn bị gãy, mẻ thì rất có thể đó là biểu hiện của việc thiếu hụt canxi trong cơ thể.Do thiếu Vitamin DBên cạnh canxi thì răng mẻ thiếu chất gì? Một trong những nguyên nhân khiến cho răng dễ bị gãy còn do thiếu hụt vitamin D. Đây là dưỡng chất quan trọng giúp cho cơ thể hấp thu canxi và phốt pho, thúc đẩy quá trình hình thành và duy trì hệ xương chắc khỏe. Ở trẻ nhỏ, khi thiếu hụt vitamin D có thể dẫn đến còi xương. Đối với người trưởng thành, khi thiếu vitamin D sẽ khiến cho răng kém chắc khỏe, dẫn đến nguy cơ răng bị mẻ, gãy răng khi gặp lực tác động là rất cao.Nguyên nhân khiến cho cơ thể bị thiếu hụt Vitamin D là do trong chế độ ăn uống hằng ngày có ít loại cá béo, gan, sữa và các loại ngũ cốc,…Do thiếu Omega 3Để giải đáp cho thắc mắc răng mẻ thiếu chất gì thìcó thể là do cơ thể không được cung cấp đủ Omega 3 cần thiết. Đây được xem là một loại axit béo cần thiết cho cơ thể. Giúp răng và nướu khỏe mạnh, Omega 3 còn có khả năng chống viêm và nhiễm trùng. Để giúp cho cơ thể có đủ Omega 3, bạn có thể bổ sung cá và các loại dầu cá.Khi răng bị mẻ phải xử lý thế nào?Nhổ răng mẻ ra ngoàiKhi răng bị mẻ thì các phần răng bị mẻ ra có thể làm trầy xước các phần mô mềm ở trong khoang miệng. Như làm trầy xước nướu, lưỡi,... Vì thế cần phải nhổ bỏ phần răng mẻ này đi. Đôi khi bạn cần phải nhổ bỏ toàn bộ phần thức ăn mà bạn đang nhai trong miệng ra ngoài.Bạn tuyệt đối không nên nuốt phần thức ăn này vào. Vì phần răng bị mẻ rất sắc nhọn và có thể làm tổn thương bao tử cũng như các cơ quan của hệ tiêu hóa.Sau đó đặt một miếng bông gòn nhỏ và sạch vào răng bị mẻ và cắn lại. Không nên sờ vào phần răng đã bị mẻ vì nó khá sắc nhọn. Cần chú ý không để cho phần sắc nhọn này làm trầy xước các bộ phận khác ở trong khoang miệng.Súc miệng thật sạchMẻ răng là sự tổn thương trực tiếp đến phần mô cứng của răng. Làm cho ngà răng lộ ra bên ngoài. Hoặc thậm chí nếu mẻ răng nhiều thì có thể làm lộ ra buồng tủy. Cho nên có thể dẫn đến nguy cơ bị nhiễm trùng rất cao. Bạn cần súc miệng để tránh nguy cơ nhiễm trùng. Nên súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc bằng nước sạch.Giữ lại răng mẻBạn cần giữ lại phần răng đã bị mẻ và giữ vệ sinh tốt cho phần răng này. Khi đến phòng khám nha khoa để kiểm tra hãy mang theo phần răng này. Nó có thể giúp ích cho việc phục hồi răng mẻ nhanh chóng, chính xác hơn.Đến phòng khámHãy đến ngay nha khoa càng sớm càng tốt và đừng quên mang theo phần răng bị mẻ của mình. Đến gặp bác sĩ sớm sẽ giúp bạn được điều trị hiệu quả hơn. Tránh được nguy cơ trầy xước các phần khác cũng như giảm khả năng nhiễm trùng tủy răng.Cách khắc phục tình trạng rặng bị mẻTrám răngNếu răng bị mẻ một phần nhưng không thể áp dụng phương pháp mài nhẵn vì tổn thương nhiều đến mô cứng của răng. Khi đó, nếu mài nhẵn sẽ gây mất thẩm mỹ, khiến răng trở nên nhạy cảm hơn.Đối với tình trạng này, nên trám răng để khắc phục răng bị mẻ. Bác sĩ sẽ dùng vật liệu chuyên dụng nha khoa để bù vào phần răng bị thiếu. Nhờ vậy khôi phục được thẩm mỹ và chức năng của răng, cũng như bảo vệ buồng tủy khỏi các tác nhân gây hại bên ngoài.Mài răngTrong trường hợp răng bị mẻ nhẹ, chỉ xuất hiện các mảnh vỡ rất nhỏ thì bác sĩ sẽ tiến hành mài nhẵn và đánh bóng phần này. Sau khi mài răng, bạn có thể sinh hoạt ăn nhai bình thường. Phương pháp này chỉ phù hợp khi răng bị mẻ nhẹ, phần mẻ nhỏ không đáng kể. Nếu răng bị mẻ nặng hơn, bạn nên thực hiện phục hình bằng phương pháp trám răng hoặc bọc răng sứ.Bọc răng sứNếu thân răng bị mẻ nhiều hơn, nhưng chân răng vẫn còn chắc khỏe, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện bọc răng sứ để bảo tồn răng. Bác sĩ sẽ chế tác một mão rắng sứ có hình dạng như răng thật., có độ cứng chắc, chịu lực tốt, có màu sắc trắng sáng tự nhiên. Vậy nên phương pháp này không chỉ giúp đảm bảo được tính thẩm mỹ của răng mà còn giúp khôi phục lại chức năng ăn nhai. Nếu như được chăm sóc đúng cách, răng sứ có thể bền đẹp lâu dài lên đến 10 – 15 năm.Những vị trí răng thường xuyên bị mẻTrên thực tế thì bất cứ răng nào cũng có khả năng bị mẻ nếu bạn ăn uống thiếu chất làm cho răng không cứng. Hoặc khi bạn để cho răng sử dụng lực lớn và va chạm bên ngoài. Nếu như bạn còn thói quen xấu như dùng răng để cắn hay mở các đồ vật thì răng cửa sẽ có nguy cơ bị tổn thương cao.Người có thói quen nghiến răng thường xuyên khó bỏ. Cùng với thói quen thích ăn các món ăn cứng và dai thì nhóm răng dễ bị tồn thương là nhóm răng hàm lớn. Vì các răng này chịu trách nhiệm trực tiếp cho việc ăn nhai của răng.Những loại thực phẩm nên ăn để hạn chế mẻ răngBên cạnh vấn đề răng mẻ thiếu chất gì, thì một nguyên nhân trực tiếp dẫn đến răng bị mẻ còn là do thực phẩm mà bạn ăn uống hằng ngày. Để tránh mẻ răng, bạn nên hạn chế ăn các món ăn quá dai, quá cứng.Tuy nhiên, nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, bạn cũng không nên chỉ ăn các thức ăn mềm trong thời gian dài. Bạn có thể ăn thức ăn có độ cứng vừa phải. Nhờ đó, răng và nướu vẫn có thể duy trì được chức năng ăn nhai vừa bảo vệ răng không bị mẻ. Bạn cũng cần lưu ý bổ sung thêm canxi, phốt pho và những chất dinh dưỡng khác trong chế độ ăn uống hằng ngày để giúp cho răng chắc khỏe hơn.Thông tin trên đây đã giải đáp thắc mắc “răng mẻ thiếu chất gì?”. Bạn có thể điều chỉnh chế độ ăn uống hằng ngày để giúp cho răng chắc khỏe hơn. Trong trường hợp cần tư vấn hoặc có nhu cầu thăm khám, khắc phục bị mẻ răng, bạn có thể liên hệ theo các thông tin dưới đây.THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYENFacebook: https://www.facebook.com/nhakhoakaiyenclinicWebsite: https://nhakhoakaiyen.com/Hotline: 0818163366Địa chỉ: 99 Trần Não, Phường An Khánh, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Xem thêm
Trẻ chậm mọc răng có sao không và làm sao để cải thiện?

Trẻ chậm mọc răng có sao không và làm sao để cải thiện?

Một cột mốc phát triển quan trọng với trẻ nhỏ là quá trình mọc răng. Tuy nhiên, có một số trẻ chậm mọc răng, khiến cho phụ huynh lo lắng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về tình trạng này nhé.Trẻ chậm mọc răng là như thế nào?Thời điểm và quá trình mọc răng ở trẻ có thể sẽ khác nhau. Có trẻ mọc răng rất sớm, mọc liền một lúc nhiều cái, có bé lại mọc muộn hơn và mọc từng cái một. Tuy vậy, theo bác sĩ, đến khoảng 6 tháng là trẻ bắt đầu mọc răng, sau đó sẽ mọc cơ bản và đầy đủ vào lúc 2 tuổi hoặc 2 tuổi rưỡi.Trẻ bắt đầu mọc răng theo thức tự là răng cửa hàm dưới, tiếp theo là răng cửa hàm trên, răng cối sữa, răng nanh.Nếu trẻ khoảng 12 - 13 tháng tuổi nhưng vẫn chưa mọc răng thì đây là tình trạng trẻ chậm mọc răng.Những nguyên nhân làm trẻ chậm mọc răngTheo bác sĩ, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ chậm mọc răng. Bên cạnh yếu tố nội sinh, một số yếu tố ngoại sinh cũng gây ra hiện tượng này.Nguyên nhân khách quanDo yếu tố di truyền: Nếu ông bà, bố mẹ hoặc người thân trong gia đình có răng mọc chậm, trẻ cũng có thể di truyền đặc điểm này.Do thời điểm sinh: Nếu con sinh thiếu tháng, sinh non, cơ thể không đủ dưỡng chất nên trẻ sẽ bị thiếu cân. Đây là nguyên nhân khiến trẻ mọc răng chậm cao hơn so với bình thường.Do khoang miệng bị nhiễm khuẩn: Khi bị nhiễm khuẩn khoang miệng hay viêm nướu, quá trình mọc răng cũng sẽ bị gián đoạn. Bởi vì, nấm ngứa và vi khuẩn sẽ sinh sôi. Từ đó khiến cho nướu, mô mềm bị tổn thương. Răng sữa không thể nhú lên đúng thời điểm. Cha mẹ có thể nhận biết tình trạng này nếu bé hay quấy khóc, khoang miệng có mùi hôi lạ. Các bệnh lý răng miệng khác khiến cho nướu bị viêm nhiễm cũng là nguyên nhân khiến trẻ chậm mọc răng.Nguyên nhân chủ quanDo yếu tố bẩm sinh: Một vài trường hợp trẻ mọc răng chậm bẩm sinh kể khi được bổ sung đủ chất dinh dưỡng. Hiện tượng này thường gặp ở bé sinh non.Do tuyến giáp suy nhược: Khi bị suy tuyến giáp, không chỉ bé chậm mọc răng còn có thể làm bé chậm di chuyển, chậm nói, thừa cân.Do thiếu canxi: Canxi không đủ khiến cho răng sữa không phát triển hoàn toàn. Vì vậy, mầm răng không thể nhú lên khỏi nướu.Do thiếu vitamin D: Thiếu Vitamin D sẽ khiến răng, xương không hấp thụ đủ canxi. Do thiếu vitamin K2: Nếu thiếu dưỡng chất này, canxi và vitamin D sẽ không được chuyển đến răng và xương đủ 100%. Do đó, răng sữa của trẻ mọc chậm kể cả khi đầy đủ các chất dinh dưỡng.Do thừa Photpho: Photpho bị thừa sẽ khiến cho canxi bị thiếu, ngăn cản răng hấp thụ được hoạt chất này. Trẻ bị thừa photpho có thể kèm theo các triệu chứng như suy thận, xơ cứng mạch máu,…Do bị suy dinh dưỡng: So với trẻ có thể chất tốt thì bé bị suy dinh dưỡng có tỷ lệ mọc răng chậm cao hơn.Do gặp phải các bệnh lý khác: Hội chứng Down, suy tuyến yên,… là các bệnh lý có thể khiến cho bé chậm mọc răng.Trẻ chậm mọc răng nguy hiểm không?Cha mẹ không nên quá lo lắng khi trẻ chậm mọc răng vì tình trạng này không gây nguy hiểm cho trẻ, và cũng không nên so sánh với những trẻ khác vì thời gian mọc răng của mỗi trẻ sẽ không giống nhau. Tuỳ từng trẻ mà răng sữa mọc xong lúc 2 tuổi hay 3 tuổi với đầy đủ 20 răng. Nếu gia đình vẫn chưa yên tâm thì có thể đưa trẻ đi khám, chụp phim X-quang để xác định xem có vấn đề gì bất thường khác không.Thông thường, trẻ bị thiếu canxi sẽ chậm mọc răng hơn so với các trẻ khác, nhưng mọc răng sớm không có nghĩa là đủ canxi. Có nhiều trẻ mới đẻ ra đã có răng, đây cũng là quá trình sinh lý bình thường. Nếu 3 tháng đã mọc răng thì không có gì phải lo lắng. Đối với trẻ mọc răng sớm, cha mẹ cần để ý nhiều hơn đến tình trạng biếng ăn ở trẻ. Trẻ mọc răng có thể bị đau, sốt dẫn đến chán ăn, vì vậy trong giai đoạn này cha mẹ không nên quá để ý đến cân nặng của trẻ.Tuy nhiên, cha mẹ cũng không nên coi thường việc trể chậm mọc răng, vì chậm mọc răng là 1 trong những dấu hiệu của bệnh lý khác cần được thăm khám và điều trị kịp thời, nếu để tình trạng này quá lâu có thể dẫn đến các biến chứng không tốt về sau như:Răng vĩnh viễn mọc lệch vì răng sữa mọc chậm.Răng vĩnh viễn xuất hiện cùng lúc với răng sữa mọc chậm, tạo thành "hàm răng đôi", trường hợp này hiếm có thể xảy ra là răng vĩnh viễn sẽ mọc trước răng sữa. Hệ quả là răng sữa và răng vĩnh viễn sẽ tồn tại song song khiến cho bé có hai hàm răng.Viêm quanh răng do răng vẫn còn nằm dưới nướu.Sâu răng, ngay khi răng còn dưới nướu, vi khuẩn gây sâu răng vẫn phát triển. Tình trạng này có thể lây lan, khiến cho trẻ bị sâu nhiều răng cùng lúc.Cách xử lý khi trẻ chậm mọc răng mà bố mẹ cần biết?Tình trạng chậm mọc răng xảy ra với trẻ, cha mẹ cần xác định nguyên nhân gây ra tình trạng để có phương hướng xử lý phù hợp. Cha mẹ có thể tham khảo cách xử lý dưới đây:Thay đổi chế độ dinh dưỡngChế độ ăn uống của mẹ cũng cần được thay đổi, đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng. Bởi khi bé được cho bú bằng sữa mẹ sẽ đảm bảo bé được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần cho sự phát triển của béƯu tiên bổ sung thực phẩm, rau xanh hay hoa quả có chứa vitamin K2, canxi, vitamin D.Không nên cho bé ăn thực phẩm có chứa hàm lượng phốt pho quá cao.Cho bé dùng thêm sữa và các chế phẩm từ sữa.Rèn cho con thói quen sinh hoạt lành mạnhBố mẹ có thể cho bé tắm nắng vào sáng sớm khoảng 10 đến 15 phút (trước 9h sáng) để cho cơ thể bé được hấp thụ vitamin D tốt hơn. Không nên cho bé tắm nắng quá lâu hoặc quá muộn.Đảm bảo vệ sinh răng miệng cho bé nhằm loại bỏ các vi khuẩn gây hại và ngăn ngừa bệnh lý khoang miệng ở trẻ.Tập cho bé ăn uống và ngủ nghỉ đúng giờ.Trên đây thông tin cơ bản về tình trạng trẻ chậm mọc răng. Mong rằng đây sẽ là những thông tin thực sự hữu ích giúp bố mẹ chăm sóc cho trẻ mỗi ngày.THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYENFacebook: https://www.facebook.com/nhakhoakaiyenclinicWebsite: https://nhakhoakaiyen.com/Hotline: 0818163366Địa chỉ: 99 Trần Não, Phường An Khánh, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Xem thêm