Cách súc miệng bằng nước muối sinh lý đúng cách
Súc miệng bằng nước muối là cách đơn giản tại nhà giúp giữ gìn vệ sinh răng miệng hiệu quả. Vậy cách súc miệng bằng nước muối sinh đúng cách như thế nào?. Hãy cùng tìm hiểu ngay bài viết dưới đây nhé.
Súc miệng bằng nước muối sinh lý có tác dụng gì?
Súc miệng với nước muối sinh lý giúp ức chế vi khuẩn trong miệng
Thành phần chủ yếu trong muối là natri clorua (NaCl), có khả năng giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Nước muối có tác dụng kiềm hóa, làm tăng độ pH trong miệng, tạo ra môi trường kiềm giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Bởi vì vi khuẩn thường thích sống môi trường có tính axit, việc súc miệng bằng nước muối sinh lý thường xuyên sẽ khiến cho vi khuẩn khó sinh sôi hơn.
Súc muối với nước muối sinh lý còn có những tác dụng dưới đây
Loại bỏ mùi hôi miệng: Nước muối sẽ làm sạch đi vi khuẩn gây ra hôi miệng và làm giảm viêm nhiễm.
Làm sạch mảng bám thức ăn: Các mảng bám thức ăn còn thừa sẽ được loại bỏ sạch sẽ, ngăn ngừa vi khuẩn sinh sôi gây ra sâu răng.
Làm dịu các vết loét trong miệng (như nhiệt miệng) giúp cho các vết thương lành nhanh hơn.
Làm giảm các cơn đau họng, khô họng.
Nước muối ấm còn có khả năng kích thích tăng khả năng tuần hoàn máu, tăng lượng bạch cầu, tăng khả năng diệt khuẩn.
Phòng ngừa nhiễm trùng đường hô hấp trên
Xoa dịu cơn ho hiệu quả
Trị viêm nướu răng
Hướng dẫn cách súc miệng bằng nước muối sinh lý đúng cách
Làm nước muối súc miệng:
- Chuẩn bị 250ml nước ấm, nước ấm khoảng 40 độ C
- 1 muỗng cà phê muối
Cho muối vào nước rồi khuấy đều, cho đến khi nào hòa tan muối hoàn toàn. Có thể cho thêm một số chất phụ gia khác để làm tăng công dụng của nước muối. Ví dụ: Nha đam giúp loại bỏ hôi miệng, baking soda giúp tẩy trắng.
Cách súc miệng bằng nước muối sinh lý đúng cách:
- Đầu tiên, hớp một ngụm nước muối vừa đủ vào trong miệng. Nên tránh hớp nhiều nước muối vì sẽ khó súc miệng.
- Tiếp theo, bạn súc miệng trong ít nhất trong 30 giây. Để việc súc miệng được hiệu quả, hãy đảm bảo chắc chắn dung dịch có thể tiếp xúc được với các khu vực khó tiếp cận trong miệng, đặc biệt là ở giữa các kẽ răng.
- Sau đó, nhổ ra và hớp tiếp ngụm thứ hai. Ở lần thứ 2, hãy cố kéo dài thời gian súc lên khoảng 60 giây để nước muối có thời gian tác dụng đến toàn bộ khu vực răng lâu hơn.
- Cuối cùng, hãy súc miệng lại với nước sạch một vài lần để loại bỏ hết lượng muối còn sót lại trong miệng.
Để súc miệng nước muối được hiệu quả bạn cần lưu ý:
- Đảm bảo muối được hòa tan hoàn toàn: Hạt muối có thể làm mòn răng và nướu, việc muối không hòa tan sẽ khiến cho lớp phủ của răng có thể bị hư hại.
- Điều chỉnh tỷ lệ muối phù hợp: Tỷ lệ muối phù hợp sẽ giúp cho việc hòa tan tốt hơn và súc miệng sẽ không có cảm giác buồn nôn, tránh gây ra kích ứng
- Không uống nước muối: Uống nước muối quá mặn sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe, gia tăng các bệnh như: Tăng huyết áp, các bệnh về thận,...
- Không nên súc miệng nước muối quá nhiều: Lượng natri có thể làm hư lớp men răng và dẫn đến mòn men răng. Vì vậy, chỉ nên súc miệng nước muối từ 3 đến 4 lần/ tuần.
Những sai lầm khi dùng nước muối súc miệng
Pha muối quá đậm, không đúng nồng độ
Nhiều người pha lượng muối quá nhiều hoặc ngậm muối nguyên hạt vì nghĩ muối càng mặn thì càng diệt được vi khuẩn. Đó là một quan niệm rất sai lầm vì súc miệng với nước muối quá mặn sẽ gây buồn nôn, tổn thương niêm mạc miệng và về lâu dài sẽ gây ra thừa muối trong cơ thể.
Pha nước muối bằng nước lạnh
Mọi người thường sẽ dùng nước lạnh có sẵn hoặc nước lạnh từ vòi để pha nước muối. Tuy nhiên, bác sĩ khuyên nên sử dụng nước ấm để pha nước muối súc miệng sẽ tốt hơn vì niêm mạc họng, răng, nướu dễ nhạy cảm với nước lạnh hơn.
Không súc miệng lại bằng nước lọc sau khi súc miệng với nước muối
Một sai lầm tiếp theo mà nhiều người vẫn nghĩ là không súc lại bằng nước lọc thì mới có hiệu quả. Tuy nhiên, bạn cần tráng miệng lại với nước sạch để rửa hết đi lượng muối cũng như mảng bám đã bong ra lúc bạn súc miệng bằng nước muối.
Súc họng trước khi súc miệng
Nhiều người nghĩ cần súc họng trước rồi mới súc miệng sau để làm sạch từ trong ra ngoài. Tuy nhiên đây là điều không nên thực hiện vì súc họng trước sẽ đưa vi khuẩn chưa làm sạch trên răng lây lan xuống họng. Cách thực hiện đúng sẽ là làm sạch khoang miệng bằng nước muối trong 30 giây, sau đó nhổ ra và thực hiện súc họng trong 30 giây tiếp theo.
Một số câu hỏi thường gặp khi súc miệng bằng nước muối
Súc miệng nước muối nhiều có tốt không? Có nên súc miệng mỗi ngày?
Nhiều người có thói quen súc miệng bằng nước muối liên tục mỗi ngày. Tuy nhiên, súc miệng nước muối thường xuyên có thể khiến hư tổn và bào mòn men răng. Cho nên, bạn chỉ nên thực hiện súc miệng với nước muối 3 đến 4 lần trong 1 tuần.
Nên súc miệng nước muối trước hay sau khi đánh răng?
Theo khuyến cáo bạn nên súc miệng bằng nước muối sau khi đánh răng tầm 15 phút để loại bỏ hoàn toàn các mảng bám, thức ăn thừa mà bàn chải đánh răng không thể làm sạch được.
Ngậm muối hạt có tốt không?
Ngậm muối nguyên hạt thay vì pha nước muối để súc miệng là một quan điểm sai lầm. Muối nguyên hạt quá mặn sẽ làm tổn thương tế bào niêm mạc họng. Về lâu dài, có thể khiến cơ thể bạn bị dư thừa muối.
Súc miệng nước muối có làm trắng răng?
Câu trả lời là có. Bởi vì nước muối có tác dụng loại bỏ mảng bám và sát khuẩn hiệu quả. Vậy nên, đối với những mảng cao răng cứng đầu ở chân răng, nước muối có thể làm chúng bong ra nếu bạn thực hiện súc miệng đúng cách.
Súc miệng bằng nước muối sinh lý đem lại rất nhiều lợi ích trong việc chăm sóc răng miệng như giảm viêm nhiễm và các bệnh lý răng miệng. Bạn nên bổ sung thêm bước súc miệng bằng nước muối vào thói quen vệ sinh để phòng ngừa các bệnh nha chu, hôi miệng, viêm nướu,...
Tóm lại, súc miệng bằng nước muối sinh lý đúng cách là một biện pháp giữ vệ sinh răng miệng hiệu quả. Ngoài ra, nó còn giúp giảm đau, phòng ngừa viêm lợi, vết loét và làm dịu các cơn đau họng.
THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYEN
- Facebook: https://www.facebook.com/nhakhoakaiyenclinic
- Website: https://nhakhoakaiyen.com/
- Hotline: 0818163366
- Địa chỉ: 99 Trần Não, Phường An Khánh, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh