Cách để loại bỏ thức ăn nhét vào chỗ nhổ răng
Răng khôn vừa được nhổ thường để lại một hốc lớn, hầu hết bác sĩ sẽ khâu lại để khép hốc răng, tuy nhiên một số trường hợp không được khâu lại. Vụn thức ăn thường mắc vào hốc răng này. Vậy cách nào để loại bỏ thức ăn nhét vào chỗ nhổ răng?.
Có lỗ hổng sau khi nhổ răng khôn có sao không?
Răng khôn nằm ở vị trí cuối cùng của cung hàm và là răng mọc muộn nhất, răng khôn sẽ mọc ở độ tuổi từ 17 tuổi trở lên. Do tính chất mọc trễ nên không còn nhiều vị trí nên răng khôn thường hay mọc ngầm, mọc lệch,... và kèm theo các biến chứng, vì thế luôn được khuyến cáo nhổ bỏ sớm để tránh gây ra biến chứng trong tương lai.
Sau khi nhổ răng khôn thì sẽ để lại 1 lỗ hổng, đây là điều bình thường sau khi tiểu phẫu nhổ răng. Lỗ to hay nhỏ sẽ phụ thuộc vào răng mọc theo hướng nào, kích thước và mức độ phức tạp của răng.
Thời gian lành lỗ hổng khi nhổ răng của mỗi người sẽ khác nhau, có người chỉ mất một thời gian ngắn nhưng có người lại mất thời gian lâu hơn. Ngoài ra, còn phụ thuộc vào cách chăm sóc vết thương hằng ngày, thời gian phục hồi lỗ hổng sau nhổ răng khôn như sau:
- Sau 1 ngày nhổ răng, ổ răng sẽ hình thành cục máu đông, cục máu đông có tác dụng làm lành vết thương nhanh hơn nên bạn cần bảo vệ cục máu đông không bị vỡ.
- Sau 2 đến 3 ngày tiếp theo, tình trạng sưng được cải thiện và không còn chảy máu.
- Sau 1 tuần mô lợi bắt đầu lành lại và cảm giác đau đớn sẽ biến mất hoàn toàn.
- Khoảng 1 tháng, vết thương sẽ lành và khỏi hoàn toàn, bạn có thể ăn uống bình thường. Nhưng lỗ hổng do nhổ răng vẫn chưa được đầy hẳn.
- Sau 2 đến 4 tháng, lỗ hổng lúc này được lấp đầy hoàn toàn và phần lợi cũng láng mịn hơn.
Trường hợp sau khi nhổ răng thời gian dài nhưng nướu vẫn không đầy lại, lúc này bạn cần phải đến gặp nha sĩ để được thăm khám và chụp X quang xem có bị sót chân răng hay biến chứng xấu nào ảnh hưởng đến cơ thể không để điều trị kịp thời.
Cách để loại bỏ thức ăn nhét vào chỗ nhổ răng
Chăm sóc vết thương sau khi nhổ
Hỏi bác sĩ phẫu thuật có khâu vết thương không: Nếu vết thương được khâu lại, thức ăn sẽ không thể lọt vào hốc răng được. Bạn có thể thấy những hạt nhỏ màu xám, đen,... gần vị trí hốc răng. Đây là hiện tượng chuyển màu bình thường và là một phần trong quá trình lành thương.
Tránh chạm vào vết thương: Bạn cần đánh răng và kết hợp dùng chỉ nha khoa, nhưng tránh những chiếc răng ở sát vết thương.
Không dùng ngón tay hoặc bất cứ dụng cụ nào để gỡ vụn thức ăn ra: Cũng không được dùng lưỡi chọc vào hốc răng. Hành động này có thể đưa vi khuẩn vào trong vết thương và phá vỡ các mô đang lành.
Không hút thuốc và không dùng ống hút: Bất kỳ hành động hút nào trong miệng cũng có thể làm bật những cục máu đông, khiến cho hốc răng khô, đau và dẫn đến nguy cơ bị nhiễm trùng.
Loại bỏ thức ăn nhét vào chỗ nhổ răng bằng cách súc miệng
Sử dụng nước súc miệng
Sau khi nhổ răng, bạn không nên súc miệng trong vòng 24 giờ đầu tiên để tránh làm tổn hại vết thương. Những ngày sau, nếu bị thức ăn nhét vào chỗ nhổ răng, nên sử dụng nước súc miệng để loại bỏ thức ăn. Bạn có thể tham khảo bác sĩ các loại nước súc miệng dịu nhẹ, lành tính, diệt khuẩn tốt.
Lưu ý, không nên dùng nước quá nóng hoặc lạnh, không súc miệng quá mạnh để đảm bảo không ảnh hưởng đến cục máu đông trong lỗ nhổ.
Sử dụng tăm nước, bàn chải lông mềm sau khi nhổ răng
Bạn cũng có thể sử dụng tăm nước để làm sạch vụn thức ăn bị kẹt trong lỗ nhổ răng khi mà khu vực nhổ không còn đau nữa. Trước khi dùng, nên tham khảo lời khuyên từ bác sĩ; nên dùng mức nước nhẹ để vệ sinh sạch sẽ.
Sau 1 tuần nhổ răng, bạn có thể sử dụng bàn chải lông mềm và chải thật nhẹ nhàng. Kết hợp cùng tăm bông tiệt trùng, nhẹ nhàng đẩy những vụn thức ăn ra khỏi lỗ nhổ răng.
Làm cách nào để ngăn thức ăn nhét vào chỗ nhổ răng?
Đừng nhai gần lỗ răng
Cố gắng không nhai thức ăn ở bên nơi bạn nhổ răng để tránh cho thức ăn nhét vào chỗ nhổ răng.
Súc miệng sau khi ăn
Sau khi ăn, các mảnh thức ăn nhỏ còn chưa bám dính chặt vào răng và nướu. Khi này bạn có thể súc miệng nhẹ nhàng với nước súc miệng chuyên dụng giúp đánh bật thức ăn và vi khuẩn còn xót lại.
Ăn thức ăn mềm
Sau khi nhổ răng, bác sĩ sẽ cho bạn một danh sách những thực phẩm nên ăn và không nên ăn. Thường loại thực phẩm có thể ăn trong thời gian đầu đều là thức ăn mềm. Các thức ăn có độ dai, giòn đều không được khuyên dùng. Bác sĩ cũng khuyên bạn nên tránh những thức ăn chua cay vì chúng có thể làm tan cục máu đông.
Tránh các hoạt động hút
Những hoạt động gây ra lực hút trên miệng có thể dẫn đến ổ răng khô. Đây là biến chứng sau khi nhổ răng, khi mà cục máu đông không có trên lỗ răng. Không nên uống nước qua ống hút, hút thuốc, khạc nhổ...
Nhổ răng khôn sẽ để lại một lỗ hổng đây là điều bình thường, sau 1 thời gian vết thương sẽ lành. Với những cách loại bỏ thức ăn nhét vào chỗ nhổ răng trên đây giúp bạn có thể chăm sóc răng sau nhổ hiệu quả tại nhà.
THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYEN
- Facebook: https://www.facebook.com/nhakhoakaiyenclinic
- Website: https://nhakhoakaiyen.com/
- Hotline: 0818163366
- Địa chỉ: 99 Trần Não, Phường An Khánh, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh