Tụt lợi có tự khỏi không? Bị tụt lợi phải làm sao?
Tụt lợi làm chân răng lộ ra ngoài gây mất thẩm mỹ, làm răng bị ê buốt, khó chịu ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Vậy tụt lợi có tự khỏi không? Khi bị tụt lợi phải làm sao?. Các câu hỏi này sẽ được giải đáp ngay ở bài viết dưới đây.
Tụt lợi là gì?
Tụt lợi là phần nướu bao quanh chân răng có xu hướng đi dần xuống phía dưới cuống răng. Lợi bị co dần làm cho phần thân răng bị lộ ngày càng rõ ra bên ngoài. Lúc này chân răng sẽ xuất hiện kẽ hở, chân răng trở nên dài hơn so với bình thường. Tình trạng tụt lợi sẽ đi kèm với các triệu chứng gây khó chịu như lợi bị sưng đỏ, chảy máu chân răng kèm theo hôi miệng, răng bị lung lay,…
Nguyên nhân gây tụt lợi
Nguyên nhân do bệnh lý răng miệng
Khi bạn ăn uống không vệ sinh kỹ, các mảnh vụn thức ăn sẽ bị mắc kẹt vào trong kẽ răng. Thời gian lâu dần sẽ hình thành nên mảng bám xung quanh chân răng, là môi trường thích hợp cho vi khuẩn phát triển. Từ đó dẫn đến tình trạng sâu răng, viêm quanh chân răng, viêm lợi và nguy cơ tụt lợi rất lớn.
Nguyên nhân do sinh lý
- Tuổi tác càng cao thì hệ miễn dịch của cơ thể càng bị suy giảm. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng bị tụt lợi.
- Đối tượng phụ nữ, quá trình thay đổi nội tiết tố diễn ra khi mang thai, giai đoạn dậy thì, tiền mãn kinh có thể làm cho lợi bị nhạy cảm, vi khuẩn dễ dàng tấn công và làm cho lợi bị tụt.
Các nguyên nhân khác
- Sử dụng bàn chải không thích hợp, đánh răng không đúng cách, dùng lực đánh răng quá mạnh là một trong những nguyên nhân làm cho nướu răng bị tổn thương, dẫn tới tụt lợi.
- Chế độ ăn uống không đủ chất dinh dưỡng, cơ thể thiếu vitamin C có thể gây ra bệnh viêm nướu Scorbut và tụt lợi chính là biến chứng nguy hiểm mà Scorbut gây ra.
- Hút thuốc là một trong các nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng tụt lợi. Khi hệ miễn dịch không còn khỏe mạnh, người hút thuốc lá sẽ rất dễ bị mắc các bệnh về răng miệng trong đó có tụt lợi.
Các triệu chứng thường gặp khi bị tụt lợi
Để phát hiện được tình trạng tụt lợi bạn nên lưu ý một số dấu hiệu thường gặp sau đây:
- Vùng lợi ở chân răng dần bị co rút, chân răng bị lộ nhiều khiến cho chiếc răng có kích thước dài hơn bình thường.
- Thường xuyên bị chảy máu chân răng mỗi khi đánh răng, dùng chỉ nha khoa.
- Nướu bị sưng viêm, tấy đỏ gây cảm giác đau nhức, khó chịu.
- Răng trở nên nhạy cảm nhiều hơn nhất là khi tiếp xúc với nhiệt độ nóng hoặc lạnh.
- Chân răng bị bào mòn, xuất hiện các kẽ hở dễ nhét thức ăn thừa vào gây mùi hôi ở khoang miệng.
- Tụt lợi càng nặng răng càng yếu dần, có tình trạng bị lung lay và có thể làm gãy rụng bất cứ lúc nào.
Tụt lợi có tự khỏi không?
“Tụt lợi có tự khỏi không?” đây là câu hỏi của rất nhiều khách hàng. Thực tế thì tình trạng tụt lợi không thể tự khỏi. Vì lợi không có khả năng tự phục hồi lại như ban đầu được.
Tình trạng tụt lợi xảy ra khá phổ biến, nhưng các triệu chứng của bệnh lý này khó nhận biết nếu chỉ quan sát bằng mắt thường. Vì vậy, khi phát hiện ra thì nướu đã bị tụt khỏi chân răng quá nhiều. Trong trường hợp này, bạn cần đến gặp bác sĩ mới có thể xử lý triệt để bệnh lý này.
Tuy nhiên, nếu bạn bị tụt lợi cũng không cần lo lắng quá nhiều. Bởi vì bệnh lý này hoàn toàn có thể được chữa trị.
Điều quan trọng đó là phải tìm đến nha khoa uy tín lâu năm để được bác sĩ thăm khám, xác định mức độ tụt lợi cụ thể như thế nào.
Bị tụt lợi phải làm sao? Cách điều trị như thế nào?
Như vậy với câu hỏi: “Tụt lợi có tự khỏi không?” đã có câu trả lời trên đây. Vậy có cách nào điều trị khi bị tụt lợi không?
Trong trường hợp lợi bị tụt ít, bạn chỉ cần quan tâm đến việc chăm sóc răng miệng và dùng thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ thì có thể hồi phục. Ngược lại, khi nướu bị tụt nghiêm trọng, thì bạn cần đến nha khoa để được điều trị kịp thời. Tùy vào mức độ tổn thương của lợi mà bác sĩ sẽ chỉ định một trong các phương pháp sau:
- Phẫu thuật ghép lợi: Khi lợi bị tụt quá nhiều, bác sĩ sẽ thực hiện ghép mô lợi. Mô được ghép là ở vị trí khác trong khoang miệng hoặc mô được hiến tặng.
- Lấy vôi răng: Đây là kỹ thuật cơ bản và rất cần thiết khi bị tụt lợi. Khi lấy vôi răng, các mảng bám sẽ được loại bỏ. Kẽ răng, chân răng đều sẽ được làm sạch. Do đó, mức độ tụt lợi sẽ diễn ra chậm hơn. Bạn chỉ cần sử dụng thuốc kháng sinh là có thể điều trị dứt điểm tình trạng này.
- Ghép xương: Khi tụt lợi diễn ra nghiêm trọng, xương răng bị phá hủy, bác sĩ sẽ phải tiến hành cấy ghép xương răng. Đồng thời kết hợp với việc ghép mô mềm để điều trị triệt để.
Cách ngăn ngừa tình trạng tụt lợi hiệu quả
Để không còn băn khoăn về việc tụt lợi có tự khỏi không?, bạn có thể chủ động phòng ngừa triệt để tình trạng này. Một số giải pháp ngăn ngừa tình trạng tụt lợi như:
- Nên đánh răng với lực vừa phải, không nên đánh quá mạnh. Dùng bàn chải lông mềm và kem đánh răng phù hợp.
- Kết hợp dùng nước súc miệng để làm sạch khoang miệng. Giúp phòng ngừa các bệnh lý răng miệng như: Sâu răng, viêm nha chu,…
- Xây dựng cho bản thân có một chế độ ăn uống lành mạnh. Bổ sung vitamin, chất xơ,… Bên cạnh đó, nên hạn chế sử dụng thức ăn có nhiều đường hoặc nước uống có gas. Hạn chế sử dụng các thực phẩm như rượu, bia,… để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.
- Thường xuyên đến nha khoa khoảng 6 tháng/lần để được thăm khám răng miệng. Nhờ đó có thể phát hiện ra các bệnh lý răng miệng và điều trị sớm. Việc này sẽ bạn giúp ngăn ngừa được những biến chứng nguy hiểm.
Như trên đã giải đáp được thắc mắc câu hỏi: “Tụt lợi có tự khỏi không?”. Để được điều trị tình trạng tụt lợi triệt để, bạn cần lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín, chất lượng. Hãy liên hệ ngay với Nha Khoa Quốc Tế KAIYEN theo thông tin dưới đây.
THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYEN
- Facebook: https://www.facebook.com/nhakhoakaiyenclinic
- Website: https://nhakhoakaiyen.com/
- Hotline: 0818163366
- Địa chỉ: 99 Trần Não, Phường An Khánh, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh