Đang cho con bú có lấy tủy răng được không?

"Đang cho con bú có lấy tủy răng được không?" là thắc mắc của hầu hết phụ nữ. Tùy theo tình trạng sức khỏe và tình trạng viêm của mỗi người mà bác sĩ sẽ có điều trị phù hợp cho phụ nữ đang cho con bú.

Vì sao cần phải lấy tủy răng?

Lấy tủy răng là cách điều trị phổ biến đối với bệnh viêm tủy răng không hồi phục hoặc viêm tủy răng hoại tử. Viêm tủy răng có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như mất răng, lây nhiễm sang các răng khác, gây ra viêm mô nướu, viêm ổ xương, áp xe chân răng,...

Viêm tủy răng khiến cho bạn cảm thấy đau đớn dữ dội. Vì vậy, bác sĩ sẽ nhanh chóng lấy tủy răng trong một số trường hợp để bạn có thể quay lại với cuộc sống bình thường. Tuy nhiên, cho con bú có lấy tủy răng được không lại là một vấn đề mà không ít phụ nữ lo ngại.

Đang cho con bú có lấy tủy răng được không?

Phụ nữ đang cho con bú là đối tượng nhạy cảm với hầu hết các trường hợp điều trị bệnh hoặc liên quan đến việc dùng thuốc. Việc lấy tủy răng ở mẹ bỉm cũng tương tự. Vấn đề “Đang cho con bú có lấy tủy răng được không?” là câu hỏi mà được các chị em quan tâm. 

Trường hợp có thể lấy tủy

Khi răng bị tấn công bởi vi khuẩn, phần tủy răng sẽ bị tổn thương từ ngoài vào trong. Việc điều trị tủy sẽ giúp loại bỏ phần bị viêm, sau đó hàn trám lại ống tủy để ngăn chặn sự phá hủy của vi khuẩn. Từ đó có thể giúp bảo tồn răng, ngăn ngừa biến chứng có thể xảy ra.

Thủ thuật lấy tủy răng được đánh giá là khá phức tạp. Tuy nhiên, chủ yếu tác động tại chỗ, không sử dụng thuốc cho toàn thân. Vì vậy, kỹ thuật này không ảnh hưởng đến sữa mẹ.

Những trường hợp có thể lấy tủy:

  • Viêm nhiễm khiến cho răng không thể phục hồi thì giải pháp tốt là lấy tủy răng. Sau khi được chẩn đoán, bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ phần tủy bị viêm đi, cũng như làm sạch khu vực ổ viêm nhiễm. Nhờ vậy, răng vẫn được bảo tồn mà không phải lo lây lan sang răng xung quanh.
  • Chấn thương, tác động mạnh từ bên ngoài làm cho răng bị vỡ, lộ tủy, hoại tử tủy. Trường hợp này rất nghiêm trọng cần thực hiện lấy tủy ngay. Nếu bạn để lâu sẽ làm tăng nguy cơ mất răng, gây lệch lạc khớp cắn và ảnh hưởng đến cấu trúc xương hàm.

Trường hợp không nên lấy tủy

Tuy phương pháp lấy tủy răng không chống chỉ định với phụ nữ đang cho con bú. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp đặc biệt thì không nên thực hiện:

  • Người có tiền sử dị ứng với thuốc tê: Trong quá trình điều trị, bác sĩ sẽ tiêm thuốc tê để giúp giảm đau. Cho nên, đối với người dị ứng thuốc tê thì rất dễ gây ra các phản ứng phụ.
  • Người mắc bệnh lý đặc biệt: Chứng máu khó đông, tim mạch hoặc tình trạng viêm cấp tính trong miệng. Nếu điều trị tủy sẽ gây ra một số biến chứng.
  • Viêm tủy răng có thể hồi phục: Đối với tình trạng viêm tủy nhẹ, chưa gây ra quá nhiều tổn hại thì không nên lấy tủy. Đổi lại, bác sĩ sẽ trám lại ống tủy bằng Ca(OH)2 có tác dụng kích thích tủy phục hồi, tái tạo.
  • Người có răng hư hại nặng nề: Khi răng đã bị bể, mẻ quá nhiều, rất khó để có thể hàn trám thì nhổ bỏ răng là lựa chọn tốt. Sau đó, bác sĩ sẽ trồng lại răng mới để duy trì chức năng ăn nhai.

Tất cả những kỹ thuật điều trị nha khoa đều tồn tại nguy cơ, rủi ro ngoài ý muốn. Cho nên, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe mẹ và bé thì cần phải có sự tư vấn của bác sĩ trước khi thực hiện lấy tủy.

Khi nào phụ nữ đang cho con bú được chỉ định lấy tủy răng?

Phụ nữ cho con bú có thể lấy tủy răng và được chỉ định lấy tủy trong những trường hợp sau:

  • Viêm tủy nặng kéo theo các biến chứng nặng ảnh hưởng đến việc ăn uống và nghỉ ngơi;
  • Răng bị chấn thương làm lộ tủy, gây chết tủy;
  • Răng bị sâu nặng và lan vào đến tủy;
  • Viêm răng không thể phục hồi;
  • Bị áp xe, chảy mủ và lan sang các răng xung quanh;
  • Các phương pháp điều trị tủy răng khác không mang lại hiệu quả.

Phụ nữ đang cho con bú cần lưu ý gì khi lấy tủy răng?

Các biện pháp điều trị nha khoa đều ẩn chứa nhiều rủi ro. Cho nên, cơ thể phụ nữ đang mang thai khá nhạy cảm lại cần phải được chú ý nhiều hơn. Dưới đây là một số vấn đề phụ nữ đang mang thai cần chú ý khi chữa tủy răng:

  • Thông báo với bác sĩ về việc đang nuôi con bằng sữa mẹ, tình trạng của cơ thể, bệnh nền, tiền sử dị ứng, các loại thuốc đang sử dụng,...;
  • Không được tự ý sử dụng thuốc giảm đau sau khi chữa tủy răng vì có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng của sữa mẹ và sức khỏe của trẻ;
  • Vệ sinh răng miệng đúng cách để răng hồi phục nhanh hơn và hạn chế được viêm nhiễm sau khi lấy tủy;
  • Không ăn thức ăn dai cứng, thức ăn quá nóng và quá lạnh, sử dụng các chất kích thích, nên kiêng cữ sau khi lấy tủy răng trong những ngày đầu tiên;
  • Nên ăn các loại thực phẩm như trái cây, rau xanh, uống đủ nước, ăn một số loại cá béo,... để cho vết thương nhanh lành hơn;
  • Quan sát các triệu chứng bất thường sau khi lấy tủy răng để bác sĩ điều trị kịp thời;
  • Thăm khám răng miệng mỗi 2 lần/năm để phát hiện các vấn đề răng miệng và can thiệp trước khi các triệu chứng diễn biến nặng hơn.

Bài viết trên đây đã giải đáp giúp bạn giải đáp thắc mắc “Đang cho con bú có lấy tủy răng được không?”. Phụ nữ đang cho con bú vẫn có thể lấy tủy răng nếu như việc này không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Vì vậy, bạn cần phải đến các phòng khám nha khoa uy tín để bác sĩ tư vấn chính xác về cách điều trị viêm tủy răng an toàn.

THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYEN

Đặt lịch hẹn

THÔNG TIN CỦA QUÝ KHÁCH SẼ ĐƯỢC BẢO MẬT
Bài trước Bài sau

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

8 Cách ngăn hơi thở có mùi vào buổi sáng

8 Cách ngăn hơi thở có mùi vào buổi sáng

Hơi thở có mùi vào buổi sáng là vấn đề phổ biến nhưng có thể kiểm soát được nếu bạn thực hiện đúng biện pháp chăm sóc răng miệng và lựa chọn những thực phẩm phù hợp. Dưới đây là 8 cách ngăn hơi thở có mùi vào buổi sáng.Nguyên nhân gây ra hơi thở có mùi vào buổi sángBác sĩ có thể đã cảnh báo bạn rằng nếu bạn không đánh răng và dùng chỉ nha khoa mỗi ngày, nó có thể khiến cho hơi thở của bạn có mùi. Nhưng thực tế có rất nhiều thứ có thể làm hơi thở kém thơm tho ngoài việc vệ sinh răng miệng không tốt.Khô miệng: Nước bọt giúp rửa sạch vi khuẩn gây ra hôi miệng và vì khi ngủ nước bọt tiết ra ít nên nhiều người khi thức dậy với hơi thở nặng mùi.Một số loại thực phẩm: Thói quen ăn uống cũng ảnh hưởng đến hơi thở của chúng ta. Mặc dù có nhiều lợi ích từ những thực phẩm như hành và tỏi theo nhiều cách, nhưng chúng cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng hơi thở có mùi vào buổi sáng.Một số tình trạng sức khỏe: Nhiều người bị trào ngược axit thì các chất trong dạ dày, cũng thường bị hôi miệng.Cách ngăn hơi thở có mùi vào buổi sángSử dụng chỉ nha khoa và đánh răng trước khi đi ngủBạn nên duy trì thói quen đánh răng ít nhất 2 lần/ngày vào buổi tối trước khi đi ngủ và buổi sáng sau khi thức dậy. Nên ưu tiên việc sử dụng bàn chải điện để giúp làm sạch các bề mặt răng hiệu quả hơn. Việc dùng chỉ nha khoa mỗi ngày, đặc biệt sau khi ăn cũng sẽ góp phần giúp ngăn ngừa mùi hôi miệng. Dùng chỉ nha khoa trước khi đi ngủ giúp làm sạch miệng trước khi đi ngủ và có hơi thở tươi mát hơn vào sáng hôm sau.Sử dụng dụng cụ cạo lưỡiBề mặt lưỡi có thể tích tụ nhiều các mảnh thức ăn, vi khuẩn và tế bào chết khiến cho hơi thở có mùi hôi khó chịu vào buổi sáng. Vì vậy, việc chăm sóc răng miệng không chỉ giới hạn ở việc đánh răng mà cần phải sử dụng thêm dụng cụ cạo lưỡi chuyên dụng để loại bỏ các chất bẩn bám trên bề mặt lưỡi.Ngoài ra, sử dụng nước súc miệng không chứa cồn sau khi đánh răng cũng góp phần hỗ trợ việc bảo vệ khoang miệng mà không gây ra tình trạng khô miệng, từ đó giảm thiểu tình trạng hôi miệng một cách hiệu quả.Hạn chế một số loại thực phẩmMột số thực phẩm như hành và tỏi tuy giúp món ăn thêm phần hấp dẫn nhưng cũng có thể khiến cho hơi thở có mùi khó chịu sau khi ăn. Để tránh hôi miệng vào buổi sáng, bạn nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm này vào buổi tối.Đừng mở miệng khi ngủNhiều người có thói quen thở bằng miệng khi ngủ, điều này ó thể gây khô miệng và tích tụ nhiều vi khuẩn. Thực tế, thở bằng miệng thậm chí có thể dẫn đến tình trạng sâu răng và chảy máu nướu răng, ngoài ra còn gây hôi miệng. Khi chúng ta thở bằng miệng sẽ ảnh hưởng đến sự cân bằng pH trong miệng và thay đổi các loại vi khuẩn trong môi trường miệng. Một số bác sĩ thậm chí còn đề xuất việc dán miệng như một cách để giải quyết vấn đề này.Thay thế nước súc miệng bằng dầu tự nhiênĐây là phương pháp làm thơm miệng có nguồn gốc từ Ấn Độ và đã được chứng minh là có thể làm trắng răng và cải thiện sức khỏe răng miệng. Lấy một thìa dầu và súc miệng trong khoảng 15 đến 20 phút. Vi khuẩn gây ra hôi miệng bám vào dầu và hòa tan trong dầu. Bạn có thể sử dụng bất kỳ loại dầu nào, nhưng nhiều người vẫn thích dầu dừa hoặc dầu ô liu do có hương vị dễ chịu.Cẩn thận với cà phêNhiều người trong chúng ta không thể thiếu cà phê vào buổi sáng, loại đồ uống này có thể là nguyên nhân ảnh hưởng đến hơi thở vào buổi sáng. Cà phê sẽ làm khô miệng, khiến cho cơ thể tiết ít nước bọt hơn. Nhiều người thêm sữa hoặc kem vào cà phê và các sản phẩm từ sữa cũng thường gây hôi miệng.Điều trị các bệnh lý liên quanMột số tình trạng bệnh lý nhất định có thể khiến cho tình trạng hôi miệng vào buổi sáng trở nên trầm trọng hơn như chứng ngưng thở khi ngủ, trào ngược axit hoặc trào ngược dạ dày thực quản,... Những người gặp phải các bệnh lý này cần được thăm khám và điều trị kịp thời bởi bác sĩ chuyên khoa để không chỉ cải thiện sức khỏe tổng thể mà còn giảm thiểu tình trạng hôi miệng.Khám nha khoa định kỳViệc thăm khám nha khoa định kỳ ít nhất 2 lần/năm để làm sạch đi các mảng bám có mùi và cao răng cũng sẽ giúp chăm sóc răng miệng của bạn khỏe mạnh, hạn chế hơi thở có mùi. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể phát hiện sớm các vấn đề răng miệng như sâu răng, nhiễm trùng hoặc mất xương liên quan đến viêm nướu,... Các vấn đề này nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và gây ra hôi miệng. Do đó, hãy duy trì thói quen đi khám nha khoa định kỳ để bảo vệ sức khỏe răng miệng và giữ cho hơi thở luôn thơm mát.Tình trạng hơi thở có mùi vào buổi sáng thường xuất hiện do việc vệ sinh răng miệng kém hoặc các loại thực phẩm có mùi khó chịu. Bạn có thể áp dụng theo 8 cách ngăn hơi thở có mùi vào buổi sáng để cải thiện hơi thở. Trường hợp nếu không được cải thiện, bạn cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị đúng cách.THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYENFacebook: https://www.facebook.com/nhakhoakaiyenclinic Website: https://kaiyennhakhoa.com/Hotline: 0813336666Địa chỉ: 99 Trần Não, phường An Khánh, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Xem thêm
Vô trùng nha khoa là gì? Các nguyên tắc vô trùng trong nha khoa

Vô trùng nha khoa là gì? Các nguyên tắc vô trùng trong nha khoa

Vô trùng nha khoa có lẽ là khái niệm khá mới đối với nhiều khách hàng nhưng đây là tiêu chuẩn cơ bản giúp đảm bảo an toàn cho khách hàng khi khám chữa tại phòng khám nha khoa.Vô trùng nha khoa là gì?Vô trùng là toàn bộ quá trình tiệt trùng, vô trùng dụng cụ nha khoa nhằm tránh nguy cơ lây nhiễm chéo các bệnh lây nhiễm qua đường máu và nước bọt. Vì quá trình điều trị răng miệng như nhổ răng, lấy cao răng hay điều trị viêm túi lợi… đây là vật dẫn bệnh truyền nhiễm vô cùng mạnh mẽ nếu bạn đang mắc các bệnh cấp tính như tay chân miệng, nhiễm khuẩn E.coli… cho tới các bệnh truyền nhiễm như HIV, viêm gan siêu vi B. Không chỉ riêng bác sĩ đang đứng trước nguy cơ truyền nhiễm vô cùng cao mà bệnh nhân cũng không ngoại lệ. Đó là lý do vì sao quy trình vô trùng là một tiêu chuẩn cần có của bất kỳ nha khoa nào để đảm bảo sức khỏe cho cả cộng đồng.Phòng khám nha khoa đạt tiêu chuẩn vô trùng khi nào?Để được công nhận là địa chỉ phòng khám nha khoa uy tín, chất lượng cần đáp ứng các yếu tố vô trùng bao gồm:Máy móc, thiết bị tân tiến: Dụng cụ sử dụng trong các ca điều trị răng miệng cần được tiệt trùng hoàn toàn để đảm bảo tính vô trùng nha khoa. Ngoài ra, sự đầu tư các trang thiết bị, máy móc hiện đại cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo các yếu tố vô trùng, vô khuẩn,… tại nha khoa.Sạch sẽ và riêng biệt: Phòng khám vô trùng cần đảm bảo môi trường làm việc sạch sẽ và hoàn toàn tách biệt, loại bỏ các nguy cơ nhiễm trùng và lây nhiễm chéo. Ngoài ra, phòng khám rộng rãi, riêng biệt với các vách bằng kính trong suốt cũng tạo ra sự chuyên nghiệp, dễ dàng quan sát, đảm bảo đầy đủ tiêu chuẩn cơ bản của một phòng khám nha khoa.Sắp xếp hợp lý: Để đảm bảo tính vô trùng trong nha khoa, phòng khám cũng cần sắp xếp hợp lý để thuận tiện trong các khâu điều trị, quy trình vô trùng không gian, dụng cụ, tiệt trùng,… Mỗi máy móc, thiết bị đều nên được đặt theo trình tự các bước vô trùng nhằm tối ưu quá trình này mà vẫn đảm bảo được tính hiệu quả.Nguyên tắc vô khuẩn trong nha khoaMột vật có thể vô khuẩn hay chưa, nếu nghi ngờ thì được coi như là không vô khuẩn.Chỉ được cầm, gắp một vật đã được khử khuẩn bằng kẹp vô khuẩn.Những vật đã được khử khuẩn phải được giữ kín cho đến khi dùng.Phân biệt những nơi vô khuẩn và những nơi nhiễm khuẩn để có thể bố trí sắp xếp vùng làm việc, tránh đụng chạm tay và dụng cụ vào nơi chưa vô khuẩn khi đang làm việc.Quy trình vô trùng nha khoa tiêu chuẩn quốc tếCác bước trong quy trình vô trùng nha khoa đạt chuẩn quốc tế như sau:Bước 1: Chuẩn bị và đảm bảo an toàn cho cả bác sĩ và bệnh nhân, bác sĩ sẽ cần đeo đầy đủ đồ bảo hộ theo quy định bao gồm găng tay, mũ, kính, khẩu trang. Lưu ý rằng trước khi đeo găng tay, bác sĩ cần phải rửa tay sạch sẽ theo đúng quy trình.Bước 2: Loại bỏ các dụng cụ chỉ sử dụng 1 lần, như cốc nước súc miệng, ốc hút nước bọt, kim tiêm,… tuyệt đối không sử dụng cho khách hàng tiếp theo dưới mọi hình thức nhằm đảm bảo được tiêu chuẩn vô trùng nha khoa.Bước 3: Khử trùng bề mặt tiếp xúc sau mỗi ca điều trị như ghế nha khoa, bồn nhổ, cần chỉnh đèn, khay đựng dụng cụ,… Những vật dụng này cần được xịt khử trùng, sau đó lau lại sạch sẽ bằng giấy tiệt khuẩn.Bước 4: Tiệt trùng các dụng cụ đã sử dụng trong ca điều trị bằng cách ngâm rửa trong máy rung siêu âm và dung dịch có độ sát khuẩn cao. Sau đó, các dụng cụ này sẽ được cọ rửa lại một lần nữa bằng xà phòng và nước sạch.Bước 5: Sấy khô và đóng gói lại các dụng cụ đã được làm sạch trước đó, sẵn sàng cho lần sử dụng sau.Bước 6: Hấp tiệt trùng các dụng cụ sau khi đóng gói xong với lò hấp ở nhiệt độ cao, thường ở khoảng 121 độ C đến 134 độ C trong khoảng 15 đến 30 phút. Lò hấp nhiệt này thường sẽ được lập trình sẵn để đảm bảo hiệu quả tiệt trùng cao, đáp ứng được yêu cầu vô trùng nha khoa.Bước 7: Lưu trữ các dụng cụ đạt chuẩn vào tủ có đèn chiếu tia cực tím. Điều kiện này sẽ hạn chế tối đa vi khuẩn sinh sôi, phát triển.Các phương pháp khử khuẩn cho phòng khám nha khoa1. Hấp hơi nước (Autoclaving)Đây là phương pháp phổ biến và được sử dụng nhiều trong khử khuẩn các dụng cụ phẫu thuật, sử dụng áp suất hơi nước cao ở nhiệt độ 121 độ C trong vòng 15 đến 30 phút. Nó được đa số chấp nhận và sử dụng trong nha khoa để khử khuẩn dụng cụ phẫu thuật, loại bỏ vi khuẩn, nấm và bào tử. Khả năng tác dụng dựa vào sự xâm nhập của hơi nước lên toàn bộ dụng cụ nên khử khuẩn một cách toàn diện.Ưu điểm: Giá thành thấpCó thời gian khử khuẩn ngắnKhử khuẩn tốt lên tất cả các bề mặt của dụng cụKhông cần thêm hoá chất khi sử dụng và sử dụng được nhiều lần.Nhược điểm: Áp suất hơi nước lớnThép cacbon có thể bị hư hại do áp suất lớn.Chỉ sử dụng được cho các dụng cụ làm bằng thép không gỉ và nhựa plastic.2. Hấp nhiệtPhương pháp này sử dụng khí nóng hoặc lửa để có thể khử khuẩn với nhiệt độ ở khoảng 180 độ C. Tiêu diệt vi khuẩn bằng cách phá huỷ quá trình oxi hoá của vi khuẩn. Nó cần được duy trì nhiệt độ cao trong thời gian dài, khoảng 2 tiếng ở nhiệt độ 160 độ C.Ưu điểm:Không làm mờ dụng cụBột và dầu có thể được khử khuẩnNhược điểm: Khó có thể kiểm soát nhiệt độ duy trì trong thời gian lâuTốn thời gianLâu xâm nhập vào dụng cụCác dụng cụ và vật liệu như quần áo, cao su, nhựa,..không sử dụng được.3. Dùng hoá chấtDùng hoá chất dạng hơi áp suất. Sử dụng hoá chất dạng hơi trong khoảng 131 độ C và 20 pounds áp suất trong thời gian khoảng 1 tiếng.Ưu điểm:Không làm mờ dụng cụNhược điểm:Không áp dụng được cho quần áo, cao su, nhựa,..4. Dùng tia cực tímLà một phương pháp khử trùng sử dụng tia cực tím (UV-C) để tiêu diệt hoặc làm bất hoạt các vi khuẩn bằng cách phá hủy các acid nucleic và phá hoại DNA của chúng, khiến cho chúng không thể thực hiện chức năng tế bào quan trọngƯu điểm:Khử khuẩn tốt trên tất cả các bề mặt như vải, ghế máy,..Khuyết điểm:Thời gian khử khuẩn lâuCần cách ly tốt khu vực khử khuẩn không để tiếp xúc với cơ thể ngườiKhông khử được toàn bộ vi khuẩn.Dễ làm hư các vật liệu dụng cụ nhựa.Trên đây là những thông tin về vô trùng nha khoa bao gồm cả những quy trình, nguyên tắc và phương pháp đảm bảo theo tiêu chuẩn chung của Bộ Y Tế. Hy vọng đây là những kiến thức này giúp bạn hiểu hơn về vấn đề này. THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYENFacebook: https://www.facebook.com/nhakhoakaiyenclinicWebsite: https://nhakhoakaiyen.com/Hotline: 0818163366Địa chỉ: 99 Trần Não, Phường An Khánh, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Xem thêm
Cách chăm sóc răng miệng cho người bị tiểu đường

Cách chăm sóc răng miệng cho người bị tiểu đường

Một số các bệnh lý răng miệng mà người bị tiểu đường dễ mắc phải như: viêm nướu, sâu răng, sưng nướu,... Sau đây là một số cách chăm sóc răng miệng cho người bị tiểu đường đảm bảo sức khỏe răng miệng.Vì sao bệnh tiểu đường có liên quan đến vấn đề răng miệng?Khi mắc bệnh tiểu đường không khiến bạn gặp phải các vấn đề về răng miệng. Tuy nhiên chính vì lượng đường huyết tăng cao theo thời gian có thể dẫn đến các bệnh lý về răng miệng.Thông thường các biến chứng do đái tháo đường gây ra là do việc không kiểm soát được đường huyết.Mức đường huyết cao hơn có thể làm giảm đi lượng nước bọt trong miệng hoặc thay đổi hàm lượng nước bọt. Nhiệm vụ chính của nước bọt là giữ ẩm cho miệng. Nước bọt còn giúp nhai và nuốt thức ăn dễ dàng hơn, đồng thời giúp ngăn ngừa các tổn thương răng và nướu do vi khuẩn có hại.Ngoài ra đường cũng là môi trường nuôi dưỡng các vi khuẩn có hại tạo thành lớp phủ trên răng. Người mắc bệnh tiểu đường thì dễ dàng hình thành lớp phủ trên răng do vi khuẩn tạo ra. Lớp phủ này chính là mảng bám, có thể gây ra sâu răng và kích ứng nướu vì được tích tụ trên răng.Nếu không loại bỏ các mảng bám này bằng cách đánh răng và vệ sinh răng miệng thường xuyên, lớp phủ này sẽ cứng lại thành vôi răng. Khi vôi răng tích tụ không được loại bỏ bằng cách vệ sinh răng miệng thường xuyên thì cuối cùng sẽ dẫn đến các bệnh lý về nướu răng. Như vậy chăm sóc răng miệng cho người bị tiểu đường cũng là vấn đề quan trọng cần được quan tâm.Các vấn đề răng miệng ở người tiểu đườngCác vấn đề răng miệng ở người tiểu đường gặp phải như sau:Khô miệng: Bệnh tiểu đường nếu không được kiểm soát có thể làm giảm lượng nước bọt dẫn đến tình trạng khô miệng. Khô miệng có thể gây đau nhức, lở loét niêm mạc, nhiễm trùng và sâu răng.Viêm nướu và viêm nha chu: Một biến chứng khác của tiểu đường là làm các mạch máu dày lên. Vì thế làm chậm chất dinh dưỡng đến các mô và dòng chất thải từ các mô đi ra. Khi sự kết hợp của các vấn đề này, cơ thể mất khả năng chống lại sự nhiễm trùng. Bản chất của viêm nha chu là bệnh lý nhiễm trùng do vi khuẩn nên những người bệnh tiểu đường không kiểm soát được đường huyết có thể mắc viêm nướu và viêm nha chu thường xuyên và nghiêm trọng hơn.Sâu răng: Đây là vấn đề nha khoa phổ biến nhất.Tưa miệng: Nồng độ glucose cao có thể dẫn đến lượng đường dư thừa ở trong nước bọt, tạo ra môi trường lý tưởng cho loại nấm phát triển.Hội chứng bỏng miệng: Là cảm giác bỏng rát hoặc ngứa ran trong miệng, có thể kèm theo tê, khô miệng hoặc là thay đổi vị giác. Tuy nhiên hội chứng này khó khăn để chẩn đoán được nguyên nhân và điều trị tận gốc.Những người bị tiểu đường nếu có hút thuốc thì nguy cơ mắc bệnh tưa miệng và bệnh nha chu cao gấp 20 lần so với người không hút thuốc. Hút thuốc cũng làm giảm lưu lượng máu dẫn đến nướu nên có thể ảnh hưởng đến quá trình lành vết thương ở vùng mô này.Cách chăm sóc răng miệng cho người bị tiểu đườngMột số cách chăm sóc răng miệng cho người bị tiểu đường:Đánh răng hai lần một ngày: Bạn nên đánh răng trong khoảng hai phút, hai lần mỗi ngày, bằng kem đánh răng có chưa flo.Sử dụng chỉ nha khoa một lần/ngày: Sử dụng chỉ nha khoa sẽ giúp bạn làm sạch các mảng bám tích tụ vào trong răng, tránh trường hợp thức ăn thừa gây ra viêm nhiễmĐến nha khoa thăm khám 6 tháng/lần: Các bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe răng miệng của bạn, từ đó, có hướng điều trị phù hợp và có thể sẽ cần kết hợp thêm nước súc miệng để làm sạch, ngăn chặn nguy cơ sâu răng và viêm nướu răng.Làm sạch vôi răng định kỳ ở nha khoa uy tín về sức khỏe răng miệngKhông nên ăn quá nhiều thực phẩm có chứa đường và tinh bộtHạn chế tối đa hút thuốc lá vì hút thuốc lá làm tăng nguy cơ phát triển của bệnh viêm nha chu và bệnh tưa miệng Kiểm soát đường huyết: tuân thủ điều trị, theo dõi, kiểm tra đường huyết thường xuyên để giữ cho đường huyết luôn ổn định. Nếu phát hiện các thuốc điều trị tiểu đường gây ra tình trạng khô miệng cần trao đổi ngay với bác sĩ điều trị để có hướng xử trí kịp thời.Như vậy bài viết trên đây đã cho bạn thông tin về vấn đề cách chăm sóc răng miệng cho người bị tiểu đường. Việc quan trọng nhất là kiểm soát các chỉ số: Đường huyết, lipid và huyết áp. Bởi vì không chỉ quan trọng trong vấn đề răng miệng mà còn là điều kiện để giúp phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm xảy ra.THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYENFacebook: https://www.facebook.com/nhakhoakaiyenclinicWebsite: https://nhakhoakaiyen.com/Hotline: 0818163366Địa chỉ: 99 Trần Não, Phường An Khánh, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Xem thêm
27 cách chữa hôi miệng tại nhà hiệu quả

27 cách chữa hôi miệng tại nhà hiệu quả

Hôi miệng là bệnh lý nha khoa phổ biến hiện nay. Hôi miệng khiến bạn tự ti trong giao tiếp và công việc. Cách chữa hôi miệng có hiệu quả không? Hãy cùng Nha Khoa Quốc Tế KAIYEN tìm hiểu chi tiết bài viết dưới đây.Bệnh lý hôi miệng là gì?Bệnh lý hôi miệng là tình trạng hơi thở có mùi hôi khó chịu xuất phát từ khoang miệng. Bệnh lý này có thể gặp ở nhiều đối tượng, lứa tuổi khác nhau. Hôi miệng không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng gây ảnh hưởng đến giao tiếp, công việc và cuộc sống hằng ngày. Theo nhiều thống kê cho biết có rất nhiều người hôi miệng bị ảnh hưởng trần trọng đến tâm lý, họ dễ rơi vào tình trạng tự ti, ngại giao tiếp. Từ đó chất lượng công việc, chất lượng cuộc sống bị giảm sút đáng kể.Nguyên nhân gây hôi miệngHôi miệng hình thành có thể do các vấn đề về răng miệng như sâu răng hoặc các vấn đề liên quan đến nướu răng. Đa phần, do thói quen đánh răng không đúng cách. Bên cạnh đó thì chứng hôi miệng cũng có thể do ăn các thực phẩm có mùi hôi như tỏi, hành,… hoặc do hút thuốc lá. Đôi khi cũng có thể xuất phát do các vấn đề từ hệ tiêu hóa như trào ngược dạ dày thực quản hoặc viêm loét dạ dày,… gây nên. Mặt khác, nguyên nhân gây ra tình trạng hôi miệng cũng có thể do các bệnh lý khác như nhiễm trùng phổi, tiểu đường hoặc do sử dụng các loại thuốc chống dị ứng hoặc thuốc trầm cảm ba vòng.Cách chữa hôi miệng hiệu quả tại nhàMuối và ngò gaiBạn đun ngò gai với một lượng nước vừa đủ trong khoảng 10 đến 15 phút, sau đó để nguội rồi thêm một ít muối để dùng làm nước súc miệng. Bạn nên súc miệng 2 đến 3 lần/ngày, sau 1 tuần có thể nhận thấy sự khác biệt.  GừngGừng có tính kháng khuẩn cao sẽ giúp ngăn ngừa sâu răng và giúp cho hơi thở thơm tho. Bạn có thể dùng gừng tươi cắt lát mỏng, uống cùng với trà hoặc ăn cùng với chanh để làm sạch miệng, diệt khuẩn và cải thiện hơi thở của bạn. Mỗi ngày ăn khoảng 2 đến 3 lát gừng, duy trì trong 1 tuần liên tục sẽ giúp cho hơi thở của bạn được cải thiện. Tuy nhiên, bạn cũng cần chú ý chỉ nên dùng các lát gừng mỏng, nếu không thể chịu được mùi vị của gừng bạn cũng có thể dùng chung với trà mà không cần ăn. Sữa chuaSữa chua có tác dụng ức chế sự sản sinh hydrogen sulfide nên đây là cách chữa hôi miệng rất hiệu quả. Sữa chua cũng giúp tạo môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn có lợi phát triển, giúp bảo vệ răng miệng cũng như hệ tiêu hóa.Chanh và muốiChanh cũng có khả năng diệt khuẩn nên cũng giúp bạn đánh bay mùi khó chịu ở miệng. Chỉ cần sử dụng nước cốt chanh và muối để súc miệng, đánh răng, chải lưỡi để loại bỏ vi khuẩn cũng như các mảng bám gây mùi. Hãy dùng chanh vệ sinh răng miệng 2 lần/ngày, bạn sẽ cảm thấy hơi thở của bạn được cải thiện nhanh chóng.Mật ongMật ong cũng là một trong số thực phẩm có chứa chất kháng khuẩn hữu hiệu. Có thể pha mật ong cùng với chanh và sử dụng để súc miệng hàng ngày. Đây cũng là cách giảm hôi miệng rất hiệu quả và đơn giản.Rau húng chanhCách dùng húng chanh phức tạp hơn các loại thực phẩm ở trên. Bạn cần phơi khô lá húng chanh rồi đem đi sắc thật đặc, ngậm trong khoảng 5 - 7 phút. Bạn có thể dùng nước sắc này mỗi ngày để hơi thơ thơm tho, dễ chịu. Cách chữa hôi miệng bằng Baking sodaBaking soda có công dụng tẩy trắng, diệt khuẩn và loại bỏ chứng hôi miệng hiệu quả. Cách thực hiện theo các bước sau đây:Bước 1: Hòa một tan lượng baking soda vào nước để tạo thành hỗn hợp sền sệtBước 2: Lấy hỗn hợp này dùng để đánh răngThực hiện phương pháp này thường xuyên không chỉ giúp cải thiện tình trạng hôi miệng mà còn giúp cho răng miệng sạch sẽ, trắng sáng hơn. Tuy nhiên, bạn chỉ nên áp dụng khoảng 1 đến 2 lần/ tuần vì sẽ hạn chế bào mòn men răng.Cách chữa hôi miệng bằng cam thảoCam thảo có tính chống viêm và kháng khuẩn, có tác dụng khử mùi hôi miệng, đem lại hơi thở thơm mát cho bạn. Cách thực hiện như sau:Bước 1: Dùng quất bì, quế tâm, tế tân, cam thảo mỗi vị 50g và tán thành bột nhuyễnBước 2: Hòa viên với táo nhục và mật ong, mỗi viên khoảng 4gBước 3: Cho tất cả vào lọ rồi bảo quản nơi khô thoáng để dùng.Mỗi ngày sử dụng 1 – 2 viên sau khi ăn sẽ giúp cải thiện hôi miệng nhanh chóng.Cách trị hôi miệng bằng dầu dừaDầu dừa có tác dụng ngăn ngừa và tiêu diệt vi khuẩn gây ra tình trạng hôi miệng. Nếu sử dụng thường xuyên mỗi ngày sẽ cải thiện đáng kể triệu chứng này. Cách làm như sau:Bước 1: Dùng một 1 muỗng ăn dầu dừa nguyên chất nấu ấmBước 2: Sau đó dùng tay vuốt dầu xung quanh miệng khoảng 5 đến 10 phút rồi nhổ raBước 3: Sau đó súc miệng lại bằng nước ấm.Bạn nên thực hiện đều đặn hằng ngày thì sẽ thấy được hiệu quả.Cách trị hôi miệng bằng muối EpsomMuối Epsom là một thành phần giúp loại bỏ độc tố rất tốt. Loại muối này có tính kháng khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn gây ra hôi miệng và loại bỏ mùi hôi. Nguyên liệu bạn cần gồm 1 muỗng cà phê muối Epsom và 100ml nước ấm.Bước 1: Bạn cho muối Epsom vào cốc nước ấm rồi khuấy đều hỗn hợp nàyBước 2: Sau khi đánh răng thì dùng hỗn hợp này để súc miệng.Nếu thường xuyên áp dụng thì chỉ sau một thời gian ngắn chứng hôi miệng của bạn sẽ được cải thiện và biến mất.Mẹo trị hôi miệng bằng sữa chua và nước chanhNước chanh có tính kháng khuẩn, có khả năng giúp loại bỏ vi khuẩn gây mùi hôi miệng. Bên cạnh đó thì các loại vi khuẩn có lợi trong sữa chua có tác dụng giúp cân bằng và khôi phục lại hệ vi sinh trong miệng, giúp cải thiện và ngăn ngừa chứng hôi miệng.Bước 1: Bạn cần 1 đến 2 muỗng cà phê sữa chua và 1 muỗng cà phê nước cốt chanh.Bước 2: Để sử dụng bạn cần hòa tan chúng lại rồi bôi hỗn hợp này lên răng khoảng 5 đến 7 phút và súc miệng lại.Cách giảm tình trạng hôi miệng bằng quả ổiỔi là loại trái cây chứa nhiều loại vitamin C và các loại axit nên được xem là một phương thuốc cho người mắc tình trạng chảy máu nướu, răng nhạy cảm hoặc hôi miệng. Để cải thiện hôi miệng bạn có thể ăn 1 quả ổi chưa chín. Bạn có thể ăn ổi bất cứ lúc nào trong ngày. Tuy nhiên để giảm nguy cơ bị táo bón và cải thiện sức khỏe răng miệng bạn chỉ nên ăn ổi 1 đến 2 lần/ tuần. Mẹo trị hôi miệng bằng trà xanhTrà xanh có tính kháng khuẩn giúp chữa hôi miệng tại nhà hiệu quả. Bạn có thể sử dụng nước trà xanh kết hợp cùng với gừng hoặc vài giọt nước chanh để tăng khả năng ngăn ngừa hôi miệng. Hoặc lấy một lá trà tươi, nhẹ nhàng chà xát lên vùng lưỡi trong khoảng 1-2 phút.Cách chữa hôi miệng bằng cách dùng giấm táoGiấm táo có tính axit nhẹ giúp cân bằng độ pH trong khoang miệng từ đó giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây hôi miệng. Giấm táo còn có mùi thơm của táo giúp cải thiện tình trạng hơi thở có mùi. Để trị hôi miệng bằng giấm táo, bạn chỉ cần pha loãng giấm táo với nước lọc và sau đó súc miệng sau khi đánh răng xong.Lưu ý, giấm táo có nồng độ cao có thể gây ra tổn thương cho men răng và các mô mềm ở trong miệng. Vì vậy, hãy đảm bảo nước súc miệng bằng giấm táo phải pha loãng vừa phải. Đồng thời, không nên dùng giấm táo thường xuyên để tránh ảnh hưởng đến men răng và khoang miệng.Đánh răng cùng với tinh dầu tràm tràTinh dầu tràm trà vì tính không nóng và không gây bỏng rát, tinh dầu tràm có thể được sử dụng cho cả trẻ sơ sinh. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tinh dầu tràm có khả năng giúp diệt khuẩn đến 90% và loại bỏ mùi hôi miệng một cách hiệu quả, mang lại một hương thơm dễ chịu.Cách sử dụng tinh dầu tràm để chữa chứng hôi miệng rất đơn giản. Bạn chỉ cần pha 2 đến 4 giọt tinh dầu tràm vào kem đánh răng và đánh răng kỹ trong khoảng 2 đến 5 phút. Hãy thực hiện việc này mỗi ngày, hai lần vào sáng và tối trước khi đi ngủ để hơi thở thơm tho.Trị hôi miệng bằng muối và nước vo gạoTrong nước vo gạo có chứa nhiều vitamin, khoáng chất, axit amin có lợi cho sức khỏe. Do đó, nó không chỉ có tác dụng làm đẹp da mà còn trị hôi miệng một cách hiệu quả nhờ tác dụng diệt khuẩn, cải thiện hơi thở. Cách thực hiện: Bước 1: Vo gạo và chắt lấy nước.Bước 2: Đun sôi nước vo gạo và cho vào một ít muối. Bước 3: Để nguội và sau đó dùng để súc miệng mỗi ngày.Trị hôi miệng bằng lá lốtCác thành phần trong lá lốt có tính kháng khuẩn cao nên đây là một bài thuốc dân gian chữa bệnh hôi miệng cực kỳ hiệu quả. Cách thực hiện: Bước 1: Chuẩn bị lá lốt già và mang đi phơi khô. Bước 2: Đun sôi lá lốt phơi khô cùng với nước và cho vào một ít muối. Để nguội và dùng súc miệng mỗi ngày. Trị hôi miệng bằng vỏ bưởiVỏ bưởi chứa rất nhiều tinh dầu, vì thế chúng có khả năng khử mùi rất tốt. Vitamin C có trong vỏ bưởi còn giúp hạn chế sâu răng và các bệnh lý liên quan đến răng, nướu. Cách thực hiện: Bước 1: Sử dụng phần vỏ của bưởi, nên chọn bưởi trồng tại nhà để hạn chế lượng thuốc và hóa chất.Bước 2: Rửa sạch và cắt vỏ bưởi thành từng miếng nhỏ.Bước 3: Cho từng miếng vỏ bưởi vào miệng và nhai. Sau đó bạn nên súc miệng lại với nước sạch. Chữa hôi miệng bằng rau cần tâyRau cần tây có chứa nhiều chất diệp lục và mùi thơm đặc trưng, giúp điều trị hôi miệng hiệu quả. Bạn có thể xay nhuyễn rau cần tây để lấy nước súc miệng mỗi ngày hoặc nhúng rau cần tây vào giấm và nhai kỹ trong vài phút.Dùng bột quế và mật ongQuế có chứa nhiều tinh dầu aldehyle cinamic giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn và có vị cay, nóng với mùi thơm dễ chịu, vì vậy, quế thường được dùng như gia vị để tăng thêm hương vị cho món ăn.Bạn có thể dùng bột quế để chữa hôi miệng bằng cách đun sôi một ít nước và bột quế, sau đó lọc qua khăn mỏng và cho thêm một ít mật ong để súc miệng mỗi ngày.Dùng nước súc miệngNếu bạn không có đủ thời gian để làm những cách trên thì để mang lại hơi thở thơm tho chính là sử dụng nước súc miệng. Nước súc miệng có mùi bạc hà dễ chịu, chứa hoạt chất kháng khuẩn cao.Luôn mang theo 1 chai nước súc miệng nhỏ bên người để có thể sử dụng khi cần thiết, sẽ đem lại hiệu quả cao mà tiện lợi và không tốn nhiều thời gian, công sức.Trị hôi miệng với lá bạc hàLá bạc hà có chứa tinh dầu thơm và tinh dầu này giúp trị hôi miệng và sát khuẩn cực tốt. Bạc hà được sử dụng trong kem đánh răng để làm cho hơi thở thơm mát hơn. Vì vậy bạn không nên bỏ qua cách chữa hôi miệng đơn giản này bằng lá bạc hà.Trị hôi miệng với lá thì làThì là là một loại thảo mộc thường được dùng để tạo mùi hương cho món ăn và giúp khử mùi hiệu quả. Loại thảo dược này có đặc tính kháng khuẩn nên có thể điều trị hơi thở có mùi.Bạn có thể nghiền hỗn hợp thìa là cùng với bạch đậu khấu và đinh hương để có hiệu quả. Mẹo vặt giúp chữa hôi miệng bằng lá mùi tàuLá mùi tàu hay còn gọi là lá ngò gai có chứa nhiều tinh dầu và mùi thơm dịu đặc trưng. Nó không thể thiếu và dùng để nấu ăn hàng ngày. Trong lá mùi tàu có nhiều tinh dầu thơm và các chất như Protid, Phốt pho, vitamin C có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây ra hôi miệng rất hiệu quả.Chữa hôi miệng hiệu quả bằng nước vo gạoNước vo gạo có chứa cám có tác dụng làm sạch men răng và giảm mảng bám. Vì vậy, đây là cách chữa hôi miệng rất đơn giản, an toàn và rẻ tiền ngay tại nhà. Sau khi đánh răng, bạn có thể súc miệng với nước vo gạo ngày 2 lần vào buổi sáng và tối.Mẹo trị hôi miệng với dưa chuộtDưa chuột chứa lượng lớn khoáng chất và vitamin có lợi và chất phytochemical ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Uống nước ép dưa chuột mỗi ngày thay nước lọc giúp tăng tiết nước bọt, chống tình trạng khô miệng.Chữa hôi miệng với đinh hươngTheo Đông Y, đinh hương vừa có thể chữa bệnh dạ dày, rối loạn tiêu hóa, giảm đau bụng mà còn dùng trong điều trị hôi miệng, giúp hơi thở thơm tự nhiên.Ngâm đinh hương trong nước cho đến khi mềm, nhai 2 đến 3 miếng trong khoảng 5 phút để tinh dầu của đinh hương thấm đều, nhổ bỏ bã và súc miệng lại với nước. Nhai đều đặn mỗi ngày để hết hôi miệng.Làm gì để phòng tránh bệnh hôi miệng?Vệ sinh răng miệng đúng cáchMỗi ngày bạn nên đánh răng ít nhất 2 lần, tốt nhất là nên đánh răng sau khi ăn khoảng 30 phút, mỗi lần không quá 3 phút. Cần phải đánh răng kỹ và sạch sẽ để loại bỏ các mảng bám và thức ăn thừa, tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Sau khoảng 2 đến 3 tháng sử dụng bàn chải, bạn cần phải thay bàn chải khác để đảm bảo vệ sinh và tránh hôi miệng. Bạn cũng cần kết hợp dùng thêm chỉ nha khoa, nước súc miệng,... để làm sạch khoang miệng.Uống nhiều nước, súc miệng bằng nước muối Với những người bị hôi miệng tạm thời do đồ ăn, nước uống gây ra, bạn có thể chữa hôi miệng bằng cách uống nước sau khi ăn. Ngoài ra bạn cũng có thể súc miệng bằng nước muối để tăng hiệu quả.Vậy tại sao không dùng nước súc miệng? Có thể bạn chưa biết trong nước súc miệng có chứa thành phần cồn, nó sẽ khiến cho miệng bạn bị khô, giảm tiết nước bọt. Nước bọt là chất khử trùng tự nhiên, nếu thiếu nước bọt, vi khuẩn sẽ sinh sôi nhiều hơn và khiến cho hôi miệng của bạn trở nên trầm trọng hơn. Vì thế, hãy nên thường xuyên dùng nước lọc để súc miệng.Hạn chế thực phẩm nặng mùiNhững loại thức ăn có nhiều tinh dầu như tỏi, hành, các thực phẩm giàu chất béo, đường sẽ để lại mùi hôi rất lâu trong miệng. Để hạn chế hơi thở có mùi, bạn cần hạn chế tối đa các thực phẩm này. Nếu có sử dụng, cần phải vệ sinh thật kỹ sau khi ăn các loại thức ăn có mùi hoặc để lại mùi trong miệng.Những cách chữa hôi miệng trên đây bạn hoàn toàn có thể áp dụng ngay tại nhà, chỉ nên áp dụng cho hơi thở có mùi nguyên nhân không phải do bệnh lý. Nếu hôi miệng do bệnh lý thì cần điều trị khỏi bệnh mới có thể chấm dứt được mùi hôi của miệng.THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYENFacebook: https://www.facebook.com/nhakhoakaiyenclinicWebsite: https://nhakhoakaiyen.com/Hotline: 0818163366Địa chỉ: 99 Trần Não, Phường An Khánh, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Xem thêm
Có nên dùng bàn chải điện không? Ưu và nhược điểm khi dùng

Có nên dùng bàn chải điện không? Ưu và nhược điểm khi dùng

Hiện nay, bàn chải điện là thiết bị chăm sóc răng miệng khá phổ biến được sử dụng thay thế cho bàn chải thường. Vậy có nên dùng bàn chải điện không? Những ai nên sử dụng? Hãy để Chuyên Gia Răng Miệng giải đáp giúp bạn nhé!Bàn chải điện là gì?Lần đầu tiên được sản xuất tại Mỹ vào năm 1938, bàn chải điện tạo ra những chuyển động nhanh, tự động ở đầu bàn chải, giúp loại bỏ những mảng bám trên răng hay thức ăn thừa ở răng, từ đó cải thiện sức khỏe của nướu.Nhờ khả năng rung và xoay của lông bàn chải, các mảng bám hình thành trên bề mặt răng, đường viền nướu sẽ được lấy ra dễ dàng. Chuyển động rung còn tạo ra các bọt nước siêu nhỏ để lấy đi thức ăn thừa mắc ở kẽ răng. Toàn bộ quá trình vệ sinh diễn ra tự động, bạn không phải tốn nhiều công sức mà hiệu quả làm sạch răng gấp 10 lần so với bàn chải thông thường. Từ đó giúp làm trắng và làm sạch răng kỹ càng hơn.Có nên dùng bàn chải điện không?Theo các chuyên gia nha khoa, bạn nên dùng bàn chải điện thay bàn chải đánh răng thông thường vì nó mang lại rất nhiều lợi ích trong việc vệ sinh và chăm sóc răng miệng hơn:Loại bỏ mảng bám tốt, ngăn ngừa vôi răng hình thànhBàn chải hoạt động bằng cách sử dụng sóng âm để tạo ra chuyển động rung hoặc xoay, giúp loại bỏ các mảng bám, thức ăn thừa tích tụ trên răng và dưới nướu.Bảo vệ nướu, giúp nướu chắc khỏe hơnĐánh răng bằng bàn chải điện đúng cách sẽ không làm tổn hại đến nướu và men răng. Giúp nướu luôn chắc khỏe và ngăn ngừa tụt lợi chân răng hiệu quả.Làm trắng răng sau vài lần sử dụngSau vài lần đánh răng bằng chế độ đánh bóng và làm trắng, bạn sẽ nhận thấy răng trở nên trắng sáng hơn. Việc loại bỏ mảng bám tối đa còn giúp cho răng không bị bám màu ố vàng do đồ ăn, đồ uống.Đảm bảo thời gian đánh răngĐa số các loại bàn chải điện đều tích hợp bộ đếm thời gian. Điều này giúp bạn đánh răng đủ 2 phút như khuyến cáo.So sánh bàn chải điện và bàn chải thường Để biết được có nên dùng bàn chải điện không? hay thay thế hoàn toàn bàn chải thường, bạn có thể tham khảo bảng so sánh giữa hai sản phẩm dưới đây: Bàn chải điệnBàn chải thườngCách thức hoạt độngSở hữu đầu xoay hoặc tần số rung phù hợp để làm sạch răng.Hoạt động bằng cách sử dụng chuyển động tay để đánh răngCông nghệÁp dụng công nghệ điện tử để tạo ra các chuyển động nhịp nhàng khi đánh răng.Không sử dụng công nghệ nào.Hiệu quảCho hiệu quả làm sạch cao hơn vì tạo ra được nhiều chuyển động hơn.Hiệu quả làm sạch chỉ ở mức trung bình.Thời gianGiúp tiết kiệm thời gian vệ sinh răng miệng hiệu quả vì bàn chải tự tạo ra các chuyển động khi ở trong khoang miệng.Cần đến sự hoạt động nhịp nhàng của tay trong quá trình đánh răng nên tiêu tốn thời gian nhiều hơn.Những ai nên dùng bàn chải điệnNhững người có nhiều mảng bámViệc tích tụ và hình thành các mảng bám rất nhanh chóng. Nếu không được làm sạch, mảng bám sẽ trở thành vôi răng bám chặt vào răng, trên bề mặt nhai hoặc dọc theo viền nướu.Vôi răng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến nhiều bệnh lý như sâu răng, viêm nha chu, hôi miệng… Do đó, những người có nhiều mảng bám trên răng nên sử dụng bàn chải điện để tăng cường hiệu quả làm sạch răng hơn.Những người niềng răngNgười niềng răng, chỉnh nha là đối tượng được bác sĩ khuyên nên sử dụng bàn chải điện để làm sạch các mảng bám một cách tốt hơn. Vì khi niềng răng, thức ăn thừa rất dễ kẹt ở xung quanh mắc cài, dây cung… và bàn chải thường khó làm sạch hết được. Nếu để tích tụ lâu ngày sẽ dễ dẫn đến các bệnh lý răng miệng, ảnh hưởng đến thời gian và kết quả niềng răng.Sử dụng bàn chải điện với công nghệ sóng âm sẽ dễ tác động và làm tan rã các mảng bám, thức ăn thừa… giữ cho răng nướu và mắc cài luôn sạch khỏe.Những người bọc răng sứGiống như niềng răng, răng sứ cũng cần có chăm sóc đặc biệt. Bởi các mảng bám thức ăn rất dễ sót lại ở chân răng và viền nướu của người đang bọc răng sứ.Bàn chải thường chỉ lướt nhẹ qua mà không thể làm sạch hết thức ăn. Nhưng bàn chải điện có đầu lông mảnh, độ rung vừa phải có thể vệ sinh được bề mặt và phần chân răng một cách sạch sẽ.Những người lười đánh răngNhiều người có thói quen đánh răng một cách hời hợt, dùng lực tay quá nhẹ/quá mạnh, không đánh đủ 2 phút… Dẫn tới hiệu quả làm sạch răng miệng không cao.Bàn chải điện với chế độ rung phù hợp, nhiều chế độ chải, tự động nhắc nhở thời gian chuyển vùng đánh răng và ngắt hoạt động khi đã đủ 2 phút, giúp việc vệ sinh răng miệng dễ dàng hơn.Bài viết trên đã chia sẻ những thông tin cần thiết cho bạn về câu hỏi có nên dùng bàn chải điện không. Hy vọng sau khi đọc xong, bạn sẽ biết được hiệu quả khi dùng bàn chải điện. THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYENFacebook: https://www.facebook.com/nhakhoakaiyenclinicWebsite: https://nhakhoakaiyen.com/Hotline: 0818163366Địa chỉ: 99 Trần Não, Phường An Khánh, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Xem thêm