Vì sao trẻ nghiến răng khi ngủ? Cách điều trị nào hiệu quả
Tình trạng trẻ nghiến răng khi ngủ cũng là vấn đề khiến cho nhiều bố mẹ lo lắng. Để hiểu rõ hơn về tình trạng này ở trẻ và cách điều trị hiệu quả thì hãy cùng xem bài viết dưới đây.
Hiện tượng nghiến răng khi ngủ ở trẻ em
Hiện tượng nghiến răng khi ngủ thường xuất hiện khi bạn thường bị căng thẳng đầu óc, làm việc quá mệt mỏi hay rối loạn chức năng thần kinh. Tình trạng này không thật sự quá nguy hiểm đối với tình trạng sức khỏe, tuy vậy, nếu hiện tượng này xuất hiện với tần suất cao, kéo dài liên tục thì có thể sẽ tác động đến hệ thần kinh.
Đặc biệt với các bé nhỏ thì tình trạng nghiến răng nên được các quan tâm hơn nhiều. Hiện tượng trẻ nghiến răng khi ngủ thường xuyên có thể gây ra triệu chứng khác làm ảnh hưởng tới sinh hoạt cá nhân cũng như việc ăn uống của trẻ. Một số dấu hiệu có thể đi kèm với tình trạng nghiến răng như:
Răng của bé bị sứt mẻ vô cớ.
Trẻ bị đau hàm, đau tai, đau âm ỉ ở trán hay là đau toàn thân.
Trẻ khó khăn khi nhai thức ăn.
Vì sao trẻ nghiến răng khi ngủ?
Nguyên nhân khiến cho trẻ bị nghiến răng khi ngủ chưa được xác định chính xác. Tuy nhiên tình trạng này có thể xuất phát từ nhiều yếu tố khách quan hoặc chủ quan sau:
Do tâm lý lo lắng
Trẻ em là dễ thay đổi cảm xúc, nhạy cảm. Cho nên, trẻ có thể rất dễ cảm thấy lo lắng, căng thẳng vì một lý do nào đó. Sự thay đổi tâm lý đột ngột gây ra ảnh hưởng đến hệ thần kinh của trẻ. Đây có thể là nguyên nhân khiến trẻ nghiến răng khi ngủ.
Do trẻ mọc răng
Ở giai đoạn mọc răng, trẻ thường cảm thấy khó chịu, nướu răng có cảm giác bứt rứt, thậm chí đau. Việc nghiến răng có thể giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn và bớt đau.
Do sai lệch khớp cắn
Theo các nguyên cứu, tình trạng nghiến răng và sai lệch khớp cắn có mối liên hệ mật thiết với nhau. Nếu răng hàm trên và hàm dưới của trẻ mọc lệch nhau, không đối xứng sẽ khiến cho 2 hàm răng không khớp với nhau khi khép miệng. Khi đó, chúng có xu hướng cọ sát vào nhau khi trẻ ngủ.
Do cơ thể trẻ thiếu canxi
Thiếu canxi không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của xương, răng mà còn gây rối loạn giấc ngủ cho trẻ. Đây là yếu tố tác động khiến cho bé nghiến răng khi ngủ. Cha mẹ cần chú ý theo dõi và có chế độ ăn uống phù hợp dành cho trẻ.
Do trẻ bị nhiễm giun kim
Đây cũng là một nguyên nhân khiến cho trẻ bị nghiến răng khi ngủ. Theo các chuyên gia, giun kim là một loại ký sinh trùng có thể tiết ra độc tố gây căng thẳng. Từ đó rất dễ kéo theo tình trạng ngủ nghiến răng ở trẻ em.
Do trẻ bị dị ứng hoặc mắc các bệnh lý khác
Nhiều trẻ có cơ địa dễ bị dị ứng thường có biểu hiện ngủ nghiến răng vào ban đêm. Nguyên nhân do khi cơ thể xảy ra phản ứng bất thường với các loại đồ ăn, thuốc uống, vật dụng khác,… sẽ có cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Và việc nghiến răng đôi khi giúp cho trẻ cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn.
Do trẻ bị phản ứng thuốc
Một số loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, thuốc chống loạn thần,… khi trẻ sử dụng cũng làm nghiến răng. Tình trạng nghiến răng ở trẻ tuy không phải là nguy hiểm nhưng ít nhiều có ảnh hưởng. Nhất là khi trẻ bị nghiến răng với tần suất cao có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng của trẻ. Do đó, cha mẹ cần phải chú ý đến các nguyên nhân trẻ bị nghiến răng nêu trên để có biện pháp can thiệp kịp thời.
Trẻ ngủ hay nghiến răng có sao không?
Trong quá trình theo dõi, nhiều phụ huynh khá thắc mắc vấn đề trẻ nghiến răng khi ngủ kéo dài bao lâu? Nghiến răng thường xuyên có ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng không?
Đa phần trẻ em sẽ ngừng nghiến răng khi đã thay toàn bộ răng sữa, hoặc khi mọc đủ răng vĩnh viễn, nên cha mẹ không phải lo lắng. Tuy nhiên, trong trường hợp trẻ không thể tự từ bỏ thói quen này sẽ cần nhờ đến sự giúp đỡ hay can thiệp của ba mẹ và bác sĩ.
Bởi nếu tình trạng nghiến răng kéo dài, trẻ có thể gặp nhiều biến chứng như:
- Ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn về sau do nghiến răng thường xuyên khiến răng bị xô lệch.
- Nghiến răng nhiều khiến cho răng bị mòn, hỏng men răng và có xu hướng nhạy cảm hơn với nhiệt độ.
- Lực nghiến răng lâu ngày gây đau nhức xương hàm và vùng đầu.
- Tăng nguy cơ mắc hội chứng rối loạn khớp thái dương hàm, gây ra đau khớp mỗi khi nhai, há miệng lớn hoặc ngáp.
Cách khắc phục tình trạng trẻ ngủ nghiến răng hiệu quả
Để giúp trẻ chữa khỏi chứng nghiến răng, phụ huynh nên dựa vào nguyên nhân để can thiệp phù hợp.
Niềng răng chỉnh khớp cắn lệch
Ngay khi phát hiện răng của trẻ có vấn đề về khớp cắn, cha mẹ cần đưa con đi khám và chỉnh nha sớm để tránh ảnh hưởng đến việc nhai. Bác sĩ sẽ khuyến cáo thực hiện niềng răng để bảo vệ răng miệng, nướu và tuỷ răng tốt hơn. Nếu thực hiện niềng răng cho trẻ trong độ tuổi “vàng” từ 6 đến 12 tuổi thì càng tốt và càng có hiệu quả cao.
Quan trọng là cần chọn được phòng khám uy tín, có đội ngũ bác sĩ giỏi, kinh nghiệm, chuyên môn cao để trẻ được tư vấn phương pháp chỉnh nha phù hợp.
Chườm ấm
Đối với trẻ nghiến răng do mọc răng gây ra ngứa nướu, ba mẹ hãy thử chườm nước ấm lên má của con. Việc này sẽ giúp trẻ giảm cảm giác đau nhức, khó chịu trong thời gian mọc răng, không bị nghiến răng khi ngủ nữa.
Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu canxi, magie
Trường hợp trẻ ngủ nghiến răng liên quan đến dinh dưỡng kém cha mẹ nên thêm sữa, phô mai, hải sản, các loại hạt, các loại rau có màu xanh đậm… vào chế độ dinh dưỡng của con. Những thực phẩm này rất giàu canxi và magie – giúp hỗ trợ cho hoạt động của hệ thần kinh, giúp trẻ giảm tình trạng nghiến răng.
Trò chuyện cùng bé hoặc tham gia các hoạt động giải trí
Nếu nguyên nhân trẻ hay nghiến răng khi ngủ là do vấn đề liên quan đến học tập, bạn bè, ba mẹ hãy nhẹ nhàng trò chuyện để hỗ trợ con giải quyết vấn đề. Hoặc nếu do tâm lý tiêu cực, hay lo lắng, căng thẳng, cha mẹ nên giúp trẻ giải tỏa cảm xúc bằng cách cùng chơi một vài trò chơi, đọc truyện… Ngoài ra, phụ huynh nên hạn chế cho trẻ dùng thiết bị điện tử trước khi ngủ, đồng thời đảm bảo phòng ngủ của trẻ yên tĩnh, thông thoáng để bé ngủ ngon hơn.
Sử dụng khay/máng chống nghiến răng
Cho con đeo khay/máng là mẹo chữa nghiến răng khi ngủ ba mẹ có thể tham khảo. Loại khay này có tác dụng giúp làm giảm đi lực ma sát giữa hai hàm, giúp cơ hàm được thư giãn khi ngủ, dần dần sẽ bỏ thói quen của cơ và răng ở vị trí nghiến. Tuy nhiên, trước khi trẻ sử dụng khay/máng này, cần có chỉ định của bác sĩ để được hướng dẫn thời gian đeo cho phù hợp.
Mẹo ngăn ngừa trẻ nghiến răng khi ngủ
Cha mẹ có thể giúp trẻ tránh bị nghiến răng khi ngủ bằng những cách đơn giản như:
- Đưa trẻ thăm khám nha khoa định kỳ, để sớm phát hiện ra các bất thường dẫn đến tình trạng nghiến răng.
- Tránh cho trẻ ăn các thức ăn cứng và kẹo cao su dễ gây ra đau nhức hàm.
- Để trẻ thực hiện một số hoạt động thư giãn trước khi ngủ như tắm nước ấm, đọc sách hoặc nghe nhạc nhẹ nhàng…
- Tạo thói quen tập thể dục cho trẻ, nhằm kích thích cơ thể sản xuất hormone endorphin có tác dụng giúp giảm căng thẳng.
- Nghiến răng cũng có liên quan đến chất lượng giấc ngủ. Nên, ba mẹ tránh cho trẻ dùng thiết bị điện tử ít nhất 2 giờ trước khi ngủ, đồng thời đảm bảo cho phòng ngủ của trẻ yên tĩnh, thông thoáng để con ngủ ngon hơn.
Hy vọng qua những chia sẻ trên, cha mẹ đã biết được hiện tượng trẻ ngủ nghiến răng khi ngủ là như thế nào và cách xử trí. Nếu nhận thấy con có dấu hiệu lệch khớp cắn thì ba mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đến Nha Khoa Quốc Tế KAIYEN để được bác sĩ thăm khám và kịp thời điều chỉnh sai lệch, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng về sau.
THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYEN
- Facebook: https://www.facebook.com/nhakhoakaiyenclinic
- Website: https://nhakhoakaiyen.com/
- Hotline: 0818163366
- Địa chỉ: 99 Trần Não, Phường An Khánh, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh