Kẽ răng bị hôi nguyên nhân do đâu và cách điều trị hiệu quả
Kẽ răng có mùi hôi là vấn đề phổ biến mà nhiều người phải đối mặt. Nếu không được giải quyết kịp thời, tình trạng này có thể gây khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và thậm chí làm ảnh hưởng đến hình ảnh, thái độ khi giao tiếp.
Nguyên nhân kẽ răng có mùi hôi là gì?
Nếu vệ sinh răng miệng không đúng cách, mùi hôi có thể xuất hiện từ trong kẽ răng do thức ăn thừa bị kẹt lại và sinh ra vi khuẩn. Việc đánh răng hàng ngày là cách tốt để loại bỏ đi các mảng thức ăn thừa và phòng ngừa các vấn đề răng miệng. Tuy nhiên, chỉ đánh răng thôi là không đủ để làm sạch được các vị trí khó tiếp cận ở trong khoang miệng.
Mùi hôi trong kẽ răng cũng có thể xuất hiện do ăn uống gây mùi như hành, tỏi, cà ri, cà phê,... Nếu duy trì thói quen ăn uống không lành mạnh trong thời gian dài, tình trạng kẽ răng bị hôi có thể trở nên nghiêm trọng hơn.
Thói quen hút thuốc lá cũng là nguyên nhân làm xuất hiện mùi hôi ở kẽ răng. Khói thuốc lá chứa những chất độc hại có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung và đặc biệt là gây hôi miệng.
Khi phải sử dụng thuốc điều trị bệnh trong một thời gian dài, bạn có thể gặp phải các tác dụng phụ kèm theo như kẽ răng bị hôi. Tuy nhiên, mùi hôi này có thể nặng hay nhẹ tùy vào cơ địa, sức khỏe của mỗi người.
Ngoài ra, các bệnh lý về răng miệng cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng kẽ răng bị hôi. Các vấn đề như viêm nha chu, sâu răng, áp xe răng và các bệnh lý khác khiến cho kẽ răng có mùi hôi. Đồng thời, bạn còn có thể gặp các triệu chứng khác như đau răng, chảy máu chân răng, răng lung lay,... Các bệnh lý này cần được khám chữa sớm để tránh biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng tổng thể.
Kẽ răng bị hôi gây ra ảnh hưởng như thế nào?
Kẽ răng bị hôi không gây đau nhức hay khó chịu. Tuy nhiên, tình trạng này lại gây ra nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn.
Khi hơi thở có mùi, đa số sẽ cảm thấy khá tự ti, e ngại khi giao tiếp. Quá trình làm việc, học tập bị cản trở. Việc sinh hoạt hàng ngày cũng bị ảnh hưởng, kéo theo chất lượng cuộc sống bị suy giảm.
Nếu miệng có mùi là do các bệnh lý răng miệng gây ra thì sẽ khá nguy hiểm. Bởi vì, tình trạng này khi không được điều trị sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn. Vi khuẩn gây hại có điều kiện để sinh sôi, phát triển. Răng một khi bị tổn thương sẽ suy yếu, càng về lâu sẽ khiến nguy cơ bị mất răng cao hơn.
Từ đó, khả năng ăn nhai bị suy giảm, bạn sẽ phải chịu nhiều cơn đau nhức. Sức khỏe tổng thể của bạn cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Cách điều trị kẽ răng bị hôi an toàn và hiệu quả
Dùng nước muối
Muối mang đến nhiều tác dụng đối với sức khỏe tổng thể nói chung và sức khỏe răng miệng nói riêng.
Bạn có thể dùng nước muối để khắc phục kẽ răng bị hôi. Nước muối có khả năng giúp chống viêm, kháng khuẩn. Các bệnh lý như viêm nha chu, nhức răng,… sẽ được cải thiện nhờ cách này. Cách dùng nước muối để trị kẽ răng có mùi như sau:
- Bước 1: Pha 1 thìa muối tinh cùng với 1 ly nước ấm.
- Bước 2: Dùng dung dịch này để súc miệng sau khi đã đánh răng sạch sẽ.
Bạn có thể thực hiện cách này 2 đến 3 lần/ngày. Sau khoảng 3 đến 4 ngày, bạn sẽ thấy mùi hôi trong khoang miệng được cải thiện đáng kể.
Dùng gừng tươi và chanh tươi
Gừng và chanh tươi đều có khả năng giúp khử mùi hiệu quả. Khi nhận thấy kẽ răng bị hôi, bạn có thể dùng gừng và chanh tươi để khắc phục tình trạng này. Cách thực hiện như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị một nửa quả chanh tươi và 1 củ gừng tươi.
- Bước 2: Gọt vỏ gừng, rửa sạch rồi để cho ráo, cắt thành lát mỏng.
- Bước 3: Xay nhuyễn gừng với 1 ly nước, sau đó lọc bỏ phần xác đi, giữ lại phần nước cốt.
- Bước 4: Đun nước cốt gừng cho đến khi thấy có sủi bọt. Để nguội, sau đó vắt nước cốt của một nửa quả chanh vào.
- Bước 5: Cho hỗn hợp vào lọ và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
Sử dụng hỗn hợp này để súc miệng, mỗi ngày khoảng 1 đến 2 lần. Thực hiện kiên trì để cải thiện được mùi hôi ở kẽ răng. Lưu ý, bạn không nên làm gừng và chanh tươi quá nhiều. Thay vào đó, bạn chỉ nên làm 1 lọ đủ dùng trong thời gian ngắn và tiếp tục xay mới cho những lần sau.
Khi nào cần đến bác sĩ để điều trị kẽ răng có mùi hôi?
Kẽ răng bị hôi có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân, bao gồm việc vệ sinh răng miệng kém, ăn uống, thức ăn bám vào kẽ răng và nhiều nguyên nhân khác. Với các trường hợp như vậy, bạn có thể tự khắc phục tại nhà bằng các biện pháp đơn giản như trên.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, dù đã thực hiện các biện pháp tại nhà nhưng mùi hôi ở kẽ răng vẫn không giảm, hoặc tình trạng đi kèm với triệu chứng bất thường khác. Khi đó, bạn cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và đưa ra hướng điều trị phù hợp.
Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu nhận thấy các triệu chứng sau:
- Mùi hôi ở kẽ răng không giảm sau khi thực hiện các biện pháp vệ sinh răng miệng và các mẹo tại nhà.
- Ảnh hưởng đến vị giác, ăn uống hay giao tiếp.
- Hôi miệng đi kèm với đau nhức, chảy máu ở chân răng.
- Dấu hiệu răng lung lay, tụt lợi.
Cách chăm sóc và phòng ngừa kẽ răng bị hôi
Lý do phổ biến dẫn đến hiện tượng này là vì có thói quen sinh hoạt không khoa học. Để phòng ngừa kẽ răng bị hôi cũng như tạo thói quen chăm sóc răng miệng đúng cách, bạn cần lưu ý các vấn đề dưới đây:
- Vệ sinh răng miệng ít nhất 2 lần/ngày. Chọn kem đánh răng, bàn chải phù hợp. Không đánh răng quá mạnh dễ gây tổn thương nướu, dẫn đến các bệnh lý khác.
- Kết hợp với sản phẩm nha khoa khác để làm sạch khoang miệng.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học. Bạn nên bổ sung vào thực đơn nhiều thực phẩm có chứa nhiều khoáng chất, vitamin như trái cây, rau củ quả. Đồng thời hạn chế dùng nhiều thực phẩm ngọt, đặc biệt là trước khi đi ngủ.
- Từ bỏ thói quen sử dụng rượu, bia, các chất kích thích, … để tuyến nước bọt không bị ảnh hưởng.
- Từ bỏ dần thói quen hút thuốc lá để duy trì sức khỏe của cơ thể.
- Đến nha khoa định kỳ khoảng 6 tháng/lần để điều trị các bệnh lý răng miệng nếu có.
Thông tin về các phương pháp khắc phục tình trạng kẽ răng bị hôi trên đây cần được thực hiện kiên trì để đạt hiệu quả cao. Việc nắm được các nguyên nhân gây ra mùi sẽ giúp bạn phòng ngừa tốt hơn và hãy tuyên truyền cho người thân để cùng giữ sức khỏe răng miệng một cách toàn diện nhé.
THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYEN
- Facebook: https://www.facebook.com/nhakhoakaiyenclinic
- Website: https://nhakhoakaiyen.com/
- Hotline: 0818163366
- Địa chỉ: 99 Trần Não, Phường An Khánh, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh