Ê buốt răng kèm chảy máu chân răng có nguy hiểm không?
Ê buốt răng và chảy máu chân răng có thể xảy ra ở bất kỳ ai, có thể do các yếu tố bên ngoài hoặc bên trong cơ thể. Vậy ê buốt răng kèm chảy máu chân răng có nguy hiểm không?
Nguyên nhân gây ê buốt răng kèm chảy máu chân răng
Viêm nướu
Viêm nướu là nguyên nhân đầu tiên dẫn đến tình trạng ê buốt và chảy máu chân răng. Bệnh này xảy ra do vi khuẩn tích tụ trên bề mặt răng quá nhiều, hình thành các mảng bám khiến tụt lợi. Lúc này vi khuẩn và yếu tố kích thích như axit trong đồ ăn, đồ ăn quá cay nóng hoặc lạnh… sẽ khiến cho lớp men răng bị mài mòn gây ê buốt và khiến chảy máu chân răng.
Viêm nha chu
Viêm nha chu là tình trạng bị viêm nướu ở mức độ nặng. Bệnh lý này cũng khiến cho chân răng chảy máu, răng bị ê buốt khó chịu. Ngoài ra, nướu còn sưng to, khi ấn vào có dịch mủ chảy ra.
Thiếu chất
Khi cơ thể thiếu một số loại vitamin và khoáng chất như vitamin C, E, D, canxi, kẽm,... sẽ khiến răng nướu yếu đi, tăng nguy cơ chảy máu chân răng và ê buốt răng. Khi hàm lượng các dưỡng chất trong cơ thể bị thiếu hụt quá nhiều, có thể dẫn đến vấn đề như bệnh scorbut, khó đông máu, sâu răng….
Thay đổi nội tiết tố
Sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ cũng là nguyên nhân gây ê buốt và chảy máu chân răng. Đặc biệt là trong giai đoạn mang thai, dậy thì và tiền mãn kinh. Khi này răng nướu trở nên nhạy cảm hơn, dễ bị ê buốt. Gây khó khăn khi vệ sinh răng miệng, nên dễ dẫn đến các bệnh lý răng miệng như chảy máu chân răng.
Thói quen xấu
Nguy cơ ê buốt răng và chảy máu chân răng sẽ tăng cao nếu như bạn có những thói quen xấu như nghiến răng khi ngủ, vệ sinh răng miệng không đúng cách hoặc đánh răng quá mức. Do đó, cần phải tìm cách khắc phục các tật xấu này, để tránh ảnh hưởng nghiêm trọng đến răng nướu.
Ê buốt răng kèm chảy máu chân răng có nguy hiểm không?
Trong trường hợp, răng bị ê buốt và chảy máu chân răng ở mức độ nhẹ thì không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Nhưng nếu chủ quan và không thực hiện các biện pháp điều trị kịp thời, thì sẽ có thể gây ra bệnh lý nguy hiểm khác như:
- Gây đau nhức răng, dẫn đến căng thẳng, lo âu, stress. Các vấn đề răng miệng còn gây ra mùi hôi ảnh hưởng đến giao tiếp hàng ngày.
- Việc ăn uống, sinh hoạt hằng ngày bị ảnh hưởng, làm mất cân bằng dinh dưỡng cho cơ thể.
- Hình thành môi trường lý tưởng cho vi khuẩn gây hại cho răng .
- Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm tủy, áp xe răng…
- Nếu các bệnh lý về răng tiến triển nặng, có thể gây ra mất răng, tăng nguy cơ làm lệch khớp cắn.
- Tình trạng răng ê buốt và chảy máu chân răng kéo dài còn khiến bạn phải đối mặt với nguy cơ mắc phải các bệnh mãn tính khác như tim mạch, bệnh gan, thận…do vi khuẩn lan rộng đến các cơ quan theo đường máu.
Làm thế nào khi răng bị ê buốt kèm chảy máu chân răng
Dưới đây là các phương pháp giảm ê buốt, chảy máu chân răng bạn có thể tham khảo:
Có chế độ ăn uống hợp lý
+ Khi tình trạng ê buốt và chảy máu chân răng xuất hiện, răng của bạn đang rất nhạy cảm. Thay vì lựa chọn các món đậm vị, chua cay, mặn ngọt quá mức thì bạn nên ăn các món thanh đạm, sẽ tốt và ngon miệng hơn.
+ Ưu tiên ăn thực phẩm có lợi cho sức khỏe, giàu canxi, chứa nhiều vitamin và khoáng chất giúp nâng cao sức đề kháng và hệ miễn dịch cho cơ thể.
+ Không nên ăn các món quá cứng, nên ăn món mềm, dễ nhai để giảm áp lực lên răng, tránh các cơn ê buốt, chảy máu chân răng trở nên nghiêm trọng hơn.
+ Không nên ăn đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ, thức ăn quá chua hoặc quá ngọt…sẽ khiến răng bị kích thích.
+ Uống đủ nước, có thể là nước lọc hoặc nước trái cây chứa ít axit để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Sử dụng nguyên liệu thiên nhiên
+ Chanh và muối: Bạn có thể dùng muối pha loãng rồi cho một vài giọt chanh vào để súc miệng mỗi khi cảm thấy bị ê buốt. Biện pháp này sẽ giúp giảm đi triệu chứng khó chịu, tình trạng chảy máu chân răng và hỗ trợ làm lành vết thương nhanh chóng.
+ Mật ong: Mật ong có tính kháng khuẩn cao, chống viêm thường dùng để bôi lên răng bị ê buốt, hỗ trợ làm lành những tổn thương, giảm tình trạng chảy máu chân răng. Bạn hãy áp dụng kiên trì ngày 2 đến 3 lần sẽ giúp cải thiện hiệu quả.
Các phương pháp dân gian này phù hợp cho các đối tượng nhẹ, chưa bị tổn thương nghiêm trọng.
Thay đổi các thói quen xấu có hại
- Sử dụng máng chống nghiến răng để giảm ma sát, tránh nguy cơ bào mòn men răng.
- Không nên cắn hoặc nhai đồ vật, thức ăn quá cứng, dai, khiến cho răng yếu hơn. Đây là một vấn đề cần được lưu ý để giảm rủi ro không mong muốn.
- Không nên hút thuốc lá, uống rượu, bia, đồ uống chứa cồn quá nhiều sẽ làm cho tổn thương răng trở nên nghiêm trọng, thậm chí còn tăng nguy cơ gây ra các biến chứng nguy hiểm.
- Thay đổi thói quen dùng tăm xỉa răng bằng cách dùng tăm nước, chỉ nha khoa để giảm rủi ro gây ra tổn thương nướu, làm hỏng kẽ răng…
Điều trị nha khoa
Để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả trong việc chăm sóc, điều trị ê buốt răng và chảy máu chân răng, tốt bạn nên đến nha khoa để thăm khám và điều trị. Trường hợp nặng, bác sỹ có thể cân nhắc áp dụng các thủ thuật để kiểm soát viêm nhiễm, diệt khuẩn và loại bỏ ổ viêm gây hại.
Nếu răng bị hư hỏng nặng không thể phục hồi, bắt buộc phải nhổ bỏ răng để tránh các rủi ro nguy hiểm có thể xảy ra. Khi răng bị hỏng đã được loại bỏ, thì việc trồng răng giả sẽ giúp bạn duy trì được các chức năng ăn, nhai bình thường cũng như giữ được tính thẩm mỹ.
Ngoài các thủ thuật nha khoa, chỉnh hình răng, bạn có thể được chỉ định dùng thuốc giảm đau, kháng viêm trong và sau quá trình điều trị để giảm thiểu cảm giác khó chịu. Tuy nhiên, nên dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, không nên lạm dụng hoặc sử dụng quá liều để tránh các tác dụng phụ.
Bài viết trên đã cập nhật thông tin cần thiết liên quan đến tình trạng ê buốt răng và chảy máu chân răng để bạn có thể tham khảo. Tùy theo tình trạng tổn thương, cơ địa của mỗi người sẽ có phương pháp can thiệp phù hợp. Bạn nên duy trì chế độ ăn uống, vệ sinh hàng ngày để phòng tránh các bệnh lý về răng miệng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYEN
- Facebook: https://www.facebook.com/nhakhoakaiyenclinic
- Website: https://nhakhoakaiyen.com/
- Hotline: 0818163366
- Địa chỉ: 99 Trần Não, Phường An Khánh, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh