Trám răng rồi có bị sâu lại không? Cách khắc phục sâu răng hiệu quả
Trám răng là giải pháp khắc phục tình trạng sâu răng, răng nứt, vỡ... hiệu quả, tuy nhiên đối với răng sâu trám răng rồi có bị sâu lại không? Nếu bị sâu lại thì phải làm sao?. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này chi tiết.
Trám răng rồi có bị sâu lại không?
Trám răng là phương thức dùng vật liệu nha khoa để bù vào chỗ thiếu khuyết trên răng khi bị sâu răng. Trám răng an toàn, nhanh chóng và chi phí hợp lý, trám răng được sử dụng rất phổ biến. Sau khi trám răng, bạn có thể ăn nhai bình thường và ngăn ngừa sâu răng rất tốt. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc trám răng rồi có bị sâu lại hay không còn tùy thuộc nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó, kỹ thuật trám hay chăm sóc vệ sinh răng miệng vẫn là vấn đề then chốt.
Theo các chuyên gia nha khoa, trám răng rồi vẫn có thể bị sâu răng lại nêu như bạn không chăm sóc răng tốt. Ngoài ra, một số nguyên nhân khác cũng có thể làm răng bị sâu như kỹ thuật trám không tốt, chế độ sinh hoạt hàng ngày không lành mạnh,…
Nguyên nhân trám răng rồi bị sâu lại
Sâu răng tái lại do vệ sinh răng miệng không tốt
Vệ sinh răng đúng cách là rất quan trọng, nếu trong quá trình vệ sinh răng miệng, mảng bám vẫn còn sót lại ở vị trí răng được trám thì tỉ lệ sâu răng lại sau khi trám sẽ rất cao. Vụn thức ăn thừa sẽ tích tụ lâu ngày hình thành vi khuẩn gây hại và tấn công răng làm bị mòn bề mặt răng và lớp trám gây ra sâu răng sau khi trám.
Ngoài ra việc chải răng quá thô bạo sẽ khiến cho lớp trám bị tổn hại, làm mài mòn men răng và lớp trám, thậm chí làm bong lớp trám, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây hại phát triển gây ra sâu răng.
Chế độ ăn uống không lành mạnh
Răng bị sâu lại sau khi trám bạn cần phải chú ý đến chế độ ăn uống hằng ngày của mình. Sau khi trám răng bạn nên tránh ăn quá nhiều thực phẩm chứa nhiều đường như: bánh, kẹo… và thực phẩm có tính axit như: chanh, bưởi,…
Thức ăn có đường và axit nhiều sẽ làm ảnh hưởng và tác động không tốt đến răng cũng như lớp trám khiến cho răng bị sâu trở lại.
Kỹ thuật trám răng của bác sĩ
Trước khi trám răng, bác sĩ sẽ phải tiến hành làm sạch ổ sâu răng. Nếu vệ sinh ổ sâu răng mà bác sĩ chưa loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn, mà tiến hành trám răng bít lỗ sâu thì các vi khuẩn còn sót lại bên trong ổ trám sẽ tiếp tục phát triển gây ra sâu răng.
Một lý do có thể làm răng bị sâu sau khi trám là tay nghề của bác sĩ còn yếu, xử lý lớp trám chưa sạch, lớp trám bị hở hoặc quá mỏng, khi về nhà trong quá trình ăn uống thức ăn sẽ lọt vào và gây ra sâu răng sau khi trám.
Chưa lấy hết tủy viêm
Bạn trám răng rồi vẫn có thể bị sâu lại do bác sĩ không loại bỏ sạch tủy viêm trong lỗ sâu của răng cũ. Vi khuẩn trong kẽ sâu răng sẽ tiếp tục phát triển, ăn vào ngà răng và tủy răng. Mặc dù bên ngoài vết trám vẫn còn nguyên nhưng sẽ làm cho bạn đau nhức nhiều và làm hỏng răng sớm.
Như vậy, với câu hỏi hàn trám răng rồi có bị sâu lại không? thì câu trả lời bạn là CÓ. Tuy nhiên, nếu bạn chăm sóc răng miệng tốt và bác sĩ thực hiện đúng kỹ thuật thì sẽ rất khó bị sâu lần 2.
Trám răng rồi vẫn bị sâu phải làm gì để khắc phục?
Nếu bạn chăm sóc răng miệng không đúng cách có thể dẫn đến nguy cơ bị sâu răng nặng. Tuy nhiên, với hai phương pháp dưới đây sẽ giúp bạn khắc phục tình trạng sâu răng lần hai một cách hiệu quả.
Hàn trám răng
Với trường hợp răng mới chớm sâu răng nhẹ hoặc vết hàn răng bị hở, hãy đến ngay phòng khám nha khoa uy tín để được bác sĩ xử lý lại. Bạn sẽ được tháo mối hàn cũ, vệ sinh sạch sẽ khoang miệng và ổ viêm nhiễm. Sau đó sẽ trám bít lỗ sâu một cách chắc chắn giúp bảo vệ răng gốc an toàn.
Tại nha khoa KAIYEN, bạn sẽ được xử lý tình trạng sâu răng và đảm bảo kỹ thuật không xảy ra sai sót nào bởi đội ngũ bác sĩ chuyên gia giàu kinh nghiệm.
Bọc răng sứ
Với những trường hợp nghiêm trọng thì bọc răng sứ là cách bảo vệ răng tốt dành cho bạn. Bác sĩ sẽ làm sạch tủy viêm và chụp lên lớp mão sứ cứng chắc bên ngoài. Điều này nhằm đảm bảo cho bạn chức năng ăn nhai cùng như tính thẩm mỹ tương tự răng thật.
Với 2 phương pháp này, sẽ bảo tồn nguyên vẹn răng gốc cho bạn. Tuy nhiên, bạn cũng không nên chủ quan bởi nếu sâu quá nặng thì phải nhổ bỏ răng thật để tránh lan sang các răng kế cận.
Miếng trám răng bị hỏng phải làm gì?
Việc răng bị tổn thương thì phương pháp phổ biến là áp dụng kỹ thuật trám răng để điều trị. Nhưng trong quá trình sử dụng, miếng trám có thể bị bong ra do nhiều nguyên nhân.
Bạn nên đên nha khoa để tiến hành trám lại giúp bảo vệ răng cũng như đảm bảo tính thẩm mỹ. Nếu không được khắc phục sớm thì chiếc răng đó sẽ dễ bị vi khuẩn tấn công sau một thời gian.
Việc trám răng có thể giúp hàn lại vết vỡ nhanh chóng nhưng sử dụng không được lâu dài. Miếng trám cũng dễ bị bong tróc do quá trình ăn uống nên nhiều người sẽ đã lựa chọn phương pháp bọc răng sứ.
Phương pháp bọc răng sứ thích hợp với các trường hợp răng bị tổn thương, gãy vỡ với đồ bền cao. Khi răng bọc sứ vẫn đảm bảo được chức năng ăn nhai tốt cùng tính thẩm mỹ cho hàm răng của bạn.
Cách hạn chế tình trạng răng trám rồi bị sâu lại như thế nào?
Trám răng rồi có bị sâu lại không? là điều mà không ai mong muốn bởi vừa làm tốn kém chi phí mà lại làm cho bạn đau nhức, khó chịu hơn. Để khắc phục triệt để tình trạng này, bạn cần phải lưu ý các điều sau đây:
Lựa chọn địa chỉ uy tín
Trước khi quyết định thực hiện trám răng ở đâu, bạn nên tìm hiểu kỹ bởi tay nghề bác sĩ và công nghệ áp dụng sẽ quyết định độ bền sau khi trám răng. Tại Nha Khoa Quốc Tế KAIYEN, nha khoa cam kết kỹ thuật cũng như chất lượng dịch vụ luôn tốt giúp hạn chế trám rồi vẫn bị sâu lại.
Vệ sinh răng miệng khoa học
Hãy đánh răng đúng cách thường xuyên 2 lần/ngày vào buổi sáng và tối một cách nhẹ nhàng để tránh làm vỡ miếng trám. Cùng với đó, bạn cũng nên kết hợp sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng đều đặn sau khi ăn giúp hạn chế sự phát triển của vi khuẩn.
Ăn uống khoa học
Bạn nên ăn các loại thực phẩm chứa nhiều canxi, vitamin D và chất xơ giúp răng miệng của bạn luôn chắc khỏe. Ngoài ra, hạn chế việc sử dụng rượu, bia, thuốc lá và đồ ăn có tính axit cao để tránh tình trạng trám rồi bị sâu lại.
Thăm khám nha khoa định kỳ
Nhằm ngăn chặn tình trạng sâu răng tái phát, bạn nên đến những địa chỉ nha khoa uy tín để vệ sinh răng miệng và lấy cao răng định kỳ.
Thay đổi thói quen xấu
Bạn cũng nên từ bỏ một số thói quen xấu để bảo vệ và ngăn chặn sâu răng tái phát như:
Hút thuốc lá thường xuyên làm răng nguy cơ sâu răng trở lại bởi các chất độc hại có trong thuốc là. Đồng thời gây rối loạn hệ vi sinh trong khoang nghiệm tạo điều kiện cho hại khuẩn tấn công men răng, ngà răng.
Dùng răng cắn xé bao bì hay cắn các vật cứng đều có thể làm mòn men răng và tăng nguy cơ tái phát sâu răng do sứt mẻ miếng trám.
Nghiến răng trong khi ngủ sẽ làm răng nguy cơ sứt miếng trám, sâu răng sẽ răng tăng lên đáng kể. Cho nên, bạn có thể sử dụng máng chống nghiến nhằm cải thiện tình trạng này.
Dùng tăm tre hay vật cứng để làm sạch kẽ răng dễ làm cho nướu chảy máu, viêm nhiễm.
Lấy cao răng theo định kỳ
Cao răng là những mảng bám bị vi khuẩn khoáng hóa tích tụ tại chân răng với kết cấu cứng nên khó để làm sạch bằng cách biện pháp thông thường. Vì vậy, lấy cao răng định kỳ 2 lần/năm sẽ giúp bạn hạn chế bị sâu lại hay nguy cơ mắc các bệnh nha chu khác.
Xử lý triệt để cách tình trạng răng miệng
Sâu răng có thể xuất phát từ các vết nứt trên bề mặt răng khi đó vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào bên trong. Trường hợp răng bị mẻ do chấn thương, bạn nên hàn trám sớm để tránh tình trạng sâu răng tái phát.
Như vậy, qua bài viết trên đây về câu hỏi Trám răng rồi có bị sâu răng lại không? mong răng bạn đã hiểu hơn về vấn đề này và chú ý hơn việc chăm sóc răng miệng để tránh bị sâu răng trở lại nhé.
THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYEN
- Facebook: https://www.facebook.com/nhakhoakaiyenclinic
- Website: https://nhakhoakaiyen.com/
- Hotline: 0818163366
- Địa chỉ: 99 Trần Não, Phường An Khánh, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh