[Khám Phá] Kỹ Thuật Trồng Răng Số 7 Phổ Biến Và Mức Giá Từng Phương Pháp

Răng số 7 được xếp vào nhóm răng hàm có vai trò quan trọng. Chính vì vậy, để bổ sung vào vị trí còn thiếu, kỹ thuật trồng răng số 7 được rất nhiều người quan tâm. Vậy hậu quả nghiêm trọng khi mất răng số 7 là gì? Trồng răng hàm số 7 giá bao nhiêu tiền? Tất cả sẽ được giải đáp cụ thể trong bài viết dưới đây! 

trồng răng số 7

Nhổ răng số 7 có cần trồng lại không?

Nhổ răng là chỉ định cuối cùng của bác sĩ khi không còn biện pháp nào khác để bảo tồn răng. Đối với những chiếc răng số 7 bị sâu hỏng, viêm tủy nặng,... sẽ cần nhổ răng để tránh viêm nhiễm lan rộng.

Tuy nhiên, việc mất răng số 7 cũng sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng tới chức năng ăn nhai, sức khỏe răng miệng và đặc biệt là nó khiến gương mặt bị lão hóa.  

  • Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa: Khi răng số 7 không còn sẽ ảnh hưởng đến quá trình nhai, nghiền thức ăn sẽ dẫn đến thức ăn không được nhai kỹ trước khi xuống dạ dày. Điều này về lâu dài, làm cho hệ tiêu hóa hoạt động nhiều hơn mức bình thường gây ra các bệnh lý liên quan đến tiêu hóa như: đau dạ dày, táo bón, viêm đại tràng,… 
  • Những răng xung quanh bị ảnh hưởng: Răng số 7 mất đi tạo nên một khoảng trống khá lớn khiến cho các răng xung quanh bị xô lệch với nhau. Trước mắt tuy không ảnh hưởng nhưng vài tháng, vài năm sẽ làm tăng nguy cơ viêm nướu, hôi miệng, đau nhức cơ hàm, đau đầu,… 
  • Lão hóa sớm: Khi mất răng số 7 quá lâu thì tình trạng tiêu xương hàm diễn ra gây lão hóa sớm. Đặc biệt, 2 bên má hóp vào, vùng da quanh miệng cũng bị chảy xệ và xuất hiện nếp nhăn làm cho bạn trông già hơn so với tuổi thật của mình. Vì vậy, nhu cầu trồng răng số 7 cần thiết hơn bao giờ hết. 

Để ngăn ngừa biến chứng kể trên thì bác sĩ khuyến cáo người bệnh nếu phải nhổ răng số 7 thì nên trồng lại sớm có thể. Việc phục hình lúc này sẽ tiết kiệm tối đa chi phí và đạt hiệu quả cao hơn.

Nhổ răng số 7 bao lâu thì trồng lại được?

Thời gian chờ trồng răng giả sau nhổ răng sẽ khác nhau giữa các phương pháp phục hình mà bạn lựa chọn. Sau 1 - 2 tháng nhổ răng là có thể thực hiện các phương pháp trồng răng giả tháo lắp, hoặc cầu răng sứ. Với phương pháp cấy ghép Implant phức tạp hơn thì cần chờ lành thương khoảng 2-3 tháng.
 
Bên cạnh đó, sau nhổ răng số 7 bao lâu trồng lại được còn phụ thuộc vào cơ địa và khả năng hồi phục ở mỗi người. Với những người có vết thương lớn hoặc những người lớn tuổi thì thời gian lành thương sẽ lâu hơn.
 
Ngoài ra, có một số trường hợp có thể thực hiện trồng răng ngay sau khi nhổ răng bằng phương pháp phục hình tạm hoặc cấy ghép Implant tức thì. Tuy nhiên, bác sĩ cần cân nhắc nhiều điều kiện để đảm bảo ca phục hình an toàn, đạt kết quả như mong muốn. 

Nhổ răng số 7 bao lâu thì trồng lại được?

 

Ưu nhược điểm các giải pháp trồng răng số 7

Trên thực tế, hiện nay có rất nhiều cách trồng răng số 7 khác nhau tùy bạn lựa chọn. Trồng răng số 7 bao nhiêu tiền cũng phụ thuộc vào yếu tố này. Tuy nhiên, phổ biến vẫn là trồng răng Implant, làm cầu răng sứ và làm răng tháo lắp có ở nhiều bệnh viện và phòng khám nha khoa.

Làm cầu răng sứ là phương án được cân nhắc trong trường hợp bạn có răng số 8 khỏe mạnh và mọc đúng hướng trên cung hàm. Răng khi đó sẽ đủ tiêu chuẩn để làm răng trụ, bác sĩ sẽ mài thêm răng số 6 để làm cầu răng sứ. Điều này trong quá trình khám bác sĩ sẽ tư vấn trực tiếp cho bạn. 

Xem thêm:


Có mấy phương pháp trồng răng cửa? Loại nào tốt? Giá bao nhiêu?

Trồng 4 răng cửa bằng phương pháp nào là tốt? Giá bao nhiêu?


Thông tin cụ thể về ưu, nhược điểm của hai phương pháp còn lại như sau: 

Trồng răng số 7 cố định bằng Implant

Tính đến thời điểm hiện tại, trồng răng Implant được đánh giá là phương pháp có khả năng khôi phục được cả chân răng cũng như phần thân răng đã mất. Đặc biệt, bạn có thể sử dụng vĩnh viễn nếu chăm sóc tốt.

Cụ thể, một chân răng nhân tạo (hay còn được gọi với cái tên khác là trụ Implant) sẽ được đặt vào xương hàm tại vị trí mất răng. Sau đó, thân răng bằng mão sứ sẽ được bác sĩ gắn cố định phía trên sau 2 -3  tháng khi trụ Implant đã bám chắc chắn vào xương hàm.

trồng răng số 7 nên cắm implant

Nhờ có cấu tạo hoàn chỉnh như một chiếc răng thật nên trồng răng số 7 cố định Implant giúp bạn thực hiện tốt chức năng như một chiếc răng sinh lý tự nhiên. Đó là ngăn chặn được tình trạng tiêu xương hàm, khả năng nhai tương đương 100% răng thật và có tính thẩm mỹ cao. 

Ngoài ra, khi thực hiện phương pháp trồng răng số 7  này bạn cũng sẽ bảo tồn được sức khỏe của các răng bên cạnh. Tuy phương pháp Implant có chi phí cao hơn các biện pháp khác nhưng đảm bảo hiệu quả nhai giống như răng thật với tuổi thọ gần như là vĩnh viễn. 

Trồng răng số 7 bằng phương pháp tháo lắp

Đúng như tên gọi, đây là phương pháp trồng răng số 7 không cố định. Khi sử dụng phương pháp trồng răng giả này, bạn bắt buộc phải tháo ra lắp vô để vệ sinh hằng ngày nên khá bất tiện và tốn nhiều thời gian. 

Răng giả tháo lắp có cấu tạo khá đơn giản, chỉ gồm một nền hàm được làm bằng nhựa cứng hoặc nhựa dẻo, có móc để móc cố định giữ răng giả trong miệng, cuối cùng là phần thân răng bằng nhựa sẽ được ép trên nền hàm này. Ưu điểm duy nhất của cách làm này là giá cả hợp lý. 

Vì không cố định nên sức nhai của loại răng này rất kém, chỉ đạt khoảng 30 - 40% răng thật. Hơn nữa, vì không có chân răng làm trụ nên tình trạng tiêu xương hàm vẫn diễn ra.

Khi nướu teo lại quá nhiều sẽ làm răng giả lỏng lẻo hơn, thậm chí là rơi răng trong lúc ăn nhai hoặc nói chuyện hàng ngày. Lúc này, bạn cần đến nha khoa để tiến hành thay răng giả khác mới đảm bảo. 

Trồng răng số 7 bằng phương pháp tháo lắp

Trồng răng giả số 7 giá bao nhiêu tiền?

Các phương pháp trồng răng khác nhau sẽ có mức giá chênh lệch đáng kể. Hàm giả tháo lắp là phương pháp có giá rẻ, dao động trong khoảng 500.000 - 1.000.000 đồng. Tiếp đến là cầu răng sứ có giá cao hơn, chi phí từ 1.000.000 - 15.000.000 đồng tùy loại răng sứ bạn lựa chọn. 
 
Trồng răng Implant là phương pháp hiện đại nên cũng có giá thành cao hơn 2 phương pháp còn lại. Giá trồng răng số 7 bằng Implant dao động khoảng 15 đến 50 triệu đồng/răng. 

Địa chỉ nha khoa trồng răng số 7 uy tín Sài Gòn

Nha khoa trồng răng số 7 uy tín là vấn đề được nhiều người quan tâm hiện nay. Đặc biệt, rất nhiều trung không có giấy phép vẫn ngang nhiên hoạt động, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người dân.

Một trong những địa chỉ được khách hàng tin tưởng, đánh giá cao hiện nay đó chính là nha khoa KAIYEN. Đây là đơn vị hội đủ các yếu tố quan trọng về đội ngũ bác sĩ, cơ sở vật chất, trang thiết bị và công nghệ hiện đại cũng như quy trình vô trùng.

đội ngũ bác sĩ

Tất cả các y, bác sĩ tại nha khoa KAIYEN đều tốt nghiệp tại các trường y danh tiếng, dày dặn kinh nghiệm trong các lĩnh vực điều trị nha khoa. Ví dụ như niềng răng, bọc răng sứ, nhổ răng khôn, tẩy trắng răng, cấy ghép Implant,… Chúng ta có thể kể đến đó là BS Nguyễn Hồng Huy, ThS.BS Phạm Thùy Dương hay ThS. BS. Trần Thanh Phong,...

Với mong muốn đáp ứng nhu cầu nha khoa ngày càng cao của khách hàng, nha khoa KAIYEN luôn là đơn vị tiên phong trong việc cập nhật những thành tựu tiên tiến của nha khoa hiện đại. Ngoài ra, những máy móc được dùng trong điều trị đều đạt tiêu chuẩn quốc tế: 

  • Máy chụp phim 3D (Cone beam CT ORTHOPHOS XG) nhập khẩu từ Đức
  • Máy quét khoang miệng Trios 3shape Đan Mạch mới trên thị trường
  • Máy chụp và quét phim quanh chóp PSPIX độ chính xác cao
  • ....

Các bác sĩ trước khi tiến hành xử lý luôn thăm khám kỹ lưỡng, lên kế hoạch điều trị đảm bảo đạt hiệu quả tốt. Đặc biệt, quá trình khám, chữa bệnh tại đây đều được thực hiện nhanh gọn, giảm thiểu tối đa chi phí cũng như rút ngắn thời gian điều trị cho khách hàng.

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: 99 Khu phố 4, Trần Não, P. Bình An, Quận 2, TP. HCM
  • Điện thoại: 0813 336 666 
  • Email: cskh@nhakhoakaiyen.com
  • Website: https://nhakhoakaiyen.com/

Vậy là bài viết trên đã chia sẻ tới bạn về trồng răng số 7: Những kỹ thuật phổ biến cùng địa chỉ thực hiện uy tín. Hy vọng với những thông tin hữu ích kể trên, bạn đã biết nên đến đâu để trồng răng số 7. Chúc bạn sức khỏe và luôn sở hữu hàm răng trắng sáng, nụ cười rạng ngời! 

 

Tác giả:

Tham vấn: Bs Trần Thanh Phong

Đặt lịch hẹn

THÔNG TIN CỦA QUÝ KHÁCH SẼ ĐƯỢC BẢO MẬT
Bài trước Bài sau

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Trẻ mọc thiếu răng sữa: Nguyên nhân và cách khắc phục

Trẻ mọc thiếu răng sữa: Nguyên nhân và cách khắc phục

Trẻ mọc thiếu răng sữa là tình trạng bất thường phổ biến nhất. Mọc thiếu răng có thể là triệu chứng của một số bệnh lý di truyền hoặc đơn lẻ. Tình trạng trẻ mọc thiếu răng sữa cần được phát hiện sớm nhằm can thiệp kịp thời, tránh những hệ quả không tốt cho sức khỏe răng miệng sau này.Dấu hiệu nhận biết trẻ mọc thiếu răng sữaRăng sữa ở trẻ em giữ vai trò quan trọng trong hoạt động ăn nhai, nói, thẩm mỹ và giữ chỗ cho răng vĩnh viễn trên cung hàm, giúp răng vĩnh viễn mọc thuận lợi và giúp xương hàm phát triển bình thường. Trẻ mọc thiếu răng sữa xảy ra với tỉ lệ thấp, thường không có triệu chứng, tuy nhiên có thể nhận biết trong những trường hợp dưới đây:Trẻ em mọc thiếu răng sữa có thể được phát hiện khi kiểm tra sức khỏe răng miệng thông qua việc đếm số răng sữa trẻ đã mọc tương ứng với độ tuổi.Một số trường hợp, mầm răng sữa không mọc lên được tạo thành nang răng có thể gây ra sưng, đau, thậm chí viêm nhiễm... trường hợp này trẻ sẽ được chẩn đoán thông qua khám chuyên khoa và chụp X quang.Răng vĩnh viễn mọc lệch cũng có thể là dấu hiệu nhận biết răng sữa bị mọc thiếu ở trẻ. Răng sữa không chỉ giữ vai trò hỗ trợ cho hoạt động nhai, nói ở trẻ trong những nằm đầu đời mà còn giúp tạo chỗ cho răng vĩnh viễn mọc, răng vĩnh viễn sẽ mọc ngay dưới chân của răng sữa. Khi trẻ thiếu răng sữa, răng vĩnh viễn sẽ dễ mọc lệch và bất thường về hình dáng.Ở trẻ bị sứt môi, hở hàm ếch, hội chứng Down, ...cũng thường có thiếu răng sữa.Lưu ý, một số trường hợp như bị nhổ nhầm hoặc chấn thương vùng hàm mặt làm cho trẻ bị mất răng có thể nhầm tưởng trẻ mọc thiếu răng sữa.Nguyên nhân trẻ mọc thiếu răng sữaTrẻ mọc thiếu răng sữa do nhiều nguyên nhân khác nhau. Di truyền là nguyên nhân phổ biến nhất, khi cha mẹ hoặc người thân có tiền sử mọc thiếu răng, trẻ cũng có khả năng tương tự.Bên cạnh đó, rối loạn phát triển là nguyên nhân khác, xảy ra khi hình thành mầm răng gặp bất thường từ khi trẻ còn trong bụng mẹ. Thiếu dinh dưỡng, đặc biệt là canxi, vitamin D và photpho, cũng có thể làm chậm hoặc ngăn chặn quá trình mọc răng sữa của trẻ. Ngoài ra, chấn thương hoặc nhiễm trùng trong giai đoạn đầu đời có thể làm tổn thương đến mầm răng, ảnh hưởng sự phát triển của răng.Cuối cùng, các yếu tố môi trường như tiếp xúc với hóa chất hoặc môi trường sống không lành mạnh cũng dẫn đến tình trạng trẻ mọc thiếu răng sữa. Phát hiện sớm các nguyên nhân này sẽ giúp cho phụ huynh có biện pháp điều trị kịp thời, đảm bảo sự phát triển răng miệng của trẻ khỏe mạnh.Trẻ mọc thiếu răng sữa có ảnh hưởng gì không?Trẻ mọc răng sữa có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nếu không phát hiện và xử lý kịp thời:Ảnh hưởng đến khả năng nhai và uống: Thiếu răng sữa có thể làm giảm đi hiệu quả ăn nhai của trẻ khiến cho trẻ gặp khó khăn trong quá trình nghiền nát thức ăn, từ đó gây ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng.Ảnh hưởng đến phát âm và nói chuyện: Răng sữa có vai trò quan trọng trong việc phát âm. Cho nên nếu thiếu răng sữa có thể dẫn đến khó khăn trong việc phát âm đúng, ảnh hưởng đến khả năng nói của trẻ.Ảnh hưởng đến sự phát triển của răng vĩnh viễn: Răng sữa không chỉ giúp cho việc nhai và giữ chỗ cho răng vĩnh viễn mà còn hỗ trợ sự phát triển của xương hàm. Thiếu răng sữa có thể làm chậm hoặc gây ra vấn đề về phát triển hàm mặt.Ảnh hưởng đến vẻ đẹp thẩm mỹ: Mọc thiếu răng sữa làm cho trẻ cảm thấy tự ti về ngoại hình do các khoảng trống khiến cho răng bị xô lệch gây ra mất thẩm mỹ, nhất là khi trẻ lớn lên và bắt đầu giao tiếp xã hội.Cách khắc phục trẻ mọc thiếu răng sữaĐối với trẻ mọc thiếu răng sữa, cần xác định mầm răng sữa có tồn tại không để có hướng xử trí.Trường hợp không có mầm răng sữa: Trẻ mọc thiếu răng sữa do không có mầm răng sữa không có nghĩa là trẻ sẽ thiếu răng vĩnh viễn. Nếu không có triệu chứng gì bất thường, cha mẹ cần theo dõi tình trạng sức khỏe răng miệng của trẻ và đưa trẻ đi khám nha khoa định kỳ.Trường hợp có mầm răng sữa nhưng bộ răng sữa bị mọc thiếu: Trường hợp này, răng sữa bị thiếu không thể mọc lên khỏi nướu được mà ở trong khung xương hàm. Khi đó, trẻ cần phải được can thiệp để giải phóng răng này ra khỏi nướu, nhằm đảm bảo cho quá trình mọc răng vĩnh viễn diễn biến thuận lợi và tránh các tình trạng viêm nhiễm có thể xảy ra.Có thể thấy, trẻ mọc thiếu răng sữa cũng gây nên những ảnh hưởng nhất định cho trẻ. Phụ huynh cũng nên lưu ý việc lựa chọn phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào tình trạng của bé, cũng tư vấn của bác sĩ nha khoa. Điều quan trọng là theo dõi sự phát triển răng miệng của trẻ thường xuyên để có thể can thiệp kịp thời khi cần thiết.THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYENFacebook: https://www.facebook.com/nhakhoakaiyenclinicWebsite: https://kaiyennhakhoa.com/Hotline: 0813336666Địa chỉ: 99 Trần Não, phường An Khánh, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Xem thêm
Lấy tủy răng xong bị sưng? Nguyên nhân và cách xử lý

Lấy tủy răng xong bị sưng? Nguyên nhân và cách xử lý

Lấy tủy răng là một phương pháp điều trị giúp khôi phục sức khỏe răng miệng khi gặp các vấn đề nghiêm trọng. Tuy nhiên, lấy tủy răng xong bị sưng có thể khiến nhiều người lo lắng. Vậy tình trạng này có vấn đề gì không? Hãy theo dõi ngay bài viết bên dưới đây nhé.Tại sao lại phải lấy tủy răngTủy răng là một mô liên kết bao gồm nhiều dây thần kinh và mạch máu. Tủy răng nằm bên trong hốc tủy và được bao quanh bởi mô cứng của răng. Do đó, khi tổn thương men răng và ngà răng thì tủy răng cũng bị ảnh hưởng.Một số nguyên nhân cần phải lấy tủy răng như:Tủy răng bị thối rữa, hoại tử, gây ra mùi hôi khó chịu khiến bạn e ngại khi giao tiếpRăng chết tủy, nếu không được điều trị sẽ dẫn đến viêm quanh chóp chân răng, áp xe răng, viêm hạch, viêm xương, ...Viêm tủy, nếu không điều trị kịp thời sẽ khiến vi khuẩn lan rộng, xương ổ răng tổn thương, dẫn đến mất răng.Sau lấy tủy răng xong bị sưng có làm sao không?Sau khi lấy tủy răng, cảm giác ê buốt là triệu chứng bình thường trong 24 giờ và sẽ dần biến mất. Tuy nhiên, nếu bạn gặp tình trạng sưng nướu, thì có thể là dấu hiệu đáng lo ngại. Một số triệu chứng bất thường như:Đau răng: Cảm giác đau xảy ra ngay cả khi bạn không ăn nhai.Sưng nướu kèm đau: Thường xảy ra sau khoảng 2 đến 3 ngày.Sưng nướu không đau: Dù không đau nhưng vẫn cần phải theo dõi cẩn thận.Nếu bạn gặp tình trạng lấy tủy răng xong bị sưng, bạn nên theo dõi cẩn thận và cần phải thông báo ngay cho bác sĩ để được tư vấn và xử lý kịp thời.Nguyên nhân khi lấy tủy xong bị sưngSưng nướu sau khi điều trị tủy răng thường xuất phát từ một số nguyên nhân như sau:Quá trình lấy tủy không triệt để: Nếu tủy viêm còn sót lại ở bên trong răng thì viêm tủy có thể tái phát.Trám bít ống tủy không đúng kỹ thuật: Việc không trám bít sát khít và đầy có thể gây ra tình trạng sưng.Chất lượng thuốc trám không đảm bảo: Thuốc trám kém chất lượng cũng dẫn đến biến chứng.Bác sĩ thiếu kinh nghiệm: Nếu bác sĩ thực hiện sai kỹ thuật, có thể làm thủng chóp hoặc sàn tủy, dẫn đến tình trạng sưng nướu.Cách xử lý sau khi lấy tủy răng bị sưngĐể xử lý tốt tình trạng lấy tủy răng xong bị đau thì bạn cần đến nha khoa uy tín để được thăm khám, chẩn đoán và tìm ra được nguyên nhân chính xác. Sau đó, thì bác sĩ mới có thể đưa ra được phương án điều trị phù hợp với tình trạng răng của bạn.Với trường hợp có thể phục hồi răng thì bác sĩ sẽ tiến hành điều trị lại tủy răng, trám bít ống tủy để đảm bảo sát khít hơn trước. Đồng thời, việc tiến hành bọc răng sứ để có thể khôi phục lại được hình dáng của răng, phục hồi được chức năng ăn nhai và bảo vệ răng hiệu quả. Nếu bạn bị viêm nha chu thì cần kết hợp với việc sử dụng thuốc để điều trị triệt để.Với trường hợp răng bị thủng sàn tủy hoặc chóp tủy thì không thể cứu được răng, khi đó cần phải tiến hành nhổ răng hỏng đi. Và để ngăn ngừa được biến chứng xảy ra sau khi nhổ răng thì cần được trồng lại răng phục hình với chức năng ăn nhai tốt và thẩm mỹ cao.Chăm sóc răng miệng sau lấy tủy như thế nào?Sau khi lấy tủy, bạn cần có chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh để giúp răng hồi phục nhanh chóng. Thực đơn hàng ngày nên đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, nhưng bạn cũng cần phải tránh để răng vừa điều trị thực hiện việc nhai hoặc hoạt động quá mức. Để bảo vệ răng tốt nhất, bạn hãy chú ý đến các nguyên tắc sau:Chọn thực phẩm thích hợp: Sau khi lấy tủy, bạn nên hạn chế các thức ăn có độ dai và cứng, vì răng vừa điều trị thường yếu. Thời gian lấy tủy càng lâu, răng càng dễ bị vỡ và giòn. Vì vậy, hãy ưu tiên các thực phẩm mềm, dễ nhai và tránh nhai trực tiếp lên vị trí của răng mới điều trị.Lưu ý nhiệt độ: Nhiệt độ của thức ăn cũng là yếu tố cần lưu ý. Tránh xa những món ăn và đồ uống quá nóng hoặc quá lạnh, vì có thể ảnh hưởng xấu đến răng sau khi lấy tủy cũng như răng thật. Không nên kết hợp các thực phẩm có nhiệt độ chênh lệch lớn cùng lúc, vì có thể gây sốc nhiệt cho răng và nướu.Vệ sinh răng miệng đúng cách: Để duy trì sức khỏe răng miệng tốt và giúp cho răng hồi phục nhanh chóng, hãy thường xuyên đánh răng và sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ các mảng bám. Hạn chế hút thuốc lá, uống rượu bia và tránh thực phẩm quá chua hoặc quá ngọt để bảo vệ sức khỏe răng miệng của bạn.Hy vọng với thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp cho bạn biết được sau khi lấy tủy răng xong bị sưng thì có đáng lo không. Nếu có bất cứ triệu chứng gì sau khi lấy tủy răng thì bạn cần phải liên hệ ngay cho bác sĩ điều trị và để có phương án xử lý phù hợp.THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYENFacebook: https://www.facebook.com/nhakhoakaiyenclinicWebsite: https://kaiyennhakhoa.com/Hotline: 0813336666Địa chỉ: 99 Trần Não, phường An Khánh, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Xem thêm
Trẻ bị sún răng: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Trẻ bị sún răng: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Răng sún là tình trạng rất dễ gặp ở trẻ nhỏ, nếu không được điều trị sớm dễ làm sức khỏe răng miệng của trẻ bị suy giảm. Do đó cha mẹ nên nhận biết sớm tình trạng sún răng để kịp thời can thiệp, giúp cho con tránh được những hệ lụy không đáng có này.Như thế nào là răng sún?Cấu tạo của răng gồm lớp vỏ cứng bên ngoài, men răng và ngà răng. Ở trẻ em, lớp men và ngà răng khá mỏng, có mức độ canxi hóa thấp và khá nhạy cảm nên dễ bị sâu và tổn thương. Tổn thương men răng làm cho răng của trẻ dần bị mủn và tiêu đi, thể tích thân răng bị giảm. Đây chính là tình trạng răng sún.Nguyên nhân gây ra trẻ bị sún răngTrẻ ăn quá nhiều đồ ăn nhanh, đồ ngọt, đồ nhiều đường, nước uống có ga và có màu,... cùng với việc không vệ sinh răng miệng trước khi đi ngủ hoặc có làm nhưng không tốt.Thiểu sản men răng do thiếu canxi, sinh non, thuốc kháng sinh, ăn uống tiếp xúc với các thực phẩm dễ làm phá hủy men răng.Bị sâu toàn hàm hoặc chế độ dinh dưỡng thiếu canxi, thiếu flour nên răng dễ bị tổn thương.Mẹ dùng thuốc kháng sinh khi đang mang thai ảnh hưởng sự phát triển răng của thai nhi, răng có độ cứng thấp và chất lượng men răng kém, dễ tổn thương.Chăm sóc răng miệng không đúng cách.Trẻ bị vàng da.Dấu hiệu trẻ bị sún răngSún răng thường gặp ở trẻ từ độ tuổi 1 đến 3 tuổi. Mặc dù không gây ra đau nhức như sâu răng nhưng phần răng bị sún thường có diện tích rộng và có khả năng lan truyền nhanh sang các răng khác nếu không được xử lý đúng cách. Đặc biệt, sún răng thường xảy ra ở răng cửa ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai và giao tiếp của trẻ.Ba mẹ có thể nhận diện trẻ bị sún răng qua những dấu hiệu như:Răng bị mủn, ố vàng, xỉn màu;Bề mặt răng đổi màu theo thời gian;Lớp men răng bị ăn mòn làm lộ ra lớp ngà răng;Trẻ cảm thấy đau nhức khi ăn;Thể tích răng mòn dần và ngày càng nhỏ lại đến tận chân răng. Trẻ bị sún răng có nguy hiểm gì không?Nhiều ba mẹ cho răng trẻ bị sún răng là bình thường không có gì đáng lo. Tuy nhiên, tình trạng sún răng nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời có thể gây ra nhiều hệ lụy khôn lường như:Ảnh hưởng đến khả năng ăn uống, phát âm: Răng bị sún nặng khiến cho trẻ gặp khó khăn khi nhai, thậm chí gây ra đau nhức khi ăn. Bên cạnh đó, sún răng còn gây ảnh hưởng đến khả năng phát âm của trẻ.Ảnh hưởng đến thẩm mỹ: Trẻ sẽ thấy xấu hổ khi cưới nói, thậm chí bị chọc ghẹo tạo cho bé tâm lý e ngại khi giao tiếp. Răng sữa chính là nền tảng cho răng vĩnh viễn. Nếu răng sữa bị sún, răng vĩnh viễn mọc lên có thể bị lệch lạc, lộn xộn gây mất thẩm mỹ và tốn kém khi thực hiện chỉnh nha.Nguy cơ mắc bệnh lý răng miệng: Trẻ bị sún răng có nguy cơ sâu răng cao hơn nhiều khi trưởng thành. Ngoài ra, sún răng có thể biến chứng thành áp xe, nhiễm trùng rất nguy hiểm.Ba mẹ nên làm gì khi trẻ bị sún răng?Xử trí tại nhàKhi phát hiện trẻ bị sún răng ở mức độ nhẹ, ba mẹ nên vệ sinh răng miệng cho trẻ đúng cách bằng bàn chải lông mềm và kem đánh răng có chứa flour ít nhất 2 lần mỗi ngày. Sau khi đánh răng, hãy dùng nước muối sinh lý để súc miệng nhằm giúp làm sạch khoang miệng và ngăn sự phát triển của vi khuẩn gây ra sâu răng, sún răng.Ngoài ra, ba mẹ cần tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi và flour tốt cho hàm răng của trẻ như cá, trứng, sữa tươi,... Đặc biệt, nên hạn chế các loại thực phẩm không tốt như nước ngọt, bánh kẹo, đồ ngọt có ga,... Các thói quen xấu như uống sữa ban đêm, cắn vật cứng cũng cần loại bỏ.Cho trẻ đi khám và can thiệp nha khoaBên cạnh việc áp dụng các biện pháp xử trí tại nhà, ba mẹ cần cho trẻ đi khám nha khoa để bác sĩ chẩn đoán chính xác tình trạng sún răng hiện tại. Từ đó bác sĩ sẽ tư vấn cách xử trí phù hợp cho bé. Một số giải pháp can thiệp nha khoa khi trẻ bị sún răng như trám răng, nhổ răng sữaTóm lại, trẻ bị sún răng là tình trạng phổ biến nhưng có thể xử trí triệt để nếu được điều trị đúng cách. Chính vì thế, ba mẹ cần chú ý đến việc chăm sóc và theo dõi sức khỏe răng miệng của trẻ, đồng thời nên đưa trẻ đi khám nha khoa định kỳ 3 đến 6 tháng/lần. Việc này sẽ giúp bác sĩ phát hiện bệnh lý răng miệng ở trẻ, tránh làm ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn khi trưởng thành.THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYENFacebook: https://www.facebook.com/nhakhoakaiyenclinicWebsite: https://kaiyennhakhoa.com/Hotline: 0813336666Địa chỉ: 99 Trần Não, phường An Khánh, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Xem thêm
8 Cách ngăn hơi thở có mùi vào buổi sáng

8 Cách ngăn hơi thở có mùi vào buổi sáng

Hơi thở có mùi vào buổi sáng là vấn đề phổ biến nhưng có thể kiểm soát được nếu bạn thực hiện đúng biện pháp chăm sóc răng miệng và lựa chọn những thực phẩm phù hợp. Dưới đây là 8 cách ngăn hơi thở có mùi vào buổi sáng.Nguyên nhân gây ra hơi thở có mùi vào buổi sángBác sĩ có thể đã cảnh báo bạn rằng nếu bạn không đánh răng và dùng chỉ nha khoa mỗi ngày, nó có thể khiến cho hơi thở của bạn có mùi. Nhưng thực tế có rất nhiều thứ có thể làm hơi thở kém thơm tho ngoài việc vệ sinh răng miệng không tốt.Khô miệng: Nước bọt giúp rửa sạch vi khuẩn gây ra hôi miệng và vì khi ngủ nước bọt tiết ra ít nên nhiều người khi thức dậy với hơi thở nặng mùi.Một số loại thực phẩm: Thói quen ăn uống cũng ảnh hưởng đến hơi thở của chúng ta. Mặc dù có nhiều lợi ích từ những thực phẩm như hành và tỏi theo nhiều cách, nhưng chúng cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng hơi thở có mùi vào buổi sáng.Một số tình trạng sức khỏe: Nhiều người bị trào ngược axit thì các chất trong dạ dày, cũng thường bị hôi miệng.Cách ngăn hơi thở có mùi vào buổi sángSử dụng chỉ nha khoa và đánh răng trước khi đi ngủBạn nên duy trì thói quen đánh răng ít nhất 2 lần/ngày vào buổi tối trước khi đi ngủ và buổi sáng sau khi thức dậy. Nên ưu tiên việc sử dụng bàn chải điện để giúp làm sạch các bề mặt răng hiệu quả hơn. Việc dùng chỉ nha khoa mỗi ngày, đặc biệt sau khi ăn cũng sẽ góp phần giúp ngăn ngừa mùi hôi miệng. Dùng chỉ nha khoa trước khi đi ngủ giúp làm sạch miệng trước khi đi ngủ và có hơi thở tươi mát hơn vào sáng hôm sau.Sử dụng dụng cụ cạo lưỡiBề mặt lưỡi có thể tích tụ nhiều các mảnh thức ăn, vi khuẩn và tế bào chết khiến cho hơi thở có mùi hôi khó chịu vào buổi sáng. Vì vậy, việc chăm sóc răng miệng không chỉ giới hạn ở việc đánh răng mà cần phải sử dụng thêm dụng cụ cạo lưỡi chuyên dụng để loại bỏ các chất bẩn bám trên bề mặt lưỡi.Ngoài ra, sử dụng nước súc miệng không chứa cồn sau khi đánh răng cũng góp phần hỗ trợ việc bảo vệ khoang miệng mà không gây ra tình trạng khô miệng, từ đó giảm thiểu tình trạng hôi miệng một cách hiệu quả.Hạn chế một số loại thực phẩmMột số thực phẩm như hành và tỏi tuy giúp món ăn thêm phần hấp dẫn nhưng cũng có thể khiến cho hơi thở có mùi khó chịu sau khi ăn. Để tránh hôi miệng vào buổi sáng, bạn nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm này vào buổi tối.Đừng mở miệng khi ngủNhiều người có thói quen thở bằng miệng khi ngủ, điều này ó thể gây khô miệng và tích tụ nhiều vi khuẩn. Thực tế, thở bằng miệng thậm chí có thể dẫn đến tình trạng sâu răng và chảy máu nướu răng, ngoài ra còn gây hôi miệng. Khi chúng ta thở bằng miệng sẽ ảnh hưởng đến sự cân bằng pH trong miệng và thay đổi các loại vi khuẩn trong môi trường miệng. Một số bác sĩ thậm chí còn đề xuất việc dán miệng như một cách để giải quyết vấn đề này.Thay thế nước súc miệng bằng dầu tự nhiênĐây là phương pháp làm thơm miệng có nguồn gốc từ Ấn Độ và đã được chứng minh là có thể làm trắng răng và cải thiện sức khỏe răng miệng. Lấy một thìa dầu và súc miệng trong khoảng 15 đến 20 phút. Vi khuẩn gây ra hôi miệng bám vào dầu và hòa tan trong dầu. Bạn có thể sử dụng bất kỳ loại dầu nào, nhưng nhiều người vẫn thích dầu dừa hoặc dầu ô liu do có hương vị dễ chịu.Cẩn thận với cà phêNhiều người trong chúng ta không thể thiếu cà phê vào buổi sáng, loại đồ uống này có thể là nguyên nhân ảnh hưởng đến hơi thở vào buổi sáng. Cà phê sẽ làm khô miệng, khiến cho cơ thể tiết ít nước bọt hơn. Nhiều người thêm sữa hoặc kem vào cà phê và các sản phẩm từ sữa cũng thường gây hôi miệng.Điều trị các bệnh lý liên quanMột số tình trạng bệnh lý nhất định có thể khiến cho tình trạng hôi miệng vào buổi sáng trở nên trầm trọng hơn như chứng ngưng thở khi ngủ, trào ngược axit hoặc trào ngược dạ dày thực quản,... Những người gặp phải các bệnh lý này cần được thăm khám và điều trị kịp thời bởi bác sĩ chuyên khoa để không chỉ cải thiện sức khỏe tổng thể mà còn giảm thiểu tình trạng hôi miệng.Khám nha khoa định kỳViệc thăm khám nha khoa định kỳ ít nhất 2 lần/năm để làm sạch đi các mảng bám có mùi và cao răng cũng sẽ giúp chăm sóc răng miệng của bạn khỏe mạnh, hạn chế hơi thở có mùi. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể phát hiện sớm các vấn đề răng miệng như sâu răng, nhiễm trùng hoặc mất xương liên quan đến viêm nướu,... Các vấn đề này nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và gây ra hôi miệng. Do đó, hãy duy trì thói quen đi khám nha khoa định kỳ để bảo vệ sức khỏe răng miệng và giữ cho hơi thở luôn thơm mát.Tình trạng hơi thở có mùi vào buổi sáng thường xuất hiện do việc vệ sinh răng miệng kém hoặc các loại thực phẩm có mùi khó chịu. Bạn có thể áp dụng theo 8 cách ngăn hơi thở có mùi vào buổi sáng để cải thiện hơi thở. Trường hợp nếu không được cải thiện, bạn cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị đúng cách.THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYENFacebook: https://www.facebook.com/nhakhoakaiyenclinic Website: https://kaiyennhakhoa.com/Hotline: 0813336666Địa chỉ: 99 Trần Não, phường An Khánh, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Xem thêm
Vô trùng nha khoa là gì? Các nguyên tắc vô trùng trong nha khoa

Vô trùng nha khoa là gì? Các nguyên tắc vô trùng trong nha khoa

Vô trùng nha khoa có lẽ là khái niệm khá mới đối với nhiều khách hàng nhưng đây là tiêu chuẩn cơ bản giúp đảm bảo an toàn cho khách hàng khi khám chữa tại phòng khám nha khoa.Vô trùng nha khoa là gì?Vô trùng là toàn bộ quá trình tiệt trùng, vô trùng dụng cụ nha khoa nhằm tránh nguy cơ lây nhiễm chéo các bệnh lây nhiễm qua đường máu và nước bọt. Vì quá trình điều trị răng miệng như nhổ răng, lấy cao răng hay điều trị viêm túi lợi… đây là vật dẫn bệnh truyền nhiễm vô cùng mạnh mẽ nếu bạn đang mắc các bệnh cấp tính như tay chân miệng, nhiễm khuẩn E.coli… cho tới các bệnh truyền nhiễm như HIV, viêm gan siêu vi B. Không chỉ riêng bác sĩ đang đứng trước nguy cơ truyền nhiễm vô cùng cao mà bệnh nhân cũng không ngoại lệ. Đó là lý do vì sao quy trình vô trùng là một tiêu chuẩn cần có của bất kỳ nha khoa nào để đảm bảo sức khỏe cho cả cộng đồng.Phòng khám nha khoa đạt tiêu chuẩn vô trùng khi nào?Để được công nhận là địa chỉ phòng khám nha khoa uy tín, chất lượng cần đáp ứng các yếu tố vô trùng bao gồm:Máy móc, thiết bị tân tiến: Dụng cụ sử dụng trong các ca điều trị răng miệng cần được tiệt trùng hoàn toàn để đảm bảo tính vô trùng nha khoa. Ngoài ra, sự đầu tư các trang thiết bị, máy móc hiện đại cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo các yếu tố vô trùng, vô khuẩn,… tại nha khoa.Sạch sẽ và riêng biệt: Phòng khám vô trùng cần đảm bảo môi trường làm việc sạch sẽ và hoàn toàn tách biệt, loại bỏ các nguy cơ nhiễm trùng và lây nhiễm chéo. Ngoài ra, phòng khám rộng rãi, riêng biệt với các vách bằng kính trong suốt cũng tạo ra sự chuyên nghiệp, dễ dàng quan sát, đảm bảo đầy đủ tiêu chuẩn cơ bản của một phòng khám nha khoa.Sắp xếp hợp lý: Để đảm bảo tính vô trùng trong nha khoa, phòng khám cũng cần sắp xếp hợp lý để thuận tiện trong các khâu điều trị, quy trình vô trùng không gian, dụng cụ, tiệt trùng,… Mỗi máy móc, thiết bị đều nên được đặt theo trình tự các bước vô trùng nhằm tối ưu quá trình này mà vẫn đảm bảo được tính hiệu quả.Nguyên tắc vô khuẩn trong nha khoaMột vật có thể vô khuẩn hay chưa, nếu nghi ngờ thì được coi như là không vô khuẩn.Chỉ được cầm, gắp một vật đã được khử khuẩn bằng kẹp vô khuẩn.Những vật đã được khử khuẩn phải được giữ kín cho đến khi dùng.Phân biệt những nơi vô khuẩn và những nơi nhiễm khuẩn để có thể bố trí sắp xếp vùng làm việc, tránh đụng chạm tay và dụng cụ vào nơi chưa vô khuẩn khi đang làm việc.Quy trình vô trùng nha khoa tiêu chuẩn quốc tếCác bước trong quy trình vô trùng nha khoa đạt chuẩn quốc tế như sau:Bước 1: Chuẩn bị và đảm bảo an toàn cho cả bác sĩ và bệnh nhân, bác sĩ sẽ cần đeo đầy đủ đồ bảo hộ theo quy định bao gồm găng tay, mũ, kính, khẩu trang. Lưu ý rằng trước khi đeo găng tay, bác sĩ cần phải rửa tay sạch sẽ theo đúng quy trình.Bước 2: Loại bỏ các dụng cụ chỉ sử dụng 1 lần, như cốc nước súc miệng, ốc hút nước bọt, kim tiêm,… tuyệt đối không sử dụng cho khách hàng tiếp theo dưới mọi hình thức nhằm đảm bảo được tiêu chuẩn vô trùng nha khoa.Bước 3: Khử trùng bề mặt tiếp xúc sau mỗi ca điều trị như ghế nha khoa, bồn nhổ, cần chỉnh đèn, khay đựng dụng cụ,… Những vật dụng này cần được xịt khử trùng, sau đó lau lại sạch sẽ bằng giấy tiệt khuẩn.Bước 4: Tiệt trùng các dụng cụ đã sử dụng trong ca điều trị bằng cách ngâm rửa trong máy rung siêu âm và dung dịch có độ sát khuẩn cao. Sau đó, các dụng cụ này sẽ được cọ rửa lại một lần nữa bằng xà phòng và nước sạch.Bước 5: Sấy khô và đóng gói lại các dụng cụ đã được làm sạch trước đó, sẵn sàng cho lần sử dụng sau.Bước 6: Hấp tiệt trùng các dụng cụ sau khi đóng gói xong với lò hấp ở nhiệt độ cao, thường ở khoảng 121 độ C đến 134 độ C trong khoảng 15 đến 30 phút. Lò hấp nhiệt này thường sẽ được lập trình sẵn để đảm bảo hiệu quả tiệt trùng cao, đáp ứng được yêu cầu vô trùng nha khoa.Bước 7: Lưu trữ các dụng cụ đạt chuẩn vào tủ có đèn chiếu tia cực tím. Điều kiện này sẽ hạn chế tối đa vi khuẩn sinh sôi, phát triển.Các phương pháp khử khuẩn cho phòng khám nha khoa1. Hấp hơi nước (Autoclaving)Đây là phương pháp phổ biến và được sử dụng nhiều trong khử khuẩn các dụng cụ phẫu thuật, sử dụng áp suất hơi nước cao ở nhiệt độ 121 độ C trong vòng 15 đến 30 phút. Nó được đa số chấp nhận và sử dụng trong nha khoa để khử khuẩn dụng cụ phẫu thuật, loại bỏ vi khuẩn, nấm và bào tử. Khả năng tác dụng dựa vào sự xâm nhập của hơi nước lên toàn bộ dụng cụ nên khử khuẩn một cách toàn diện.Ưu điểm: Giá thành thấpCó thời gian khử khuẩn ngắnKhử khuẩn tốt lên tất cả các bề mặt của dụng cụKhông cần thêm hoá chất khi sử dụng và sử dụng được nhiều lần.Nhược điểm: Áp suất hơi nước lớnThép cacbon có thể bị hư hại do áp suất lớn.Chỉ sử dụng được cho các dụng cụ làm bằng thép không gỉ và nhựa plastic.2. Hấp nhiệtPhương pháp này sử dụng khí nóng hoặc lửa để có thể khử khuẩn với nhiệt độ ở khoảng 180 độ C. Tiêu diệt vi khuẩn bằng cách phá huỷ quá trình oxi hoá của vi khuẩn. Nó cần được duy trì nhiệt độ cao trong thời gian dài, khoảng 2 tiếng ở nhiệt độ 160 độ C.Ưu điểm:Không làm mờ dụng cụBột và dầu có thể được khử khuẩnNhược điểm: Khó có thể kiểm soát nhiệt độ duy trì trong thời gian lâuTốn thời gianLâu xâm nhập vào dụng cụCác dụng cụ và vật liệu như quần áo, cao su, nhựa,..không sử dụng được.3. Dùng hoá chấtDùng hoá chất dạng hơi áp suất. Sử dụng hoá chất dạng hơi trong khoảng 131 độ C và 20 pounds áp suất trong thời gian khoảng 1 tiếng.Ưu điểm:Không làm mờ dụng cụNhược điểm:Không áp dụng được cho quần áo, cao su, nhựa,..4. Dùng tia cực tímLà một phương pháp khử trùng sử dụng tia cực tím (UV-C) để tiêu diệt hoặc làm bất hoạt các vi khuẩn bằng cách phá hủy các acid nucleic và phá hoại DNA của chúng, khiến cho chúng không thể thực hiện chức năng tế bào quan trọngƯu điểm:Khử khuẩn tốt trên tất cả các bề mặt như vải, ghế máy,..Khuyết điểm:Thời gian khử khuẩn lâuCần cách ly tốt khu vực khử khuẩn không để tiếp xúc với cơ thể ngườiKhông khử được toàn bộ vi khuẩn.Dễ làm hư các vật liệu dụng cụ nhựa.Trên đây là những thông tin về vô trùng nha khoa bao gồm cả những quy trình, nguyên tắc và phương pháp đảm bảo theo tiêu chuẩn chung của Bộ Y Tế. Hy vọng đây là những kiến thức này giúp bạn hiểu hơn về vấn đề này. THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYENFacebook: https://www.facebook.com/nhakhoakaiyenclinicWebsite: https://nhakhoakaiyen.com/Hotline: 0818163366Địa chỉ: 99 Trần Não, Phường An Khánh, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Xem thêm