Gãy chân răng phải làm sao? Gãy răng có mọc lại không?
Bị gãy chân răng là tình trạng khá thường gặp do chấn thương hoặc mắc các bệnh lý răng miệng. Khi đó sẽ gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của con người, hàm răng mất thẩm mỹ khiến nhiều người tự ti, ngại giao tiếp. Vậy bị gãy chân răng phải làm sao? Phương pháp phục hình nào phù hợp?
Gãy chân răng phải làm sao? Gãy răng có mọc lại không?
Nguyên nhân gây gãy vỡ chân răng
Răng gãy vỡ do chấn thương
Hàm răng chịu lực va chạm mạnh khi bị vấp ngã, chấn thương khi chơi thể thao hoặc tai nạn giao thông. Răng có thể bị gãy vỡ 1 phần hoặc nghiêm trọng làm chấn thương mô lợi gây mất răng.
Thói quen nghiến răng
Nghiến răng khi ngủ không chỉ gây ra tiếng ồn khiến người bên cạnh khó chịu mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe răng miệng. Hai hàm răng siết chặt trong thời gian dài sẽ dần mài mòn mặt nhai của răng, răng yếu dần và dễ nứt gãy chân răng.
Thói quen cắn đồ cứng
Không ít người có thói quen dùng răng cửa mở nắp chai hay nhai đá, cắn vật cứng. Điều này sẽ khiến răng phải tải lực quá lớn và dẫn đến nứt vỡ răng, răng lung lay.
Nhai đá thường xuyên khiến răng yếu và dễ gãy
Thay đổi nhiệt độ đột ngột trong miệng
Nếu răng phải liên tục tiếp nhận nhiệt độ khác nhau, đang nóng chuyển sang lạnh một cách đột ngột thì không thể tránh khỏi nguy cơ gây hại cho răng. Răng bị gãy vỡ chỉ là vấn đề thời gian, nếu không chăm sóc đúng cách thì việc điều trị sẽ phức tạp hơn rất nhiều.
Bệnh lý răng miệng
Các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm tủy, viêm nhu chu,… nếu không điều trị kịp thời thì răng sẽ bị giòn, yếu và dễ gãy vỡ. Thậm chí có thể gây mất răng, các mô nha chu bị phá hủy dẫn đến hàng loạt các rủi ro khác.
Do tuổi tác, lão hóa
Ở người cao tuổi, mô răng dần bị lão hóa sẽ khiến chân răng bị lỏng, răng yếu hơn ở người trẻ tuổi và bị nhạy cảm với những tác động bên ngoài. Tỷ lệ người già bị mất răng tương đối cao gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng ăn nhai và sức khỏe răng miệng.
Gãy răng, mất răng do tuổi tác, lão hóa
Dấu hiệu khi bị gãy chân răng
Có 3 mức độ đánh giá chân răng bị gãy và tùy thuộc vào từng trường hợp mà phương pháp điều trị là khác nhau.
- Xuất hiện đường rạn: Đường rạn mới xuất hiện ở men răng và chưa tác động tới ngà răng hay tủy răng bên trong. Thường gặp là ở răng hàm, có thể xảy ra do chấn thương hoặc răng gãy vỡ tự nhiên.
- Nứt, gãy răng: Mức độ bệnh lý nghiêm trọng hơn đã gây ảnh hưởng đến ngà răng, lan vào tủy răng. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào tủy răng gây hoại tử, chất tủy không thể phục hồi. Tình trạng này có thể xuất hiện triệu chứng nhưng chỉ là thoáng qua và không quá rõ ràng.
- Chia thân răng: Vết nứt răng đã lan rộng khiến răng bị nứt chia thành 2 phần. Khi đó có thể nhìn thấy vết nứt bằng mắt thường, thậm chí răng đã bị gãy mất một phần thân răng. Khi ăn nhai sẽ cảm giác ê buốt, đau nhức, răng nhạy cảm với đồ ăn nóng, lạnh, chua, cay. Xuất hiện những cơn đau trong 1 thời gian nhất định và lặp lại nhiều lần.
Răng bị nứt, chia thân răng thành 2 phần
Gãy chân răng có mọc lại không?
Gãy răng cửa, răng hàm hay bất kỳ một chiếc răng nào khác trên cung hàm đều không có khả năng mọc lại. Khác với các bộ phận khác trong cơ thể, răng không thể tự chữa lành khi bị tổn thương, nếu gãy gỡ răng thì cần can thiệp bằng biện pháp nha khoa để phục hình.
Hiện nay, với công nghệ hiện đại thì các kỹ thuật phục hình răng ra đời mang đến khách hàng cơ hội tái tạo răng mất một cách hoàn toàn cả về thẩm mỹ và chức năng ăn nhai. Vì vậy, các khách hàng bị gãy vỡ chân răng không nên quá lo lắng về vấn đề này.
Chân răng bị nứt gãy gây ảnh hưởng gì?
Khi răng bị nứt hay gãy phần lớn chân răng sẽ gây ra những tác động tiêu cực đến thẩm mỹ, chức năng ăn nhai. Điều này làm ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt, công việc và sức khỏe của người bệnh.
- Răng cửa bị gãy làm mất thẩm mỹ nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tâm lý khiến người bệnh ngại ngùng không muốn giao tiếp với mọi người xung quanh.
- Bị gãy chân răng, đặc biệt là răng hàm sẽ gây cản trở chức năng ăn nhai. Lực nhai giảm dần, khó nghiền nát thức ăn gián tiếp gây áp lực cho hệ tiêu hóa và dạ dày.
- Răng bị nứt hay bị gãy 1 phần sẽ làm gia tăng nguy cơ bệnh lý. Vết nứt làm giắt thức ăn và khó vệ sinh lâu dần sẽ tích tụ vi khuẩn và mảng bám phá hủy phần chân răng còn lại.
Răng bị gãy làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý
- Nếu răng gãy nghiêm trọng phải nhổ răng sẽ dẫn đến tình trạng nhai 1 bên hàm, cùng với hiện tượng xô lệch răng sẽ gây sai khớp cắn làm đau khớp thái dương hàm.
- Bị gãy chân răng, xâm phạm đến tủy răng kèm theo các triệu chứng đau nhức và ảnh hưởng lớn đến hệ thần kinh, gây đau đầu. Nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân của bạn.
- Gãy răng lâu dần gây mất răng sẽ dẫn đến tình trạng tiêu xương hàm, tụt nướu và tác động đến các răng kế cận.
Bị gãy chân răng phải làm sao?
Nếu tình trạng gãy chân răng mới chỉ ở giai đoạn đầu chưa có biểu hiện đau nhức, chưa vỡ phần lớn răng thì cách phục hình tương đối đơn giản. Vẫn có thể bảo tồn chân răng thay vì nhổ bỏ chiếc răng bị hư hỏng.
1. Bọc răng sứ cho răng bị gãy
Trường hợp bị gãy 1 phần thân răng, chân răng vẫn còn chắc chắn thì phương án được ưu tiên lúc này là bọc răng sứ thẩm mỹ. Bác sĩ sẽ xử lý các bề mặt sắc nhọn của răng gãy và bọc bên ngoài một mão sứ có hình dáng, màu sắc tương tự răng thật.
Sau bọc sứ, răng gãy sẽ được khôi phục chức năng ăn nhai, thẩm mỹ và được bảo vệ bên trong mão sứ, tránh những tác nhân gây hại bên ngoài.
Bọc răng sứ bảo tồn phần chân răng khỏe mạnh
2. Làm cầu răng sứ
Nếu bị gãy chân răng mức độ nặng, chân răng đã lung lay thì cần nhổ bỏ chân răng và tiến hành phục hình. Bạn có thể làm cầu răng sứ để phục hình bằng cách mài 2 răng kế cận để làm trụ, sau đó lắp dải cầu sứ bên trên đáp ứng tính thẩm mỹ và ăn nhai.
Tuy nhiên, cầu răng sứ có tuổi thọ không cao và không thể ngăn ngừa được biến chứng tiêu xương do mất răng gây ra. Đồng thời, việc mài răng sẽ làm xâm phạm đến men răng, nếu kiểm soát không tốt có thể gây mất thêm răng.
3. Trồng răng Implant
Với trường hợp phải nhổ chân răng bị gãy thì bác sĩ khuyến cáo nên trồng răng Implant để phục hình 1 chiếc răng tương tự răng thật. Phần trụ Implant được đặt trong xương hàm thay thế chân răng đã mất, tiếp đó là lắp khớp nối Abutment và mão răng sứ.
Làm răng Implant người bệnh có thể ăn nhai thoải mái, với khả năng chịu lực tốt, độ bền cao thì răng Implant có thể sử dụng được trọn đời. Các biến chứng mất răng cũng được ngăn ngừa hiệu quả, không xảy ra biến chứng tụt lợi, tiêu xương, hóp má, mất thêm răng,…
Trồng răng Implant – phục hình răng mất từ chân răng
Với bất kỳ một giải pháp điều trị nào khi bị gãy chân răng đều cần thực hiện bởi bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm để kiểm soát tốt rủi ro không mong muốn. Bạn nên tìm kiếm nha khoa uy tín để có thể an tâm thực hiện, tái tạo nụ cười trọn vẹn và rạng rỡ.
Nếu cần tư vấn chi tiết hơn về tình trạng răng miệng của mình thì đừng ngần ngại liên hệ với Nha khoa Quốc Tế KAIYEN. Đội ngũ bác sĩ chuyên khoa tại đây luôn sẵn sàng hỗ trợ nhanh chóng cho bạn.
NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYEN
- Facebook: https://www.facebook.com/nhakhoakaiyenclinic
- Hotline: 0813336666
- Địa chỉ: 99 Trần Não, phường An Khánh, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Tham vấn: Bác sĩ Nguyễn Hồng Huy