Răng cấm bị lung lay phải làm sao? Nên nhổ hay giữ lại?
Răng cấm bị lung lay xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau và kéo theo nhiều vấn đề răng miệng. Đây là chiếc răng nắm giữ nhiều vai trò quan trọng bao gồm cả thẩm mỹ và chức năng ăn nhai toàn hàm. Do đó, khi răng cấm gặp vấn đề thì cần can thiệp điều trị để cải thiện sức khỏe răng miệng.
Răng cấm bị lung lay phải làm sao? Nên nhổ hay giữ lại?
Răng cấm là răng gì? Có bao nhiêu cái?
Ở người trưởng thành sẽ có tổng 32 chiếc răng vĩnh viễn với 4 nhóm răng chính bao gồm: 8 răng cửa, 4 răng nanh, 8 răng hàm nhỏ và 12 răng hàm lớn. Trong đó, răng cấm có 8 chiếc thuộc nhóm răng hàm lớn, răng số 6 và răng số 7 có mặt nhai lớn và nhiều hố rãnh.
Các răng cấm được chia đều có 2 hàm, mỗi hàm gồm 4 răng nằm ở vị trí phía trong cung hàm. Những chiếc răng này thường có 2 – 3 chân răng, chân răng thường hơi cong.
Cũng giống với các răng khác, răng cấm có 3 lớp là men răng, ngà răng và tủy răng. Các trường hợp răng cấm đã bị lung lay có thể đã xuất hiện những tổn thương ở bề mặt răng, nghiêm trọng đã làm hư hỏng tủy răng.
Nguyên nhân khiến răng cấm bị lung lay
1. Mảng bám, cao vôi răng
Răng số 6, số 7 nằm khá khuất trong cung hàm, đồng thời đây lại là chiếc răng ăn nhai chính nên khả năng mắc dính thức ăn cao. Nếu không chú ý vệ sinh răng miệng, mảng bám và vi khuẩn tích tụ lâu ngày sẽ tạo thành cao răng bám chặt ở chân răng và dưới nướu. Từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công vào răng và nướu, gây viêm lợi, chảy máu chân răng và răng cấm bị lung lay.
Mảng bám cao răng ở chân răng gây viêm lợi
2. Sâu răng, viêm tủy răng
Các trường hợp răng cấm bị sâu răng, ban đầu sẽ ăn mòn lớp men răng, ngà răng và cuối cùng ăn vào tủy răng. Răng bị viêm tủy, hoại tử và cấu trúc bị phá hủy hoàn toàn sẽ dần khiến răng yếu đi, răng gãy vỡ và lung lay, thậm chí là mất răng.
3. Chấn thương làm hư hỏng răng cấm
Nếu răng bị va đập, chấn thương có thể khiến răng bị lung lay hoặc dùng răng cắn vật cứng, sắc bén cũng có thể làm mẻ vỡ răng. Nếu chấn thương nặng có nguy cơ làm tổn thương vùng nướu lợi, răng bị gãy rụng.
4. Tiêu xương hàm
Tiêu xương hàm xảy ra khi răng bị mất, nếu răng kế cận là răng cấm thì bạn sẽ nhận thấy vùng xương hàm ở vị trí này dần bị thoái hóa và lõm xuống. Toàn bộ răng kế cận bị xô lệch, lung lay và mất răng.
Răng cấm bị lung lay có nên nhổ bỏ không?
Răng cấm là chiếc răng có chức năng ăn nhai chính, tập chung nghiền nát thức ăn hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động nhịp nhàng. Nếu răng cấm bị lung lay sẽ được bác sĩ điều trị ưu tiên các giải pháp bảo tồn răng thay vì nhổ bỏ.
Bởi việc mất răng cấm sẽ kéo theo rất nhiều nguy cơ cho sức khỏe răng miệng và toàn thân như: xô lệch hàm, lệch khớp cắn, tiêu xương hàm, rối loạn khớp thái dương hàm,…
Mất răng dẫn đến nhiều vấn đề răng miệng nguy hiểm
Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng có thể giữ lại răng cấm. Một số trường hợp răng cấm bị lung lay quá nghiêm trọng hoặc bị viêm nhiễm có nguy cơ lan rộng sang các tổ chức quanh răng thì nên nhổ bỏ. Do đó, tùy vào tình trạng thực tế ở mỗi người mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.
Cách khắc phục tình trạng răng cấm bị lung lay, hư hỏng
Dựa vào từng nguyên nhân và mức độ nặng nhẹ khác nhau mà bác sĩ sẽ chỉ định giữ răng hay nhổ bỏ răng cấm khi bị lung lay.
1. Điều trị bệnh lý răng miệng
Trường hợp răng cấm bị lung lay do mắc các bệnh lý răng miệng cần phải được điều trị triệt để nguy cơ. Bác sĩ làm sạch tác nhân gây bệnh là mảng bám, cao răng, ổ sâu răng và viêm nhiễm. Đồng thời áp dụng biện pháp cố định răng để tạo sự ổn định cho răng cấm.
Có thể cần ghép vạt nướu hoặc ghép xương nhân tạo nếu các tổ chức quanh răng đã bị tổn thương nghiêm trọng, không thể tự hồi phục. Sau đó, răng cấm sẽ được trám răng hoặc bọc răng sứ để bảo vệ răng thật, hạn chế tái phát bệnh lý.
Điều trị bệnh lý sâu răng, viêm nướu khiến răng cấm bị lung lay
2. Phục hình răng sứt mẻ
Nếu răng cấm bị lung lay mức độ nhẹ, có hiện tượng sứt mẻ do chấn thương thì bác sĩ chỉ định điều trị các mô tổn thương và tiến hành phục hình răng sứ. Bọc răng sứ giúp khắc phục các khiếm khuyết về hình thể của răng, giúp răng đạt thẩm mỹ cao và cải thiện chức năng ăn nhai hiệu quả cho hàm răng,
3. Nhổ răng và trồng răng giả
Mức độ nghiêm trọng khi răng cấm bị lung lay sẽ phải nhổ răng. Răng cấm còn quá ít chân răng, răng cấm bị viêm nhiễm không thể khôi phục thì việc điều trị sẽ không hiệu quả. Nếu kéo dài còn dẫn đến nguy cơ viêm nhiễm lan rộng, phá hủy mô nướu, xương hàm và các răng kế cận.
Chính vì vậy, lúc này buộc phải tiến hành nhổ răng cấm. Nhưng khi đó tình trạng mất răng cấm sẽ dẫn đến một số vấn đề răng miệng khác cũng đáng lo ngại không kém. Để duy trì chức năng ăn nhai, thẩm mỹ và ngăn ngừa biến chứng mất răng thì bác sĩ khuyến cáo người bệnh nên cấy ghép Implant.
Bác sĩ khuyến cáo cấy ghép Implant sau nhổ răng
Cấu tạo của răng Implant tương tự như răng thật bao gồm: trụ Implant, khớp nối Abutment, mão sứ. Đây là phương pháp trồng răng toàn diện, có khả năng phục hình từ chân răng, mang đến một chiếc răng ổn định và bền vững lâu dài.
Trên đây, Nha khoa KAIYEN đã chia sẻ đến bạn giải pháp khắc phục tình trạng răng cấm bị lung lay. Hy vọng sẽ giúp bạn có thêm kiến thức để bảo vệ sức khỏe răng miệng của mình một cách tốt. Nếu bạn cần thăm khám hoặc tư vấn trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa thì bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ dưới đây.
Nha khoa KAIYEN – Nha khoa uy tín tại TP. Hồ Chí Minh
Facebook: https://www.facebook.com/nhakhoakaiyenclinic
- Hotline: 0813336666
- Địa chỉ: 99 Trần Não, phường An Khánh, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Đặt lịch hẹn

Mỗi lần đánh răng bao lâu là đủ? Lời khuyên từ chuyên gia

Răng ngắn phải làm sao? Cách khắc phục hiệu quả

Sâu chân răng: Nguyên nhân và cách phòng ngừa hiệu quả

Khi nào cần cắt kẽ răng trong chỉnh nha? Quy trình thực hiện
