[Giải đáp] Đau răng khôn uống thuốc gì giảm đau nhanh?
Răng khôn mọc lệch thường gây ra tình trạng đau đớn dữ dội và nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Thuốc giảm đau được xem như là phương pháp giảm đau nhanh chóng được rất nhiều người sử dụng. Vậy đau răng khôn uống thuốc gì giảm đau nhanh? Đâu là phương pháp triệt để và tối ưu? Hãy cùng Nha khoa KAIYEN tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Đau răng khôn uống thuốc gì giảm đau nhanh?
Nguyên nhân gây đau răng khôn
Trước khi đi tìm hiểu đau răng khôn uống thuốc gì thì bạn đã biết nguyên nhân gây đau răng khôn là gì chưa?
Răng khôn hay còn gọi là răng số 8, thường mọc trong giai đoạn từ 17 - 25 tuổi. Khi răng khôn mọc có thể gây đau đớn do lúc này hàm đã ổn định nên không còn đủ chỗ cho răng phát triển. Điều này dẫn đến sự chèn ép các răng xung quanh lên răng làm răng mọc lệch, mọc ngược.
Ngoài ra, răng khôn còn tác động dẫn đến tổn thương, rách nướu. Khi này thức ăn sẽ bị kẹt lại trong nướu và gây đau nhức cũng như một số vấn đề răng miệng khác như:
- Viêm nướu, viêm lợi trùm, viêm nha chu
- Nhiễm trùng nướu
- U nang răng
Một số trường hợp đau răng khôn có thể tự hồi phục. Tuy nhiên thông thường tình trạng này cần phải được điều trị mới có thể cải thiện được. Sử dụng thuốc giảm đau là một cách chữa đau răng khôn phổ biến và đơn giản. Vì vậy, người bệnh nên tìm hiểu kỹ đau răng khôn uống thuốc gì giảm đau nhanh, hiệu quả để nhanh chóng làm cắt cơn đau.
Đau răng khôn uống thuốc gì?
1. Thuốc giảm đau răng khôn không kê đơn
Vấn đề đau răng khôn uống thuốc gì là thắc mắc của rất nhiều người. Các loại thuốc giảm đau không kê đơn được sử dụng nhiều trong nha khoa gồm:
- Acetaminophen
- Các loại thuốc chống viêm không chứa Steroid (NSAID) như Ibuprofen, Naproxen,…
Thuốc giảm đau răng không kê đơn
Ibuprofen có tác dụng rất tốt với chứng đau sưng do răng khôn mọc bởi thuốc có thể làm giảm tình trạng viêm ở hầu hết các vấn đề răng miệng. Thuốc được điều chế ở dạng viên uống hoặc dung dịch uống. Ibuprofen chống chỉ định với các bệnh nhân đang sử dụng thuốc làm loãng máu, Aspirin, thuốc ức chế men chuyển, Lasix,…
Sử dụng Ibuprofen trong thời gian dài có thể gây tổn thương dạ dày, thận, gan. Do đó, người dùng nên tìm hiểu kỹ và tuân theo hướng dẫn liều lượng sử dụng của dược sĩ.
Bên cạnh Ibuprofen thì Acetaminophen cũng là một loại thuốc giảm đau không kê đơn có khả năng kiểm soát cơn đau do răng khôn gây ra. Thuốc được điều chế ở dạng viên uống hoặc dung dịch uống và không có đặc tính chống viêm. Khi dùng với liều lượng lớn, Acetaminophen có thể gây tổn thương gan. Bệnh nhân không nên sử dụng rượu bia khi không sử dụng thuốc.
Các loại thuốc giảm đau răng kể trên đều có thể sử dụng mà không cần chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, để tránh gây kích ứng và các phản ứng phụ khác xảy ra, bạn nên trao đổi và tuân theo hướng dẫn sử dụng của dược sĩ hoặc người có chuyên môn.
2. Đau răng khôn uống thuốc gì? - Thuốc giảm đau theo đơn
Đau răng khôn uống thuốc gì để giảm đau nhanh mà lại an toàn? Với các trường hợp đau, viêm răng khôn nghiêm trọng, bạn cần cân nhắc thăm khám bác sĩ để được kê thuốc giảm đau theo toa.
Thuốc giảm đau răng khôn được các bác sĩ khuyên dùng nhiều là Corticosteroid. Loại thuốc này có thể làm dịu cơn đau, giảm sưng, viêm hiệu quả. Thuốc được điều chế ở dạng viên uống hoặc tiêm trực tiếp.
Corticosteroid giảm đau, sưng, dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ
Tuy nhiên, Corticosteroid có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng như khó ngủ, tăng cân không kiểm soát, làm suy yếu hệ miễn dịch,… Để đề phòng tác dụng phụ, thuốc sẽ được kê ở liều lượng cực thấp và tuyệt đối không được tự ý sử dụng.
Opioid cũng là loại thuốc giảm các cơn đau răng khôn cấp tính. Thuốc có chứa chất gây nghiện nên được dùng để điều trị ngắn hạn cho các trường hợp đau răng khôn dữ dội và đau sau khi nhổ răng khôn. Opioid có thể gây ra tác dụng phụ như buồn nôn, táo bón, các vấn đề về hệ hô hấp,… Người dùng nên tuân theo chỉ định của bác sĩ để tránh các rủi ro ngoài mong muốn.
Ngoài các loại thuốc uống ở trên, bạn có thể tham khảo thêm các loại gel gây tê như Orajel hay Anbesol. Đây là gel dùng để bôi trực tiếp vào nướu và răng để gây tê giảm đau do răng khôn gây ra. Thành phần chính của các loại gel này thường là Benzocain - một hoạt chất gây tê cục bộ bằng cách ngăn chặn tín hiệu của các dây thần kinh chân răng.
Các loại gel gây tê giảm đau có thể sử dụng cho cả người lớn và trẻ em. Tuy nhiên, đối với người lớn thuốc được khuyến cáo chỉ nên sử dụng tối đa 4 lần/ngày, không quá 7 ngày liên tục. Trẻ em dưới 1 tuổi cần được hướng dẫn sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.
Những mẹo giảm đau sưng răng khôn hiệu quả
Bên cạnh việc tìm hiểu đau răng khôn uống thuốc gì giảm đau nhanh, thì một số phương pháp đơn giản, tạm thời, bạn có thể thực hiện ngay tại nhà cũng rất hữu hiệu. Cụ thể:
Chườm đá lạnh
Dùng túi đá lạnh chườm ở má có thể làm tê răng và giảm cơm đau tạm thời.
Súc miệng với nước muối
Nước muối có đặc tính chống viêm, chống khuẩn nên có thể giảm cơn đau do viêm răng khôn gây ra rất hữu hiệu.
Súc miệng với nước muối giúp chống viêm, giảm cơn đau tạm thời
Trà xanh
Trà xanh có chứa Tanin có khả năng chống viêm nên có thể hỗ trợ giảm đau sưng do răng khôn gây ra. Bạn có thể lấy trà túi lọc đã qua sử dụng để vào ngăn mát tủ lạnh. Sau khi túi trà mát thì đặt lên vị trí răng khôn để giảm đau.
Đinh hương
Đinh hương là loại dược liệu thường được dùng để điều trị đau răng. Bạn có thể đặt nụ đinh hương trực tiếp lên răng hoặc cho tinh dầu đinh hương lên răng và giữ cho đến khi cơn đau được cải thiện.
Những cách giảm đau tại nhà chỉ nên áp dụng cho trường hợp đau nhẹ đến trung bình. Nếu cơn đau nghiêm trọng hơn, bạn nên tìm hiểu sưng đau răng khôn uống thuốc gì và đến ngay địa chỉ nha khoa uy tín để thăm khám và điều trị dứt điểm.
Địa chỉ nhổ răng khôn không đau tại Thành phố Hồ Chí Minh
Thông thường thuốc giảm đau chỉ là biện pháp giảm đau do mọc răng khôn tạm thời. Nếu muốn điều trị dứt điểm, bạn nên thăm khám nha khoa để được tư vấn và nhổ răng khôn mọc lệch. Vì vậy, ngoài đau răng khôn uống thuốc gì thì bạn cũng nên kết hợp tìm hiểu địa chỉ nhổ răng khôn không đau uy tín, an toàn.
Nha khoa KAIYEN là địa chỉ nhổ răng khôn sử dụng công nghệ sóng âm Piezotome hiện đại ngày nay. Bên cạnh đó còn có các trang thiết bị cao cấp khác, giúp quá trình nhổ răng diễn ra an toàn, không đau, không gây sang chấn và nhanh lành thương.
Nha khoa KAIYEN đặc biệt chú trọng đến môi trường vô khuẩn. Cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị đều được vô khuẩn, vô trùng với yêu cầu khắt khe, đảm bảo an toàn, không gây ra lây nhiễm chéo cho khách hàng.
Nha khoa KAIYEN chú trọng môi trường vô khuẩn, các trang thiết bị máy móc hiện đại
Bên cạnh đó, KAIYEN còn sở hữu đội ngũ bác sĩ giỏi, dày dặn kinh nghiệm và từng có thời gian tu nghiệp tại nước ngoài. Sự tận tâm, chính xác đến từng chi tiết của bác sĩ sẽ nâng cao tỷ lệ thành công khi điều trị. Từ đó mang đến cho khách hàng hàm răng khỏe mạnh, cứng chắc mà không còn đau đớn, khó chịu.
Bài viết trên đã giúp bạn giải đáp vấn đề đau răng khôn uống thuốc gì và một số cách giảm đau nhanh tại nhà. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng đau răng khôn dữ dội, hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo hotline 0813336666 để được tư vấn và đặt lịch miễn phí.