Lấy tủy răng là gì? Những điều cần biết trước khi lấy tủy trám răng
Lấy tủy răng là bước điều trị không thể bỏ qua với những trường hợp bị sâu răng nặng. Vậy lấy tủy răng là gì? Lấy tủy răng có nguy hiểm không? Đây là những thắc mắc nhận được sự quan tâm của nhiều khách hàng. Để giải đáp được những câu trên, bạn hãy cùng Nha khoa Kaiyen theo dõi ngay nội dung bài viết dưới đây nhé!
Lấy tủy răng là gì? Những điều cần biết trước khi lấy tủy trám răng
Lấy tủy răng là gì?
Tủy răng là một mô liên kết đặc biệt nằm trong hốc tủy, được bao quanh bởi men và ngà răng. Tủy răng được cấu tạo bởi 2 phần: buồng tủy và ống tủy. Đây là bộ phận giàu mạch máu và sợi thần kinh. Vậy nên nó có khả năng cảm nhận được sự tác động khi có kích thích tác động lên như: nóng, lạnh, đau khi bị chấn thương,…
Tủy nằm sâu bên trong và ở dưới chân răng. Khi tủy bị nhiễm trùng sẽ gây đau nhức kéo dài. Nếu viêm tủy không được điều trị kịp thời có thể gây viêm chóp răng nặng, thậm chí tủy bị hoại tử gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả hàm răng.
Vậy lấy tủy răng là gì? Lấy tủy răng là phương pháp điều trị giúp loại bỏ tủy răng bị viêm. Lấy tủy răng giúp loại bỏ phần tủy đã chết, ngăn ngừa nhiễm trùng và giúp giữ lại răng.
Các trường hợp cần lấy tủy răng
Khi đã biết lấy tủy răng là gì, bạn cũng cần xác định đúng đối cần được lấy tủy răng để tránh những hệ lụy không mong muốn xảy ra khi để tìm trạng viêm tủy diễn ra quá lâu. Phương pháp lấy tủy răng được chỉ định điều trị cho các trường hợp sau:
- Điều trị răng sâu mức độ nặng, sâu xuống đến chân răng gây viêm tủy và đau nhức, sưng kéo dài, âm ỉ.
- Răng bị sứt mẻ nhiều làm lộ phần tủy ra khiến xương răng dễ bị viêm nhiễm.
- Răng nhạy cảm, ê buốt khi dùng cả thức ăn nóng hay lạnh.
- Khi gặp phải các bệnh lý về răng miệng: Sưng nướu, đau nướu, thâm nướu.
- Khi thường xuyên tái phát tình trạng mọc mụn nhọt ở nướu và mủ trắng ở chân răng gây hôi miệng.
Để bọc trám răng sâu nặng đến chân răng nhất định không thể bỏ qua bước lấy tủy
Lấy tủy răng mất bao lâu?
Thời gian lấy tủy răng mất bao lâu còn phụ thuộc vào tình trạng viêm tủy và vị trí chữa tủy răng cửa hay lấy tủy răng hàm số 7, số 6. Để xác định được chính xác, bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn chi tiết. Một quy trình tiêu chuẩn điều trị tủy sẽ bao gồm các bước:
- Bước 1: Thăm khám và chỉ định chụp phim
Bác sĩ sẽ kiểm tra răng miệng cùng kết quả chụp x-quang để xác định tình trạng viêm tủy răng. Dựa trên mức độ hư hại sẽ tư vấn lộ trình điều trị hợp lý.
- Bước 2: Gây tê cục bộ
Để giảm ê nhức và khó chịu cho bệnh nhân, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê cục bộ. Lượng thuốc tê được sử dụng chủ đủ để có tác dụng khi lấy tủy. Sau đó sẽ không làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của bệnh nhân.
- Bước 3: Đặt đế cao su vào chân răng
Để tránh hóa chất điều trị tủy rơi xuống khoang miệng gây hại cho sức khỏe, bác sĩ sẽ đặt đế cao su vào sát răng cần lấy tủy. Bên cạnh đó, đế cao su cũng giữ cho răng chữa tủy luôn khô sạch, tránh sự xâm nhập của nước bọt.
- Bước 4: Lấy tủy răng
Bác sĩ sẽ sử dụng các thiết bị chuyên khoa gồm mũi khoan và dũa để tạo ống tủy. Sau đó phần tủy sâu dưới chân răng sẽ được hút sạch bằng tay hoặc máy. Bác sĩ sẽ vệ sinh, làm sạch ống tủy và tiến hành chụp x-quang lại lần nữa để chắc chắn không còn sót tủy viêm bên trong. Một số trường hợp trước đó sẽ phải đặt thuốc diệt tủy răng để tủy chết hoàn toàn và có thể lấy ra dễ dàng hơn.
- Bước 5: Trám bít ống tủy
Sau khi lấy sạch tủy răng bị viêm, bác sĩ sẽ dùng vật liệu chuyên dụng để trám ít lại hỗ tủy nhằm bảo vệ răng khỏi sự tấn công của vi khuẩn.
- Bước 6: Tái khám
Thực hiện tái khám theo đúng lịch hẹn với bác sĩ để kiểm tra tình trạng răng sau khi điều trị tủy đã ổn định chưa.
Lấy tủy răng mất bao lâu tủy thuộc vào tình trạng viêm và vị trí răng lấy tủy
Lấy tủy răng có sao không?
Như đã chia sẻ bên trên, tủy là nơi giàu mạch máu và sợ thần kinh. Hiện nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ, quá trình lấy tủy răng được diễn ra nhẹ nhàng hơn nhiều. Tuy nhiên, lấy tủy răng vẫn có thể gây ra một số ảnh hưởng như:
- Răng sau khi bị lấy tủy sẽ yếu, dễ sứt mẻ hơn và xỉn màu hơn do không còn sự kết nối với các mạch máu nuôi răng. Để bảo vệ răng thật, bọc sức là phương pháp được khuyến khích sử dụng.
- Có thể bị đau nhức sau khi lấy tủy do trong quá trình lấy tủy làm thủng sàn tủy hoặc chóp tủy hoặc trám bít ống tủy không cẩn thận. Đau răng sau khi lấy tủy cũng có thể do nguyên nhân vệ sinh sau lấy tủy không được đảm bảo, chưa lấy hết tủy.
- Có thể gây khó chịu trong mũi, tắc mũi hoặc đau đầu: Triệu chứng này có thể xuất hiện khi điều trị tủy ở những răng hàm trên, gần với xoang mũi do sự tác động không mong muốn của các khí cụ sử dụng để lấy tủy. Tuy nhiên, triệu chứng này thường hiếm gặp. Nếu có sẽ biến mất trong khoảng 1 – 2 tuần sau khi lấy tủy răng.
Kỹ thuật lấy tủy răng đòi hỏi tay nghề bác sĩ cao để tránh các biến chứng không mong muốn
Biện pháp hạn chế những ảnh hưởng của lấy tủy răng
Để tránh những tác động tiêu cực có thể gặp phải sau khi lấy tủy răng người bệnh nên lưu ý một số điều dưới đây:
- Chườm đá lạnh bên ngoài má tại vị trí răng lấy tủy để giảm bớt cơn đau.
- Vệ sinh, chăm sóc răng cẩn thận, tốt nên giữ thói quen: Đánh răng đủ 2 lần/ngày, sử dụng chỉ nha khoa để có thể làm sạch mảng bám thức ăn tại những vị trí bàn chải khó chạm đến. Nên sử dụng nước muối sinh lý hoặc pha muối với nước ấm để súc miệng nhằm hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây hại cho răng miệng.
- Một số lưu ý về chế độ ăn: Tráng đồ cứng, dai, quá nóng hay quá lạnh, không nên ăn nhiều đồ ngọt,… Đặc biệt, nên hạn chế sử dụng các chất kích thích như: rượu bia, thuốc lá, thuốc lào,…
- Trở lại nha khoa kiểm tra sớm nếu thấy tình trạng ê buốt, đau nhức sau lấy tủy kéo dài.
- Tái khám theo đúng lịch hẹn và kiểm tra răng miệng định kỳ 6 tháng/lần để kịp thời điều trị nếu có bất cứ vấn đề nào về răng miệng.
- Liên hệ ngay với bác sĩ hoặc nhanh chóng đến nha khoa nếu răng điều trị tủy bị bong mối hàn.
Điều trị tủy răng là một kỹ thuật quan trọng giúp hạn chế và tránh nhiều bệnh lý răng miệng nguy hiểm. Vậy nên, trước khi lấy tủy răng bạn cần tìm và lựa chọn một nha khoa uy tín để điều trị.
Trên đây là một số chia sẻ về lấy tủy răng là gì cùng một số thông tin hữu ích liên quan đến phương pháp điều trị tủy răng. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc gì hay muốn được tư vấn miễn phí, đừng ngại ngần hãy liên hệ ngay với Nha khoa Quốc tế Kaiyen theo số hotline: 081.333.6666. Kaiyen luôn sẵn sàng mang đến cho bạn những giải pháp điều trị tối ưu và an toàn!
NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYEN
- Facebook: https://www.facebook.com/nhakhoakaiyenclinic
- Hotline: 0813336666
- Địa chỉ: 99 Trần Não, phường An Khánh, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Tham vấn: Chuyên gia BS Nha Khoa KAIYEN