Lưu ý khi nhổ răng số 8 giúp nhanh lành thương, an toàn

Răng số 8 mọc ngầm, mọc lệch có tác động trực tiếp đến sức khỏe răng miệng và tác động tiêu cực đến sức khoẻ con người. Vì thế nhổ răng khôn là phương pháp được bác sĩ khuyến cáo nên thực hiện để ngăn ngừa các nguy cơ gây hại cho sức khỏe. 

Tuy nhiên, có rất nhiều người lo lắng về việc nhổ răng khôn ảnh hưởng đến dây thần kinh và có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm. Trong bài viết hôm nay, Nha khoa Quốc tế KAIYEN sẽ cung cấp một số kiến thức cần thiết và những lưu ý khi nhổ răng số 8 giúp bạn tự tin và giảm lo lắng khi nhổ răng khôn.

Lưu ý khi nhổ răng số 8 để ngăn ngừa biến chứng

Răng số 8 là răng gì? Khi nào cần nhổ răng 8?

Trước khi tìm hiểu các lưu ý khi nhổ răng số 8, bạn cần hiểu răng số 8 là gì? Răng số 8 hay còn có tên gọi khác là răng khôn. Đây là chiếc răng cuối cùng mọc lên trong khung hàm khi chúng ta đã trưởng thành, trong độ tuổi từ 17-25 tuổi.

Do răng 8 mọc muộn, khi các răng khác đã mọc đầy đủ nên khoảng trống cho răng 8 không nhiều nên rất dễ dẫn đến tình trạng răng khôn mọc lệch, mọc ngầm hoặc nhú lên một chút và bị lợi trùm gây đau nhức khó chịu.

Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng bắt buộc nhổ răng 8. Răng số 8 sẽ có chỉ định nhổ trong một số trường hợp sau:

  • Răng 8 mọc chèn ép răng 7 khiến bạn bị đau nhiều, nhiễm trùng nhiều lần, u nang,...
  • Trường hợp răng số 8 ngầm, chưa mọc nhưng hình ảnh X-quang cho thấy răng số 8 khi mọc có thể làm ảnh hưởng đến răng số 7. Bên cạnh đó răng số 8 mọc ngầm gây viêm lợi và đau nhức dai dẳng.
  • Hình dạng của răng khôn bất thường, hay làm dắt thức ăn dẫn đến nguy cơ sâu răng và viêm nha chu.
  • Răng khôn bị sâu hoặc mắc các bệnh lý về nha chu.
  • Trường hợp niềng răng, làm răng giả sẽ được chỉ định nhổ răng 8. 
  • Răng số 8 là nguyên nhân dẫn đến những bệnh lý toàn thân khác.

Răng số 8 là răng mọc cuối cùng trên cùng hàm, trong độ tuổi trưởng thành

Một số biến chứng có thể gặp phải khi nhổ răng 8

Nhiễm trùng và viêm ổ răng khôn

Vệ sinh và chăm sóc răng miệng không hợp lý sẽ gây ra viêm nhiễm. Hàm và lợi bị đau âm ỉ, bốc mùi hôi, dịch mủ trắng hoặc vàng tiết ra từ ổ răng khôn dẫn đến sốt cao, sưng đau kéo dài,...

Nhiễm khuẩn huyết

Ổ răng bị nhiễm khuẩn nếu không được điều trị ngay có thể dẫn đến nhiễm trùng máu với các triệu chứng như sốt cao, rét run, mạch nhanh.

Dây thần kinh liên quan bị tổn thương

Tê và ngứa vùng lưỡi, răng, môi dưới, nướu là biểu hiện khi dây thần kinh bị tổn thương do nhổ răng số 8. Để phòng tránh và hạn chế tối đa nguy cơ gặp phải các biến chứng sau nhổ răng 8, bạn cần phải kiểm tra và thăm khám một cách kỹ lưỡng trước khi phẫu thuật. Đồng thời tuân theo đúng hướng dẫn chăm sóc răng miệng, các lưu ý khi nhổ răng số 8 của bác sĩ.

Lưu ý khi nhổ răng số 8 để tránh những biến chứng nguy hiểm

Những kinh nghiệm và lưu ý khi nhổ răng số 8 dưới đây sẽ giúp quá trình nhổ răng khôn của bạn diễn ra dễ dàng và thuận lợi. Đồng thời hạn chế tối đa các rủi ro và biến chứng nguy hiểm.

Lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín

Các ca nhổ răng khôn khá khó và phức tạp, đặc biệt là răng khôn mọc lệch và mọc ngầm. Nó có thể đâm ra má, đâm vào răng số 7 hoặc chèn ép lên các dây thần kinh. Do đó, bạn nên lựa chọn một địa chỉ nha khoa uy tín, lành nghề để thực hiện nhổ răng an toàn, không biến chứng. 

Lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín để nhổ răng khôn

  • Thực hiện đầy đủ các xét nghiệm cần thiết trước khi nhổ răng khôn

Kiểm tra, thăm khám và làm đầy đủ các xét nghiệm cơ bản là một lưu ý khi nhổ răng số 8 rất cần thiết. Mục đích nhằm xác định tình trạng sức khỏe cơ thể, tình trạng máu để xác định nhổ răng khôn có nguy hiểm không. Bác sĩ sẽ đánh giá mức độ răng khôn mọc lệch để từ đó lên kế hoạch điều trị hiệu quả.

  • Lưu ý khi nhổ răng số 8 với chế độ ăn uống và nghỉ ngơi

Trong buổi thăm khám, bác sĩ thường khuyên bệnh nhân kiêng rượu, bia, thuốc lá vì chúng có thành phần khiến máu chảy nhiều, khó cầm máu. Đặc biệt, buổi tối trước hôm đi nhổ răng thì bạn cần ngủ đủ giấc để đảm bảo đủ sức khỏe và tinh thần thoải mái cho ca tiểu phẫu.

  • Chuẩn bị tâm lý sẵn sàng trước khi nhổ răng

Chuẩn bị tâm lý sẵn sàng cũng là một lưu ý khi nhổ răng số 8 rất cần thiết. Hãy thoải mái và đừng lo sợ bởi trước khi nhổ răng khôn bác sĩ sẽ gây tê và bạn sẽ không cảm thấy đau khi nhổ. Sau khi hết thuốc tê bạn cũng chỉ có cảm giác hơi ê nhức nhẹ. Vì vậy bạn không cần quá lo lắng!

Xem thêm:


Nhổ Răng Khôn Có Đau Không? Răng Khôn Khi Nào Nên Nhổ?

Nhổ Răng Khôn Hàm Trên Có Nguy Hiểm Không? Giá bao nhiêu?

Sau Khi Nhổ Răng Khôn Xong Nên Ăn Gì - Kiêng Gì?


Nhổ răng khôn làm gì để hết đau và nhanh lành thương?

1. Mới nhổ răng khôn nên làm gì để giảm đau nhanh chóng?

Để hạn chế những biến chứng sau khi nhổ răng 8 thì việc chăm sóc sức khỏe và răng miệng là điều rất quan trọng. Một số lưu ý ngay sau khi nhổ răng 8 bao gồm:

Những lưu ý khi nhổ răng khôn giúp giảm đau nhanh chóng

  • Cắn chặt bông gòn khoảng 30 phút sau khi nhổ răng khôn để cầm máu.
  • Hạn chế nói chuyện ngay sau khi nhổ răng vì điều này có thể khiến máu bị chảy nhiều hơn.
  • Trong 6 giờ đầu sau nhổ răng, không được khạc nhổ hay súc miệng.
  • Tránh chạm tay, đẩy lưỡng hoặc dùng vật khác chọc vào ổ răng khôn. Như vậy sẽ gây chảy máu, thậm chí là nhiễm trùng.
  • Uống thuốc giảm đau, chống phù nề, kháng viêm theo chỉ định của bác sĩ, đảm bảo đúng thời gian và liều lượng.
  • Chườm đá bên ngoài má để giảm sưng đau và cầm máu nhanh. Chườm 2 tiếng liên tục, mỗi lần chườm từ 10-20 phút.

2. Lưu ý khi nhổ răng số 8 giúp nhanh lành thương

  • Sau khoảng 6 tiếng nhổ răng, nên súc miệng nhẹ nhàng bằng nước muối ấm để sát khuẩn hiệu quả.
  • Sau 24 giờ kể từ khi nhổ răng, hãy nhẹ nhàng chải răng và lưỡi một cách cẩn thận, không đưa bàn chải đến gần vị trí chiếc răng bị nhổ.
  • Nhổ răng khôn nên kiêng gì cần tránh ăn những thực phẩm cay nóng, dai, cứng. Thay vào đó nên ăn các món để nguội, dạng mềm, lỏng như súp, cháo, bún mềm,… để hạn chế ăn nhai, tránh tác động đến vết mổ.
  • Nghỉ ngơi nhiều hơn, không hoạt động quá sức, không nên tham gia các hoạt động thể chất ít nhất trong 2 ngày sau khi nhổ răng. Khi nghỉ ngơi, gối cao đầu hơn một chút để đảm bảo dịch hoặc nước bọt không gây sặc cho bệnh nhân. Bên cạnh đó, cần cân bằng công việc, tránh rơi vào tình trạng stress.

Nghỉ ngơi hợp lý là lưu ý khi nhổ răng số 8 giúp nhanh lành thường

  • Đặc biệt lưu ý sau khi nhổ răng số 8, nếu gặp phải tình trạng chảy máu kéo dài hoặc xuất hiện triệu chứng sốt cao thì bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và xử lý kịp thời.

Nhổ răng khôn an toàn, không biến chứng tại nha khoa uy tín TP.HCM

Nhổ răng 8 là một thủ thuật phổ biến nhưng vẫn có thể tiềm ẩn một số nguy cơ nhất định nếu bạn lựa chọn sai nha khoa dẫn đến việc không biết những lưu ý khi nhổ răng số 8 ở trên. Chính vì vậy, bạn cần lựa chọn địa chỉ uy tín để thực hiện, đồng thời cần tuân thủ những lưu ý khi nhổ răng khôn theo chỉ định của bác sĩ để tránh rủi ro và các biến chứng nguy hiểm.

Một trong những địa chỉ nha khoa đáng tin cậy bạn nên lựa chọn để chăm sóc sức khỏe răng miệng cũng như thực hiện nhổ răng 8 đó là Nha khoa Quốc tế KAIYEN. Đây là nơi quy tụ đội ngũ bác sĩ Master học tập và đào tạo tại Mỹ và Anh Quốc. 

Khi đến KAIYEN nhổ răng khôn, bạn sẽ không còn sợ đau khi nhổ và không cần phải tự tìm hiểu những lưu ý khi nhổ răng số 8 nữa. Bởi bác sĩ sẽ căn dặn và nhắc nhở rất chi tiết trước và sau khi thực hiện nhổ. Bên cạnh đó, các máy móc thiết bị tại nha khoa rất hiện đại giúp cho việc thăm khám và điều trị các vấn đề về răng miệng hiệu quả chính xác và tối ưu.

Nhổ răng khôn tại Nha khoa Quốc tế KAIYEN

Hy vọng những lưu ý khi nhổ răng số 8 ở trên đã giúp bạn an tâm một phần nào trước khi thực hiện nhổ răng khôn, ngăn ngừa các biến chứng răng miệng cho mình. Nếu còn thắc mắc gì về răng khôn cũng như các vấn đề răng miệng, hãy liên hệ với Nha khoa Quốc tế KAIYEN theo địa chỉ dưới đây:

  • Facebook: https://www.facebook.com/nhakhoakaiyenclinic 
  • Hotline: 081.333.6666
  • Địa chỉ: 99 Trần Não, phường An Khánh, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

 

Tác giả:

Tham vấn: Chuyên gia BS Nha Khoa KAIYEN

Đặt lịch hẹn

THÔNG TIN CỦA QUÝ KHÁCH SẼ ĐƯỢC BẢO MẬT
Bài trước Bài sau

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

7 Cách cầm máu khi nhổ răng mà bạn nên biết

7 Cách cầm máu khi nhổ răng mà bạn nên biết

Quá trình nhổ răng gây ra tác động đến mạch máu và dây thần kinh xung quanh. Vì vậy, chảy máu và đau buốt là tình trạng thường gặp sau khi mới nhổ răng khôn. Vậy cách cầm máu khi nhổ răng khôn như thế nào? Đừng vội bỏ qua bài viết dưới đây để biết cách khắc phục nhanh chóng và hiệu quả nhé!Chảy máu khi nhổ răngRăng khôn mọc lệch không đúng vị trí gây ra ảnh hưởng đến hoạt động ăn uống và sức khỏe răng miệng. Vì vậy, nhiều người thường giải quyết bằng cách đến gặp bác sĩ và loại bỏ chúng.Thông thường, sau khi nhổ răng máu sẽ chảy rỉ rả từ khoảng 30 đến 60 phút hoặc lâu hơn là 1 đến 2 giờ, tùy vào cơ địa của mỗi người. Tuy nhiên nếu sau hơn một ngày mà tình trạng này vẫn không hết, hoặc sau nhổ răng 1 đến 2h mà thấy máu vẫn chảy đầy khoang miệng, ướt đẫm băng gạc thì bạn nên tìm gặp ngay bác sĩ để có biện pháp can thiệp kịp thời. Tránh trường hợp để máu chảy kéo dài dẫn đến nhiễm trùng và những biến chứng nguy hiểm khác.Nguyên nhân gây chảy máu sau khi nhổ răngMuốn biết cách cầm máu khi nhổ răng an toàn và hiệu quả thì bạn cần phải xác định được nguyên nhân tác động gây chảy máu. Chảy máu khi nhổ răng xuất phát từ những nguyên nhân sau đây:Nguyên nhân thông thườngGần răng bị nhổ thì mạch máu ở niêm mạc bị tổn thương. Khi răng nhổ ra khỏi ổ răng sẽ gây ra chảy máu.Máu có thể chảy từ màng xương và đôi khi có mạch máu lớn hơn bị đút cũng gây ra tình trạng chảy máu.Trường hợp chảy máu kéo dài xuất phát do mạch máu lớn bị đứt sau khi nhổ răng, vết rách rộng và bị nát làm cho máu lâu cầm. Đôi khi máu chảy kéo dài do vận động mạnh hoặc bị u máu xương hàm.Sau khi nhổ răng còn sót tổ chức hạt hay ở chóp chân răng cũng gây chảy máu.Nguyên nhân bất thườngPhía dưới chân răng vừa nhổ là 1 tổ chức nền có dấu hiệu bị viêm. Khi răng đã nhổ đi thì mạch máu giãn ra do thành mạch biến đổi gây chảy máu.Người mắc các hội chứng các bệnh liên quan đến Hemophilia, giảm tiểu cầu,… cùng dễ bị chảy máu lâu hơn người bình thường.Bên cạnh đó thì nếu bạn bị thiếu vitamin C, người phải uống thuốc chống đông máu, phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt cũng dễ chảy máu kéo dài khi nhổ răng xong. Vì vậy việc cầm máu sau khi nhổ tương đối vất vả và nguy hiểm.7 cách cầm máu khi nhổ răng khônCố định băng gạc đúng vị trí:Để cầm máu khi nhổ răng khôn, bác sĩ sẽ đặt một miếng băng gạc vô trùng vào vị trí vừa nhổ răng và dặn bạn cắn chặt vào miếng băng gạc đó. Máu ở vết thương sẽ được thấm từ từ và sẽ đông lại nhanh hơn. Vì vậy khi về đến nhà, bạn có thể thực hiện cách này như sau:Lấy một miếng gạch sạch cuộn tròn hoặc gấp lại thành hình vuông sao cho vừa khít với ổ răng.Đặt miếng gạc vào vị trí răng vừa nhổ, và cố định chắc chắn bằng cách cắn chặt giữ trong khoảng 45 đến 60 phút. Việc này sẽ tạo áp lực lên ổ răng nên có thể ngăn được tình trạng chảy máu ở các mao mạch nhỏ.Không tác động đến cục máu đông:Trong 24 giờ đầu sau khi nhổ răng, bạn nên hạn chế việc tác động đến cục máu đông. Vì chúng có vai trò quan trọng giúp cầm máu và hồi phục vết thương. Vì vậy, bạn nên kiêng kỵ các thói quen dưới đây:Không nên khạc nhổ, súc miệng mạnh.Không nên vận động mạnh, ăn đồ ăn cứng.Không sử dụng ống hút hoặc tay, lưỡi chạm vào vị trí nhổ răng.Không nên chơi các loại nhạc cụ như kèn, sáo,…Cách cầm máu khi nhổ răng: Nghỉ ngơi đầy đủ Cách cầm máu khi nhổ răng là hãy nghỉ ngơi đầy đủ. Việc nghỉ ngơi sẽ giúp bạn có tình thần thoải mái, tạo điều kiện cho vết thương mau lành. Việc nằm lòng các nguyên tắc sau và thực hiện ít nhất 1 đến 2 ngày sau khi nhổ răng sẽ giúp bạn cầm máu hiệu quả:Không nên làm việc nặng hoặc tập thể dục quá sứcKhông nên cúi người hoặc khiêng đồ vật nặngKê gối nằm cao hơn tim trong lúc ngủ hoặc nghỉ ngơi sẽ giúp cho huyết áp ổn định và kiểm soát chảy máu.Vệ sinh răng miệng đúng cáchVậy vệ sinh răng miệng thế nào để cầm máu khi nhổ răng? Trong khoảng 1 đến 2 ngày đầu, bạn nên súc miệng bằng nước muối sinh lý để làm sạch răng miệng và giúp vết thương nhanh lành.Vào những ngày sau thì bạn nên đánh răng bằng bàn chải lông mềm, đánh nhẹ nhàng và tránh động chạm đến vị trí nhổ răng.Không hút thuốc sau khi nhổ răngMột cách cầm máu khi nhổ răng cho người có thói quen hút thuốc lá mà chuyên gia khuyến cáo là hãy bỏ thói quen hút thuốc trong khoảng 2 ngày. Để vết thương sau nhổ răng được nhanh lành, bạn tuyệt đối không được hút thuốc. Nguyên nhân là bởi vì việc hút thuốc sẽ khiến cho bạn gặp nhiều biến chứng hơn sau khi nhổ răng, làm cho vết thương chảy máu nhiều hơn. Vì vậy nếu bạn có thói quen này, bạn hãy cố gắng tránh hút thuốc ít nhất 48 giờ sau khi nhổ răng nhé!Hãy ăn uống hợp lýViệc thực hiện chế độ ăn uống hợp lý sau khi nhổ răng sẽ hỗ trợ hình thành cục máu đông giúp cho vết thương nhanh lành. “Bỏ túi” ngay các điều cần nhớ để xây dựng chế độ ăn hợp lý sau khi nhổ răng:Chỉ ăn thức ăn dạng lỏng hoặc mềm ít nhất 24 giờ đầu tiên sau khi nhổ răng.Không được nhai kẹo cao su và uống rượu bia.Nên nhai nhẹ nhàng, chậm rãi và kỹ.Tránh ăn thức ăn cứng hoặc giòn vì có thể làm tổn thương đến vết thương nơi vị trí nhổ răng và gây ra chảy máu trầm trọng.Tránh các thực phẩm nóng và lạnh. Nên ăn đồ ăn mềm, dễ nhai.Thăm khám bác sĩ:Sau khi bạn áp dụng các biện pháp trên mà tình trạng máu vẫn chảy kéo dài thì bạn nên tìm ngay bác sĩ để chẩn đoán nguyên nhân và đề ra phương pháp xử lý phù hợp:Trường hợp chảy máu do rách nướu, vỡ ổ xương thì bác sĩ sẽ giúp bạn rửa sạch, khâu lại miệng vết thương.Nếu sót chân răng, tổ chức viêm thì bạn cần được nạo bỏ hết các phần này, rửa sạch và cắn gạc để hạn chế viêm nhiễm.Đối với tình trạng chảy máu do bị đứt mạch thì bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện tiểu phẫu để thắt lại mạch máu.Cách đề phòng chảy máu khi nhổ răngNhằm tránh tình trạng chảy máu kéo dài cũng như giúp cầm máu nhanh chóng khi nhổ răng thì điều tiên quyết là bạn cần chọn đúng địa chỉ nha khoa uy tín, chất lượng, trang thiết bị thăm khám hiện đại và đặc biệt quy tụ đội ngũ bác sĩ có tay nghề giỏi, nhiều kinh nghiệm và đủ bản lĩnh kiểm soát mọi khủng hoảng phát sinh trong quá trình chữa trị.Hiện tại Nha Khoa Quốc Tế KAIYEN là địa chỉ đáp ứng đủ mọi tiêu chí khắt khe nhất. Không những có được đội ngũ bác sĩ trình độ cao, kinh nghiệm tốt mà còn trang bị hệ thống máy móc đạt chuẩn, vượt qua mọi sự kiểm định khắt khe của Bộ Y Tế nên chắc chắn sẽ mang đến cho bạn kết quả phục hình an toàn, nhanh chóng nhất.Đặc biệt tại đây còn luôn đi đầu về việc áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến nhổ răng không đau để giúp cho mọi khách hàng loại trừ tối đa sựi lo lắng trong suốt quá trình nhổ răng như máu không đông, chảy máu kéo dài,… với chi phí hợp lý.Một số lưu ý sau khi nhổ răng cần biếtNgoài việc lựa chọn một địa chỉ nhổ răng uy tín thì bạn cũng cần nắm một số lưu ý sau đây để việc hồi phục sau nhổ răng đạt hiệu quả cao.Sau 24h đầu tiên nhổ răng, nhất là răng hàm hoặc răng khôn thì bạn nên nghỉ ngơi, tránh làm việc quá sức.Bổ sung nhiều nước thường xuyênTrường hợp răng khó nhổ, phải đào ngoáy sâu xuống và có khâu thì bạn hãy đến nha khoa để cắt chỉ theo đúng lịch hẹn.Nếu phát sinh bất kỳ các biến chứng nào cần liên hệ ngay với bác sĩ tư vấn hay đi thăm khám trực tiếp sau khi nhổ.Thường thì khi nhổ răng xong hay bị đau nhức và sưng lớn. Muốn giảm sưng nhanh chóng thì bạn có thể sử dụng túi lạnh để chườm vùng má bên ngoài vị trí nhổ răng cho ngày đầu. Những ngày sau có thể đắp chườm khăn ấm để giảm sưng, tan máu tụ.Việc cầm máu khi nhổ răng tưởng chừng như đơn giản nhưng mà không phải ai cũng có thể biết được cách cầm máu sao cho an toàn và hiệu quả. Trường hợp sau khi nhổ răng mà máu chảy quá nhiều, liên tục khó cầm thì bạn hãy di chuyển đến nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám và khắc phục kịp thời.THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYENFacebook: https://www.facebook.com/nhakhoakaiyenclinicWebsite: https://kaiyennhakhoa.com/Hotline: 0813336666Địa chỉ: 99 Trần Não, phường An Khánh, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Xem thêm
Hướng dẫn cách làm sạch lưỡi đúng cách tại nhà

Hướng dẫn cách làm sạch lưỡi đúng cách tại nhà

Có rất ít người quan tâm việc vệ sinh và làm sạch lưỡi mỗi ngày. Đây là nguyên nhân khiến cho hơi thở có mùi và gặp các bệnh lý về lưỡi. Trong bài viết này, hãy cùng Nha Khoa Quốc Tế KAIYEN tìm hiểu về cách làm sạch lưỡi đúng cách tại nhà để giữ hơi thở luôn thơm mát.Tại sao cần vệ sinh lưỡi?Không chỉ răng và lợi, lưỡi cũng là nơi có nhiều vi khuẩn gây hại cùng nhiều hợp chất dễ bám từ thực phẩm chúng ta ăn uống hàng ngày. Cách làm sạch lưỡi đúng cách là bước không thể thiếu khi vệ sinh răng miệng mỗi ngày, giúp bạn có hơi thở thơm mát và phòng ngừa các bệnh lý về lưỡi. Mặc dù vậy, không thực sự nhiều người làm đúng bước vệ sinh lưỡi, thậm chí bỏ qua việc vệ sinh lưỡi. Các nghiên cứu đã chỉ ra, thói quen vệ sinh lưỡi thường xuyên sẽ mang lại cho bạn nhiều lợi ích như:Giảm các bệnh răng miệng và mùi hôi miệngThói quen vệ sinh lưỡi giúp loại bỏ đáng kể vi khuẩn có hại trên bề mặt lưỡi. Vi khuẩn này chính là nguyên nhân gây ra các bệnh lý về răng miệng và mùi hôi khó chịu.Giảm hợp chất gây hôi miệngCác hợp chất có mùi, có màu thường bám nhiều trên bề mặt của lưỡi khi chúng ta ăn uống hàng ngày nhưng do màu sắc của lưỡi mà ít người nhận thấy được. Chất volatile là chất gây ra mùi hôi miệng, bám nhiều trên lưỡi. Bạn có thể loại bỏ đến 75% chất này khi dùng nạo lưỡi đúng cách hoặc 45% khi dùng đến bàn chải đánh răng.Giảm mảng bám ở lưỡiThực tế lưỡi cũng có mảng bám, sử dụng bàn chải đánh răng hoặc dụng cụ chải lưỡi chuyên dụng đều có tác dụng loại bỏ mảng bám. Nếu bạn không có thói quen này, thức ăn thừa và các hợp chất có thể bám chặt lên lưỡi của bạn tạo ra mảng bám màu trắng là nguyên nhân gây ra hôi miệng và bệnh nấm lưỡi.Mang lại cảm giác dễ chịu, sạch sẽNgười có thói quen vệ sinh lưỡi hàng ngày sẽ cảm giác sảng khoái, tươi mới, sạch sẽ và từ đó trở nên tự tin hơn.Giúp bạn cảm nhận hương vị đồ ăn tốt hơnVệ sinh lưỡi giúp loại bỏ các mảng bám và vi khuẩn trên lưỡi, giúp bạn cảm nhận tốt hơn hương vị của món ăn, đặc biệt là các món ăn chứa đường và acid citric. Do đó, bạn có thể ăn ngon miệng và cảm thấy hạnh phúc hơn mỗi ngày.Với những lợi ích mang lại, nếu bạn không có thói quen vệ sinh lưỡi hoặc đang vệ sinh lưỡi không đúng cách, hãy tìm hiểu cách làm sạch lưỡi được các chuyên gia chia sẻ dưới đây.Hướng dẫn cách làm sạch lưỡi đúng cách tại nhàCách làm sạch lưỡi bằng dụng cụ cạo lưỡiCách làm sạch lưỡi bằng dụng cụ chuyên dụng được đánh giá có hiệu quả làm sạch cao nhất. Cách làm này giúp lưỡi được làm sạch tốt hơn so với việc dùng bàn chải hay nước súc miệng. Dụng cụ nạo lưỡi thường được làm bằng nhựa và kim loại có nhiều kiểu dáng khác nhau, để lựa chọn phù hợp với từng người. Sử dụng hàng ngày 1 đến 2 lần sau khi đánh răng theo các bước sau đây:Đưa lưỡi ra bên ngoài càng nhiều càng tốt.Đưa dụng cụ vào vị trí cuống lưỡi.Thực hiện cạo lưỡi để loại bỏ các mảng bám từ cuống lưỡi về phía đầu lưỡi.Rửa sạch dụng cụ bằng nước ấm.Loại bỏ nước bọt và chất còn sót lại trong khoang miệng.Thực hiện lặp lại các bước trên từ 2 đến 5 lần cho đến khi thấy lưỡi sạch sẽ.Lưu ý: Dụng cụ cạo lưỡi có thể là nơi chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh nếu không vệ sinh sạch sẽ. Do đó, cần rửa sạch dụng cụ cạo lưỡi sau khi vệ sinh xong, để nơi khô ráo cho lần dùng tiếp theo.Cách làm sạch lưỡi bằng bàn chải đánh răngMặc dù mức độ làm sạch không thể bằng dụng cụ cạo lưỡi chuyên dụng, nhưng việc sử dụng bàn chải đánh răng để làm sạch lưỡi hàng ngày lại tiện lợi và dễ thực hiện hơn nên được nhiều người áp dụng.Cách thực hiện như sau:Lựa chọn loại bàn chải lông mềm.Đặt lưỡi ra ngoài càng nhiều càng tốt.Đặt bàn chải ở cuống lưỡi.Chải nhẹ nhàng dọc theo lưỡi.Súc miệng để loại bỏ hết nước bọt và cặn bẩn, rửa lại bàn chải với nước sạch.Dùng nước súc miệngSau khi đánh răng, bạn có thể dùng nước súc miệng chứa các thành phần làm sạch, giảm hôi miệng và mang lại hơi thở thơm mát dễ chịu. Nên chọn loại nước súc miệng phù hợp với mục đích, tình trạng răng miệng của bạn. Có thể nhờ bác sĩ tư vấn thêm các loại nước súc miệng phù hợp để đem lại hiệu quả cao.Bao lâu nên vệ sinh lưỡi?Tương tự như việc đánh răng, bạn nên vệ sinh lưỡi khoảng 2 lần/ngày và nên làm mỗi ngày. Nếu không vi khuẩn và mảng bám sẽ tích tụ, tồn đọng ngày càng nhiều trên lưỡi, khiến cho hơi thở có mùi hôi và vị giác bị ảnh hưởng.Lưu ý cần biết khi làm sạch lưỡi tại nhàKhi đã biết cách làm sạch lưỡi đúng cách, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:Thay và vệ sinh dụng cụ cạo lưỡiCũng như bàn chải đánh răng, bạn nên thay mới dụng cụ cạo lưỡi định kỳ 3 tháng/lần. Ngoài ra, sau mỗi lần sử dụng nên vệ sinh sạch sẽ, bảo quản dụng cụ nơi khô ráo để hạn chế vi khuẩn gây bệnh từ môi trường bên ngoài.Vệ sinh lưỡi nhẹ nhàngKhi vệ sinh lưỡi, bạn nên thực hiện nhẹ nhàng để loại bỏ mảng bám, vi khuẩn. Không nên thực hiện với lực quá mạnh vì có thể gây truầy xước, chảy máu. Từ đó, tạo ra các rãnh rất xấu trên lưỡi và có thể gây viêm nhiễm.Nếu thấy lưỡi bị tổn thương, hãy ngừng việc làm sạch lưỡi trong một vài ngày và tránh ăn thức ăn có nhiều gia vị. Sau thời gian này, hãy thử cạo lưỡi nhẹ nhàng hơn.Tạo thói quen vệ sinh lưỡiBạn nên tạo cho mình thói quen vệ sinh lưỡi 2 lần mỗi ngày. Bởi nếu không thường xuyên làm sạch lưỡi sẽ khiến cho vi khuẩn liên tục tích tụ trên bề mặt lưỡi và dẫn đến các bệnh lý về răng miệng.Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp đầy đủ các thông tin về hướng dẫn cách làm sạch lưỡi đúng cách, giúp mọi người phòng ngừa các bệnh lý răng miệng cũng như giúp bạn luôn tự tin khi giao tiếp.THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYENFacebook: https://www.facebook.com/nhakhoakaiyenclinic Website: https://kaiyennhakhoa.com/Hotline: 0813336666Địa chỉ: 99 Trần Não, phường An Khánh, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Xem thêm
Tại sao bị khô miệng khi ngủ dậy và cách điều trị

Tại sao bị khô miệng khi ngủ dậy và cách điều trị

Sau khi ngủ dậy bị khô miệng là tình trạng nhiều người gặp phải và khiến bạn cảm thấy khó chịu. Vậy nguyên nhân gây khô miệng khi ngủ dậy là gì, cách điều trị nào hiệu quả. Chúng ta hãy cùng Nha Khoa Quốc Tế KAIYEN tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé.Khô miệng khi ngủ dậy là gì?Nước bọt trong miệng có chức năng giúp trung hòa axit do vi khuẩn sản sinh, rửa trôi thức ăn, đồng thời hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây ra các bệnh lý về miệng. Nước bọt còn giúp kích thích tăng vị giác, giúp hoạt động nhai nuốt trở nên thuận lợi hơn, đặc biệt nước bọt còn tiết ra enzym giúp hỗ trợ tiêu hóa.Khô miệng khi ngủ dậy là tình trạng tuyến nước bọt không điều tiết đủ nước bọt để giữ cho khoang miệng ẩm ướt. Ngoài ra, miệng bạn còn xuất hiện thêm một số hiện tượng khác như khát nước, khô môi, khô cổ họng, hơi thở có mùi, đau họng…Tại sao bị khô miệng khi ngủ dậy?Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng khô miệng khi ngủ dậy, nphổ biến nhất là các nguyên nhân sau đây:Thở bằng miệngThở bằng miệng do ngủ ngáy, do nghẹt mũi hay do mắc các bệnh lý nguy hiểm như chứng ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ có thể là nguyên nhân khiến bạn bị khô miệng khi ngủ dậy. Vì vậy, nếu thường xuyên gặp phải tình trạng này, bạn cần sớm đến thăm khám bác sĩ để phát hiện ra nguyên nhân và điều trị kịp thời.Cơ thể thiếu nướcNếu bạn không uống đủ 2 lít nước mỗi ngày thì việc trao đổi chất và việc bài tiết trong cơ thể có thể bị ngưng trệ. Điều này khiến cho lượng nước được cung cấp vào cơ thể đều được huy động để dùng cho quá trình này.Sáng ngủ dậy bị khô miệng vì tuyến nước bọt không đủ để đảm nhận vai trò của nó. Nếu bạn bị tiêu chảy, mồ hôi ra nhiều, sốt cao,… cũng gây mất nước và khô miệng.Tuổi tácỞ người cao tuổi, hệ bài tiết thường bị suy giảm kết hợp với đó là dùng nhiều loại thuốc dễ gây tình trạng sáng ngủ dậy bị khô miệng.Dây thần kinh bị tổn thươngNếu dây thần kinh não bộ bị tổn thương do tác động nào đó, khiến cho hoạt động tiết nước bọt trở nên gián đoạn và gây ra khô miệng khi ngủ dậy. Tác dụng phụ của một vài loại thuốcTình trạng khô miệng khi ngủ dậy có thể là do tác dụng phụ của một số loại thuốc, đặc biệt là các loại thuốc điều trị các bệnh như cao huyết áp, tiêu chảy, đau dây thần kinh, trầm cảm,…Mắc một số bệnh lýBạn không nên chủ quan khi bị khô miệng vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo cho các bệnh lý như: đột quỵ, trào ngược dạ dày, thực quản,…Điều trị ung thưCác phương pháp điều trị ung thư vùng đầu và cổ như xạ trị, hóa trị có thể làm cho tuyến nước bọt bị tổn thương, dẫn đến tình trạng khô miệng kéo dài. Bị khô miệng khi ngủ dậy do điều trị ung thư có thể xuất hiện sau khi bệnh nhân bắt đầu điều trị hoặc là sau một vài tháng, vài năm.Một số nguyên nhân khácBên cạnh các nguyên nhân kể trên, chứng khô miệng sau khi ngủ dậy cũng có thể là do:Thường xuyên hút thuốc láUống rượu bia nhiều vào buổi tốiLối sống không lành mạnhPhụ nữ đang mang thaiKhô miệng khi ngủ dậy có nguy hiểm không?Hầu hết chúng ta đều không quan tâm hoặc quan tâm nhưng không nhiều đến tình trạng khô miệng sau khi ngủ dậy mà không biết rằng ẩn sau nó có thể tiềm ẩn các mối nguy hại cho sức khỏe của chính mình. Khô miệng hay đi kèm với tình trạng ít nước bọt. Trong khi đó, tuyến nước bọt đóng vai trò quan trọng như: giúp cảm nhận mùi vị, giúp tiêu hóa thức ăn trở nên dễ hơn, trung hòa axit có trong thức ăn ở khoang miệng, ngăn ngừa sự hình thành các mảng bám ở nướu, giúp vi khuẩn không tấn công men răng,... Nếu lượng nước bọt không được cung cấp đủ thì dễ làm miệng bị khô, hôi miệng ảnh hưởng đến tâm lý, sự tự tin khi giao tiếp. Nguyên nhân gây khô miệng khi ngủ dậy có thể xuất phát từ các bệnh lý trong cơ thể như viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày,... Nếu không được điều trị, các bệnh lý này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe. Ngoài ra, người bị khô miệng do thói quen thở bằng miệng nếu cứ tiếp tục tình trạng này sẽ rất dễ mắc những bệnh lý đường hô hấp.Biện pháp khắc phục tình trạng khô miệng khi ngủ dậyCác biện pháp hỗ trợ và khắc phục tình trạng khô miệng sau khi ngủ dậy:Uống đủ nước mỗi ngày, đồng thời tăng cường đồ ăn có tính mát như trái cây, rau xanh…Vệ sinh răng miệng đúng cách và sạch sẽ nhằm loại bỏ các mảng bám trên răng.Việc khô miệng khi ngủ dậy xuất phát từ các thói quen xấu thì bạn nên xem xét và thay đổi để dần có thói quen tích cực, giữ sức khỏe răng miệng được tốt hơn.Nếu tình trạng khô miệng chỉ diễn ra vài ngày thì không cần quá đáng lo ngại, nó xuất phát từ sự tác động bên ngoài, chỉ cần điều trị vào yếu tố tác động nên tình trạng này sẽ được khắc phục ngay. Ngược lại, nếu khô miệng kéo dài thì bạn không nên chủ quan, cần đến bác sĩ chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân gây khô miệng là gì để có biện pháp xử lý triệt để.Nếu khô miệng xuất phát từ bệnh lý trong cơ thể thì cần phải điều trị dứt điểm để giúp khắc phục tình trạng này, đồng thời cải thiện sức khỏe tốt hơn.Như vậy, chúng tôi đã giải đáp các nguyên nhân gây khô miệng khi ngủ dậy, đồng thời có các biện pháp khắc phục tình trạng này hiệu quả, nhằm giúp cải thiện tình trạng sức khỏe răng miệng và sức khỏe tổng quát được tốt hơn.THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYENFacebook: https://www.facebook.com/nhakhoakaiyenclinic Website: https://kaiyennhakhoa.com/Hotline: 0813336666Địa chỉ: 99 Trần Não, phường An Khánh, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Xem thêm
Đắng miệng khi ngủ dậy là bệnh gì? Nguyên nhân và cách khắc phục

Đắng miệng khi ngủ dậy là bệnh gì? Nguyên nhân và cách khắc phục

Khi ngủ dậy bạn thường bị đắng miệng, vị đắng này thường rất lâu tan và khiến cho bạn cảm thấy khó chịu. Vậy đắng miệng khi ngủ dậy là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Cách khắc phục đắng miệng ra sao cho hiệu quả.Đắng miệng khi ngủ dậy là bệnh gì?Đắng miệng là hiện tượng thay đổi vị giác, cảm nhận có vị đắng trong khoang miệng. Thông thường thì đây là phản ứng bình thường khi ăn đồ ăn có vị chua cay hay vị đắng. Tuy nhiên nếu loại trừ nguyên nhân do thực phẩm và tình trạng đắng miệng khi ngủ dậy kéo dài thì có thể là dấu hiệu của bệnh lý.Miệng đắng khi ngủ dậy có thể đi kèm theo các tình trạng như:Cảm giác đắng ở cổ họng.Chán ăn.Miệng có mùi hôi, bị nhạt miệng. Cơ thể mệt mỏi. Thậm chí nhiều trường hợp không thể nếm được các mùi vị khác, kể cả đánh răng rồi vẫn cảm thấy miệng hơi đắng. Nguyên nhân bị đắng miệng khi ngủ dậyChăm sóc răng miệng kémVệ sinh răng miệng kém tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây ra tình trạng đắng miệng và gia tăng nguy cơ sâu răng, nhiễm trùng, các bệnh về nướu…Bị khô miệngBệnh nhân bị khô miệng vi khuẩn hoạt động mạnh mẽ hơn cũng gây ra đắng miệng. Nhiều trường hợp bị tiêu chảy, nôn nhiều cũng sẽ bị đắng miệng.Do đang mang thaiCác chị em mang bầu đôi khi cũng sẽ cảm thấy bị đắng miệng. Đây là do nội tiết tố trong cơ thể thay đổi, ảnh hưởng đến vị giác. Thai phụ cảm thấy miệng có vị đắng, vị kim loại hay mùi tanh. Tuy nhiên tình trạng đắng miệng khi mang thai này đa số sẽ biến mất sau khi sinh.Hội chứng miệng bỏng rátMột số người mắc hội chứng miệng bỏng rát cảm giác tương tự như ăn ớt cay và kèm theo đó là hôi miệng hay miệng có vị đắng. Tình trạng này xảy ra trong một khoảng thời gian ngắn hoặc có thể trở thành bệnh mạn tính.Trào ngược dạ dày thực quảnTrào ngược dạ dày thực quản là do cơ vòng ở đầu dạ dày bị yếu theo thời gian hay do chế độ sinh hoạt kém khoa học. Khi này acid dạ dày có thể trào lên thực quản. Bạn sẽ cảm thấy như có lửa ở vùng ngực, bụng đồng thời miệng xuất hiện vị chua đắng. Suy giảm chức năng ganTheo Đông y, khi gan và mật bị rối loạn có thể gây tình trạng đắng miệng kèm theo đau tức hông sườn và tiêu hóa kém. Trường hợp gan nhiễm mỡ, viêm gan cấp và mãn tính, suy giảm chức năng gan do làm việc quá tải cũng gây ra đắng miệng. Rối loạn tiêu hóaNhững người bị rối loạn tiêu hóa kéo dài cũng có thể bị vị đắng nhẹ trong miệng. Một số người bị hôi miệng và có cảm giác như có vị kim loại trong miệng. Trào ngược dịch mậtDịch mật được sản xuất ở gan và túi mật tiêu hóa chất béo và loại bỏ tế bào hồng cầu chết. Khi môn vị bị tổn thương dẫn đến dịch mật trào ngược lên dạ dày, thực quản sẽ làm bạn cảm thấy có vị đắng trong miệng.Đang dùng một số loại thuốc Một số thuốc cũng có vị đắng hơn so với các thuốc khác. Và vị đắng hóa chất này sẽ tiết vào nước bọt gây ra đắng miệng. Có thể kể đến như Tetracyclin, các vitamin chứa kẽm, sắt, một số loại thuốc tim mạch như Digoxin…Bệnh tiểu đườngBệnh tiểu đường khiến cơ thể của bạn thường xuyên thiếu nước. Khô miệng là biểu hiện của bệnh tiểu đường, đặc biệt là khô miệng vào nửa đêm khiến cho miệng hôi và đắng.Bệnh tiểu đường cần được kiểm soát sớm để tránh xay ra các biến chứng nghiêm trọng. Do đó nếu có dấu hiệu khát nước thường xuyên, khô miệng về đêm, tiểu nhiều, sụt cân,…, bạn cần nghi ngờ đến bệnh tiểu đường.Thiếu vitaminVitamin là dưỡng chất giúp cho cơ thể hoạt động bình thường, điều hòa các hoạt động của các cơ quan, trong đó có chức năng cảm nhận mùi vị. Nếu cơ thể bị thiếu hụt vitamin, miệng sẽ có cảm giác có vị đắng.Hút thuốc láCác thành phần có trong khói thuốc có thể gây ảnh hưởng tới khả năng cảm nhận mùi vị, dẫn đến vị đắng trong miệng. Thuốc lá có thể kéo theo tình trạng bệnh lý nguy hiểm như ung thư phổi, viêm phổi, và khiến cho hàm răng trở nên kém thẩm mỹ do mảng bám cao răng, hơi thở có mùi hôi,…Đắng miệng khi ngủ dậy điều trị ra sao?Để có thể điều trị dứt điểm tình trạng đắng miệng khi ngủ dậy, bạn cần làm rõ nguyên nhân gây bệnh. Trường hợp chưa thể đi khám ngay, bạn có thể thử một số cách sau:Vệ sinh răng miệng sạch sẽ mỗi ngàyĐánh răng mỗi ngày giúp ngăn ngừa sự tích tụ của vi khuẩn và loại bỏ đắng trong miệng. Đánh răng đủ 2 - 3 phút để bảo đảm loại sạch vi khuẩn và các mảng bám và thức ăn sót lại. Bên cạnh đó, hãy dùng tăm nước hay chỉ nha khoa để làm sạch sâu các kẽ răng. Đừng quên chải lưỡi khi đánh răng. Rất nhiều người bỏ qua việc chải lưỡi mà chỉ chú ý việc đánh răng. Đây là điều hết sức sai lầm, vì bản thân lưỡi cũng là nơi lý tưởng của vi khuẩn có thể dẫn đến đắng miệng khi ngủ dậy.Chú ý chế độ dinh dưỡngUống đủ nước, hạn chế uống trà cà phê: Uông đủ ít nhất 02 lít nước mỗi ngày để tránh khô miệng - một trong những nguyên nhân gây đắng miệng. Tránh các yếu tố gây trào ngược dạ dày, thực quản: Hạn chế các món ăn cay, nóng có thể gây ra ảnh hưởng đến dạ dày. Loại bỏ ngay các thói quen xấu như thức khuya, nhịn ăn hoặc ăn quá no để giữ cho dạ dày luôn khỏe mạnh.Nhai kẹo singum giúp trị đắng miệng: Nhai kẹo cao su không đường là một biện pháp để lấn át ngay lập tức vị đắng trong miệng. Tuy nhiên đây chỉ là giải pháp tình thế, bạn cần tìm hiểu nguyên nhân để loại bỏ tình trạng đắng miệng triệt để. Ăn các trái cây có vị chua nhẹ: Trường hợp đắng miệng không phải do trào ngược dạ dày thực quản, việc ăn một trái cây chua như cam, chanh, bưởi cũng có thể giúp kích thích vị giác. Đồng thời vị chua cũng giúp làm sạch vị đắng trong miệng. Sử dụng nước súc miệngBạn có thể súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng kháng khuẩn để có thể làm sạch khoang miệng, giảm cảm giác đắng miệng và hơi thở có mùi. Các loại nước súc miệng từ thảo dược thiên nhiên thường phát huy hiệu quả tốt nhất.Trên đây là toàn bộ thông tin để giải đáp cho câu hỏi: "Đắng miệng khi ngủ dậy là bệnh gì?". Hy vọng thông qua bài viết này, bạn sẽ biết cách chăm sóc tốt cho sức khỏe bạn thân để tránh được tình trạng này. THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYENFacebook: https://www.facebook.com/nhakhoakaiyenclinic Website: https://kaiyennhakhoa.com/Hotline: 0813336666Địa chỉ: 99 Trần Não, phường An Khánh, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Xem thêm
Thói quen khiến răng xỉn màu, ố vàng mà bạn cần phải biết

Thói quen khiến răng xỉn màu, ố vàng mà bạn cần phải biết

Răng bị xỉn màu không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng mà còn ảnh hưởng lớn đến vấn đề thẩm mỹ. Biết được các thói quen khiến răng xỉn màu sẽ giúp bạn điều trị, tránh được nguy cơ và xử trí kịp thời.Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta dễ mắc các thói quen tưởng chừng như vô hại nhưng lại có thể khiến cho răng trở nên xỉn màu và ố vàng. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu các thói quen khiến răng xỉn màu mà bạn nên tránh để bảo vệ nụ cười và duy trì hàm răng trắng sáng lâu dài.Các thói quen khiến răng xỉn màu, ố vàngUống nhiều trà, cà phê, đồ uống sẫm màuThường xuyên uống cà phê là một nguyên nhân hàng đầu gây ra xỉn màu cho răng. Màu sắc từ cà phê dễ dàng bám vào răng và tạo ra các vết ố vàng. Trà, đặc biệt là trà đen, và rượu vang đỏ cũng chứa tanin, một hợp chất có thể làm tăng nguy cơ xỉn màu cho răng. Những đồ uống này không chỉ làm thay đổi màu sắc của răng mà còn làm tổn hại men răng, dẫn đến các vấn đề răng miệng khác.Trẻ bị sâu răng, sún răng Nhiều trường hợp răng sữa của bé bị xỉn màu do bé sâu răng, sún răng. Tình trạng này chủ yếu là do trẻ còn nhỏ chưa có ý thức bảo vệ răng miệng, đồng thời cha mẹ không hướng dẫn con cách vệ sinh răng đúng cách. Chải răng quá nhanhViệc vệ sinh răng miệng không đúng cách cũng là nguyên nhân chính dẫn đến răng xỉn màu và sâu răng. Các thói quen chăm sóc răng miệng không đầy đủ hoặc không đúng phương pháp có thể làm các mảng bám tích tụ trên bề mặt răng, gây xỉn màu và các vấn đề sức khỏe khác. Để duy trì sự trắng sáng của răng và bảo vệ sức khỏe răng miệng, hãy tránh các sai lầm phổ biến sau đây:Một lỗi phổ biến nữa là chải răng quá nhanh, điều này không loại bỏ hoàn toàn các mảng bám và vi khuẩn. Để đạt hiệu quả cao bạn nên chải răng trong khoảng 2 - 3 phút. Chỉ đánh răng một lần trong ngàyĐể duy trì sức khỏe răng miệng, bạn nên đánh răng hai lần mỗi ngày, vào buổi sáng và tối. Sau mỗi bữa ăn hoặc khi dùng thực phẩm và đồ uống gây xỉn màu, bạn nên đánh răng để ngăn ngừa sự hình thành của các mảng bám và bảo vệ màu sắc tự nhiên của răng.Tác dụng phụ của thuốc kháng sinhMột số loại thuốc kháng sinh như Tetracycline, Histamin, Doxycycline,… có tác dụng phụ khiến cho răng bị xỉn màu. Khi này, bạn có thể nhận biết răng có dấu hiệu nhiễm màu từ trong mô răng với nhiều mức độ như ố vàng nhẹ, vàng loang lổ,....Thực hiện vệ sinh răng miệng không đúng cáchThói quen vệ sinh răng miệng không đúng cách hoặc lười đánh răng khiến cho mảng bám hình thành trên răng. Từ đó khiến cho bề mặt răng mất đi độ trắng sáng và dần ngả vàng. Các mảng bám còn tạo điều kiện để cho vi khuẩn tấn công và gây ra các bệnh lý răng miệng. Đặc biệt là bệnh sâu răng khiến cho răng chuyển thành màu đen đi kèm với các triệu chứng đau nhức, hôi miệng.Tăng nội tiết tố sau sinhKhi mang thai, cơ thể phụ nữ có sự thay đổi nội tiết tố dẫn đến gia tăng của estrogen và progesterone khiến mảng bám hình thành trên răng. Tình trạng ốm nghén, nôn mửa trong giai đoạn thai kỳ khiến axit tiết nhiều hơn khiến chất khoáng trên răng bị bào mòn, từ đó gây tình trạng răng bị xỉn màu. Ngoài ra, mẹ bầu thường phải ăn nhiều hơn 3 bữa mỗi ngày để bổ sung dưỡng chất cho thai nhi. Đây cũng là nguyên nhân khiến việc vệ sinh răng miệng khó khăn hơn và tạo điều kiện để hình thành các mảng bám vi khuẩn khiến răng bị xỉn màu.Răng xỉn màu do tuổi tác hoặc di truyền giai đìnhMột số trường hợp răng bị xỉn màu từ nhỏ do di truyền và dễ chuyển vàng từ người thân trong gia đình. Ngoài ra, người càng lớn tuổi thì men răng càng mỏng, khiến cho răng bị xỉn màu.Không vệ sinh răng miệng sau khi ăn uốngSau mỗi bữa ăn, việc sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ các mảnh vụn thực phẩm giữa các kẽ răng là rất quan trọng. Tránh dùng tăm xỉa răng vì nó làm mài mòn men răng và gây chảy máu nướu. Bạn có thể súc miệng bằng nước hoặc dung dịch súc miệng để làm sạch các vụn thức ăn và ngăn ngừa vi khuẩn phát triển gây bệnh trong khoang miệng.Hút thuốc láHút thuốc lá là một thói quen có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của răng miệng. Thuốc lá chứa nicotine gây ố vàng răng và hình thành các vết ố nâu đen trên kẽ răng. Thuốc lá không chỉ làm răng mất màu mà còn gây ra các vấn đề nghiêm trọng khác như viêm nha chu, viêm nướu và làm suy yếu sức khỏe của nướu. Làm giảm cường độ máu chảy đến nướu do hút thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ viêm nướu và mất men răng, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng tổng thể.Phương pháp khắc phục hiệu quả răng xỉn màuTẩy trắng răng Thuốc tẩy trắng răng hầu hết là hợp chất có chứa hydrogen peroxide. Trong quá trình thực hiện tẩy trắng, hydrogen peroxide sẽ thẩm thấu theo men/ngà và phóng thích oxy nguyên tử cắt đứt chuỗi màu protein trong răng.Tẩy trắng răng sẽ có hiệu quả tốt với trường hợp răng xỉn màu do yếu tố ngoại sinh, nhiễm màu trên bề mặt răng. Còn đối với tình trạng nhiễm màu sâu bên trong thì còn phụ thuộc vào mức độ nhiễm màu. Nếu nhẹ thì vẫn đáp ứng với tẩy trắng răng, nhưng nếu ở mức độ nặng thì không đáp ứng hoặc đáp ứng ít.Dán sứ veneerDán sứ veneer là kỹ thuật phục hình thẩm mỹ răng hiện đại nhằm khắc phục các khuyết điểm răng bị nhiễm màu tetra. Để thực hiện, bác sĩ sẽ tiến hành mài răng khoảng 0.3 – 0.5mm, sau đó dán lên miếng sứ veneer lên răng nhằm che đi các khuyết điểm răng bị xỉn màu. Ưu điểm của phương pháp này là tính thẩm mỹ cao, hiệu quả lâu dài (duy trì từ 8 đến 10 năm nếu được chăm sóc tốt), đồng thời xâm lấn ít, bảo tồn răng thật và không làm ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai. Bọc răng sứĐể khắc phục xỉn màu răng, bạn có thể lựa chọn phương pháp bọc răng sứ. Bác sĩ sẽ tiến hành mài răng thật để tạo cùi răng, sau đó chụp mão răng sứ lên để phục hồi lại tính thẩm mỹ cũng như chức năng và hình dáng cho răng. Phương pháp này có các ưu điểm là phù hợp với trường hợp răng bị nhiễm màu quá nặng mà tẩy trắng và Veneer không thể khắc phục được. Dù vậy, bọc răng sứ là kỹ thuật nha khoa có xâm lấn đến răng thật nên bạn cần cân nhắc trước khi thực hiện.Để giữ cho hàm răng luôn trắng khỏe, việc nhận thức và điều chỉnh thói quen trên là rất quan trọng. Bằng cách hạn chế sử dụng đồ uống gây ố vàng và từ bỏ thói quen hút thuốc, bạn sẽ giúp bảo vệ sức khỏe và màu sắc của răng miệng một cách hiệu quả.Để duy trì một hàm răng trắng sáng không chỉ phụ thuộc vào các sản phẩm làm trắng hay kỹ thuật chăm sóc răng miệng mà còn cần sự chú ý đến các thói quen khiến răng xỉn màu. Qua bài viết này hi vọng bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích và điều chỉnh các thói quen hàng ngày để bảo vệ nụ cười của mình khỏi xỉn màu và ố vàng, đồng thời duy trì sức khỏe răng miệng một cách tối ưu.THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYENFacebook: https://www.facebook.com/nhakhoakaiyenclinic Website: https://kaiyennhakhoa.com/Hotline: 0813336666Địa chỉ: 99 Trần Não, phường An Khánh, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Xem thêm