Răng cấm bị sâu phải làm sao? Cách xử lý răng sâu triệt để
Hiện tượng sâu răng không còn trở nên xa lạ với mỗi người, đặc biệt, đây cũng được xem là bệnh lý về răng miệng phổ biến. Hơn nữa, hiện tượng răng cấm bị sâu là bệnh lý mà nhiều người mắc phải bởi vị trí răng này nằm khuất trên cung hàm. Nhiều người bệnh lo lắng rằng răng cấm bị sâu nặng phải làm sao để khắc phục?
Qua bài chia sẻ dưới đây, KAIYEN sẽ giải đáp cho bạn tình trạng răng cấm bị sâu và những cách xử lý răng cấm bị bể hiệu quả!
Răng cấm bị sâu phải làm sao? Cách xử lý răng sâu triệt để
Vị trí răng cấm trên cung hàm ở đâu?
Hiện tượng răng cấm bị sâu gây cản trở và ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng ăn nhai của người bệnh. Răng cấm thuộc vào nhóm răng hàm lớn và là chiếc răng số 6 trong cung hàm. Thời điểm mọc răng số 6 vĩnh viễn thường phổ biến trong khoảng 6 đến 8 tuổi. Răng số 6 hay còn được gọi với tên là răng cối thứ nhất có mặt nhai rộng và thân răng lớn.
Răng số 6 và răng số 7 là hai răng nắm giữ chức năng ăn nhai chính trong tất cả các răng. Đồng thời, khi răng số 6 mọc lên sẽ thay thế vị trí răng sữa và trở thành răng vĩnh viễn. Đặc biệt, chiếc răng này có mối liên hệ mật thiết với hệ thống dây thần kinh xoang hàm. Do đó, đây là chiếc răng luôn được bảo toàn cách tối đa và không được thực hiện nhổ bỏ tùy tiện để tránh gây ra những ảnh hưởng không đáng có.
Răng cấm đảm nhiệm chức năng ăn nhai chính trong cung hàm nên khi răng này bị mất đi, khả năng ăn uống của người bệnh sẽ giảm xuống bởi việc nghiền nát thức ăn bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ngoài ra, răng này còn là một điểm tựa cho các răng khác định hướng mọc một cách vững chắc và tránh tình trạng xô lệch răng gây hại về sau.
Răng cấm có vị trí là răng thứ 6 trên cung hàm
Tuy nhiên, vị trí răng mọc trong cùng và khá sâu trong cung hàm nên việc chăm sóc răng cấm vô cùng quan trọng và được quan tâm mỗi ngày. Điều này giúp tránh gây tổn thương cho răng mà ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Nhưng hiện nay, tình trạng răng cấm bị sâu ngày càng nhiều và người bệnh lo lắng không biết nguyên nhân do đâu mà răng cấm bị sâu.
Nguyên nhân khiến răng cấm bị sâu
Trên thực tế, răng cấm bị sâu là bệnh lý răng miệng xuất phát do vi khuẩn gây hại trên bề mặt của răng, ban đầu chỉ tạo thành các đốm nhỏ màu nâu đen trên răng. Tuy nhiên, khi người bệnh lơ đễnh và không quan tâm đến, răng cấm bị sâu nặng do vi khuẩn mở rộng phạm vi tổn thương lan sang các cấu trúc bên trong răng bao gồm tủy răng và ngà răng.
Mức độ bệnh lý sâu răng có thể xảy ra nặng, nhẹ ở mọi chiếc răng trên cung hàm, tuy nhiên, hiện tượng răng cấm bị sâu là phổ biến hơn cả. Một số nguyên do dẫn đến tình trạng răng cấm bị sâu nguy hiểm này phải kể đến như:
- Người bệnh có hiện tượng răng cấm bị sâu do không thực hiện vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng. Những chiếc răng nằm sâu trong cung hàm thường bị người bệnh bỏ qua và không được vệ sinh chăm chút. Do đó, về lâu dài, vi khuẩn sẽ làm tích tụ thành những mảng bám và tập hợp vi khuẩn gây răng cấm bị sâu.
- Khả năng mắc dính vụn thức ăn tồn đọng tại răng cấm vô cùng lớn bởi răng cấm giữ chức năng ăn nhai chính trên cung hàm. Đối với những người bệnh là tín đồ của đồ ngọt hay đồ uống có gas thì tình trạng răng cấm bị bể càng dễ dàng xảy ra.
- Đặc điểm của răng hàm khác biệt so với các răng khác là diện tích trên mặt ăn nhai vô cùng rộng nên có nhiều hố rãnh để nghiền nát thức ăn dễ dàng. Do đó, nếu chiếc răng cấm có hỗ rãnh quá sâu, điều này sẽ tạo điều kiện khiến vi khuẩn và vụn thức ăn kẹt lại dễ khiến sâu răng hôi miệng, sâu răng ăn vào tủy.
Bề mặt ăn nhai của răng cấm lớn nên dễ bị tồn đọng thức ăn dư thừa
Răng cấm sâu nặng nên nhổ bỏ không?
Người bệnh cần hiểu rằng, răng cấm là chiếc răng đóng vai trò vô cùng quan trọng và là chiếc răng được xem là vị trí quan trọng hàng đầu trên cung hàm. Chiếc răng này không chỉ đảm nhận vai trò ăn nhai thức ăn mà nó còn chính là chìa khóa tạo nên cấu trúc hàm của người bệnh.
Do đó, việc mất răng cấm sẽ tạo thành khoảng trống và thiếu hụt răng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn hàm. Theo đó, các răng còn lại sẽ có xu hướng xô lệch ngày một lớn và đổ nghiêng về khoảng trống dẫn đến những biến chứng khôn lường về cấu trúc hàm.
Ngoài ra, việc nhổ bỏ bất kỳ chiếc răng nào trên cung hàm, bao gồm răng cấm đều nguy hiểm. Nó có khả năng dẫn đến những hiện tượng xấu cho sức khỏe răng miệng như tiêu xương hàm do lực ăn nhai bị suy giảm đáng kể chỉ sau một thời gian. Điều này sẽ khiến sức khỏe răng miệng suy giảm mà kéo thêm nhiều biến chứng nguy hiểm và rất khó để điều trị.
Bác sĩ điều trị thường nạo bỏ phần sâu để bảo tồn răng thật
Chính bởi lẽ đó, răng cấm bị sâu nặng phải làm sao cũng được các bác sĩ điều trị hướng đến phương pháp bảo tồn răng tối ưu. Do vậy, nhổ răng cấm chỉ là biện pháp cuối cùng khi tình trạng răng cấm bị bể quá nặng không thể khắc phục được, và việc nhổ răng giúp ngăn ngừa biến chứng sâu răng lan rộng.
Sau khi nhổ răng, bạn cũng cần phải phục hình răng bằng phương pháp trồng răng tức thì nhằm tránh xảy ra những biến chứng nguy hại đến sức khỏe do mất răng gây nên.
Xem thêm: Răng Sâu Nặng, Bị Đen Do Nguyên Nhân Nào? – Cách Xử Lý Hiệu Quả
Răng cấm bị sâu nặng phải làm sao để khắc phục an toàn?
Đối với mỗi trường hợp răng cấm bị bể dù mới chớm hay ở giai đoạn nào thì người bệnh cũng cần đến trực tiếp nha khoa để thăm khám với bác sĩ chuyên khoa và được đưa ra giải pháp thích hợp xử lý răng cấm bị sâu nặng phải làm sao. Theo đó, các trường hợp răng sâu vẫn được bác sĩ xem xét và chỉ định áp dụng một số phương pháp điển hình như:
1. Trám răng thẩm mỹ
Răng cấm bị bể sẽ được thực hiện phục hình dựa trên mức độ nặng nhẹ của răng. Đối với răng mới sâu, bác sĩ điều trị sẽ tiến hành nạo vùng sâu và trám lỗ sâu bằng vật liệu y khoa chuyên dụng. No sẽ có tác dụng như một lớp chắn giúp bảo vệ các mô răng tránh khỏi vi khuẩn và hạn chế tái phát tình trạng răng cấm bị bể.
Thực hiện trám răng thẩm mỹ khắc phục răng cấm bị sâu
2. Xử lý tủy răng
Khi hiện tượng sâu răng cấm đã xâm nhập đến tủy và gây nên tình trạng viêm tủy và hoại tử, người bệnh cần áp dụng những biện pháp lấy tủy răng và làm sạch phần mô bị viêm. Sau đó, bác sĩ điều trị sẽ tiến hàng trám răng hoặc bọc răng sứ tùy vào mỗi tình trạng răng.
3. Kỹ thuật phục hình răng sứ
Đối với các răng đã chết tủy sau điều trị răng sẽ có khả năng dễ bị gãy vỡ và giòn hơn. Do đó, bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân cần thực hiện bọc răng sứ bên ngoài để bảo tồn được răng thật và tránh tình trạng mất răng.
Hy vọng với những chia sẻ của KAIYEN về phương pháp điều trị răng cấm bị sâu. Tuy nhiên, những cách khắc phục này còn tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của từng người bệnh và được bác sĩ cân nhắc kỹ lưỡng. Bạn cũng đừng quên lựa chọn nha khoa uy tín để đảm bảo sức khỏe răng miệng nhé!
Nếu bạn còn thắc mắc gì về vấn đề răng cấm bị sâu thì liên hệ hoặc trực tiếp thăm khám tại nha khoa quốc tế KAIYEN để được điều trị an toàn nhé!
THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYEN
- Facebook: https://www.facebook.com/nhakhoakaiyenclinic
- Hotline: 0813336666
- Địa chỉ: 99 Trần Não, phường An Khánh, Thành phố Thủ Đức, Hồ Chí Minh.
Tham vấn: Chuyên gia BS Nha Khoa KAIYEN