Răng bị vỡ dọc phải làm sao? Có nguy hiểm hay không?
Răng bị vỡ dọc là tình trạng mà không ai mong muốn cả, có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này. Vậy răng bị vỡ dọc phải làm sao? Tình trạng này có thực sự nguy hiểm không?. Hãy cùng Nha Khoa Quốc Tế KAIYEN tìm hiểu câu trả lời ở bài viết dưới đây.
Răng bị vỡ dọc là bị gì?
Bất kỳ vấn đề nào xảy ra với răng miệng đều gây ảnh hưởng nghiêm trọng nếu không được xử lý kịp thời. Vì vậy, hiện tượng răng bị vỡ dọc phải được thăm khám sớm vì nó tiềm ẩn nguy cơ làm mất răng vĩnh viễn.
Hiện tượng nứt dọc thân răng
Nứt dọc thân răng là hiện tượng răng xuất hiện một hoặc nhiều đường nứt theo chiều dọc ở phần thân răng. Vết nứt có thể kéo dài đến chân răng, làm tổn thương đến tuỷ răng và mô nướu. Nguy cơ gây mất răng vĩnh viễn khi thân răng bị nứt vỡ trên diện rộng.
Dấu hiệu nhận biết sớm thân răng bị nứt
Nhận biết sớm thân răng có dấu hiệu sắp bị vỡ để xử lý kịp thời có thể bảo tồn được răng gốc. Cho nên, bạn hãy để ý đến những cảm giác trong lúc ăn hoặc cắn đồ vật. Như cảm giác đau nhói chính là dấu hiệu báo động răng đang yếu, rất dễ bị nứt vỡ. Những chiếc răng này sẽ nhạy cảm với nhiệt độ hơn so với răng bình thường. Mỗi khi ăn nóng hoặc uống lạnh sẽ thấy ê buốt dữ dội.
Một số dấu hiệu dễ nhận biết răng có vấn đề, răng dễ bị vỡ là tình trạng sưng nướu diễn ra thường xuyên. Sự tấn công của vi khuẩn nhanh chóng làm hoại tử tủy răng, làm vỡ dọc thân răng hoặc vỡ đôi răng.
Nguyên nhân răng bị vỡ dọc
Răng bị vỡ dọc không phải là tình trạng hiếm gặp. Nguyên nhân gây ra tình trạng này rất đa dạng. Răng có thể bị nứt, vỡ do gặp phải các tác động từ bên ngoài, cũng có thể do các tác nhân bên trong như sâu răng, men răng yếu,... Nứt, vỡ răng gây nên cảm giác đau đớn và khó chịu cho người bệnh.
Nguyên nhân nội sinh
Có thể do bản thân răng không đủ chắc khỏe. Răng không được cung cấp đầy đủ lượng canxi cần thiết. Các liên kết trong cấu trúc răng không được nuôi dưỡng sẽ yếu dần đi. Răng dễ bị nứt vỡ dù gặp phải những tác động nhỏ.
Với những người có tuổi càng lớn, cơ thể dần sẽ bị lão hóa, bao gồm cả răng. Sức khỏe răng miệng kém đi, răng cũng không còn chắc khỏe nên dễ bị vỡ dọc.
Nguyên nhân ngoại sinh
Những tác động từ bên ngoài ảnh hưởng lên răng có thể làm răng bị nứt vỡ. Sự va chạm từ bên ngoài như tai nạn, ăn đồ cứng, thói quen dùng răng mở nắp chai,... Các thói quen ăn đồ nóng lạnh đan xen làm răng bị kích thích và nhạy cảm, răng chịu áp lực thường xuyên do chứng nghiến răng vào ban đêm sẽ gây chấn thương và làm liên kết trong răng bị bẽ gãy tạo thành các vết nứt dọc thân răng.
Ảnh hưởng của việc răng bị vỡ dọc
Răng bị vỡ dọc có thể gây mất răng vĩnh viễn
Thân răng bị vỡ do sâu răng kèm theo hoại tử tủy làm răng bị yếu đi, dễ lung lay và gãy rụng. Thân răng bị nứt sâu nhưng bạn không cảm nhận được cơn đau là dấu hiệu tủy răng đã chết. Răng bị sâu chỉ còn phần chân răng thì không nên giữ lại để tránh lây lan sâu răng cho răng kế bên.
Đau nhức, khó chịu, ăn uống không ngon
Răng bị nứt, vỡ làm tác động đến tủy và nướu răng nên thường sẽ tạo cảm giác đau buốt trong khi ăn uống. Tại vị trí bị nứt, thức ăn dễ lẻn vào và mắc lại. Điều này có thể dẫn ra sâu răng, gây hôi miệng nếu không được xử lý sớm.
Ngoài ra, bạn khó có thể ăn nhai thoải mái, dẫn đến việc không còn cảm giác ngon miệng khi ăn.
Ảnh hưởng đường tiêu hoá
Răng bị vỡ, nứt làm giảm khả năng chịu lực khi nhai thức ăn. Số lượng răng bị nứt hoặc sâu răng nhiều gián tiếp ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá. Điều này có thể dẫn đến ăn không tiêu, đau dạ dày hoặc rối loạn tiêu hoá.
Răng bị vỡ dọc gây ảnh hưởng đến răng kế cận
Thân răng bị vỡ dọc tạo điều kiện cho sâu răng tiến triển nhanh hơn. Sâu răng có thể lây lan nhanh chóng từ răng này sang răng khác nếu không được ngăn chặn và điều trị kịp thời.
Răng bị nứt, vỡ có tự phục hồi được không?
Mặc dù men răng và ngà răng là phần khoáng chất cứng chắt trên cơ thể, nhưng chúng không thể nào tự phục hồi được nếu bị tổn thương.
Nếu không được can thiệp bằng phương pháp nha khoa, vết nứt, vỡ sẽ tiếp tục kéo dài sâu xuống hết răng cho đến khi răng bị gãy hoặc nhiễm trùng gây ra đau nhức. Với những trường hợp nghiêm trọng hơn có thể tác động tới mạch máu và xương gây ra biến chứng nguy hiểm.
Vì sao nên phục hình răng bị nứt, vỡ sớm?
Trên thực tế, răng là bộ phận cứng nhất, nhưng trong quá trình sử dụng xảy ra nhiều lực tác động vẫn có thể làm cho răng bị nứt, vỡ.
Lúc này răng sẽ xuất hiện vết nứt dọc, ngang trên thân răng làm đau nhức do kích thích từ bên ngoài đi vào các ống dẫn nhỏ li ti trên ngà răng.
Ngoài ra, răng nứt, vỡ còn là nguyên nhân khiến cho thức ăn giắt vào bên trong, khó làm sạch răng. Vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và hình thành gây nên bệnh lý như sâu răng, viêm tủy,… hậu quả là làm mất răng và phá hủy toàn bộ các răng kế cận.
Do đó, khi có hiện tượng răng nứt, vỡ bạn nên tìm đến những cơ sở nha khoa thăm khám sớm để bác sĩ chỉ định những phương pháp điều trị dứt điểm trước khi mọi vấn đề trở nên tồi tệ hơn.
Răng bị vỡ dọc phải làm sao?
Trám răng khi thân răng bị nứt dọc
Trám răng là biện pháp “hàn gắn” các vết nứt, vỡ bằng cách dùng vật liệu composite phủ kín lên vết nứt. Trám răng còn giúp khôi phục lại thẩm mỹ cho răng và đảm bảo khả năng ăn nhai của răng bị nứt. Trước khi trám răng, bác sĩ sẽ loại bỏ sạch phần răng màu đen đang có dấu hiệu bị sâu đi.
Bọc sứ để phòng răng bị vỡ dọc
Bọc răng sứ là phương pháp giúp khôi phục thẩm mỹ cho răng bị nứt, vỡ một cách hoàn hảo. Bên cạnh đó, bọc răng sứ còn là cách phòng ngừa sâu răng hiệu quả. Nếu răng của bạn dễ bị sâu hoặc có men răng yếu thì nên bọc răng sứ càng sớm càng tốt.
Nhổ răng và trồng răng Implant trong trường hợp vỡ dọc thân răng nghiêm trọng
Răng bị vỡ dọc và sâu nghiêm trọng không thể giữ lại thì cần nhổ bỏ càng sớm càng tốt. Sau đó, bạn cần phải trồng răng mới để ngăn chặn tình trạng tiêu xương hàm. Nguyên nhân là vì tiêu xương hàm có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng về thẩm mỹ.
Trồng răng Implant - giải pháp phục hồi răng bị mất hiệu quả
Sau khi nhổ răng bị vỡ, bạn sẽ gặp phải nhiều hậu quả và biến chứng. Khả năng ăn nhai bị giảm sút, làm mất thẩm mỹ hàm răng. Các răng xung quanh sẽ có xu hướng nghiêng về phía răng đã mất, răng đối diện sẽ nhô cao hơn ra khỏi hàm. Tình trạng này làm cho răng bị xô lệch, sai khớp cắn. Ngoài ra, mất răng có thể dẫn tới tình trạng viêm khớp thái dương hàm, biến chứng tiêu xương xảy ra. Nếu mất răng cửa sẽ làm ảnh hưởng đến phát âm và vẻ đẹp của gương mặt.
Để khắc phục tình trạng này, trồng răng Implant được xem là giải pháp phục hồi răng bị mất hiệu quả hiện nay. Bác sĩ sẽ cấy ghép trụ Implant vào xương hàm đóng vai trò như chân răng thật. Sau khi trụ răng implant tích hợp hoàn toàn với xương hàm, thông qua khớp nối Abutment bác sĩ sẽ cố định mão sứ lên trụ răng. Khi này, răng Implant đã phục hồi răng mất một cách toàn diện từ thân răng cho đến chân răng.
Răng Implant có độ bền, cứng chắc như răng thật giúp khôi phục lại khả năng ăn nhai hiệu quả. Răng phục hồi dựa trên hình dáng, kích thước, màu sắc của răng thật nên rất tự nhiên. Đặc biệt răng được trồng độc lập, không xâm lấn đến các răng bên cạnh. Phương pháp này cũng ngăn chặn được tình trạng tiêu xương hàm. Việc vệ sinh răng cũng dễ thực hiện, độ bền lên đến hơn 20 năm, có thể trọn đời nếu bạn chăm sóc đúng cách.
Như vậy, thông qua bài viết trên đây về câu hỏi răng bị vỡ dọc phải làm sao?, nếu bạn đang gặp phải tình trạng trên thì hãy nhanh chóng đến Nha Khoa Quốc Tế KAIYEN để được bác sĩ thăm khám và tư vấn nhé.
THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYEN
- Facebook: https://www.facebook.com/nhakhoakaiyenclinic
- Website: https://nhakhoakaiyen.com/
- Hotline: 0818163366
- Địa chỉ: 99 Trần Não, Phường An Khánh, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh