Quy trình lấy cao răng chuẩn gồm mấy bước? Thực hiện thế nào?
Trong quá trình vệ sinh răng miệng không thể tránh khỏi việc các mảng bám thức ăn dư thừa vẫn còn sót lại trong kẽ răng. Đây là nguyên nhân chính hình thành cao răng gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe răng miệng. Chính vì vậy, bác sĩ khuyến khích lấy cao răng định kỳ để bảo vệ răng chắc khỏe. Vậy quy trình lấy cao răng gồm những bước gì? Thời gian lấy cao răng có lâu không? Hãy cùng Nha khoa Kaiyen tìm hiểu luôn nhé!
Quy trình lấy cao răng đơn giản, không tốn nhiều thời gian
Cao răng là gì?
Cao răng được hình thành do sự tích tụ của những mảng bám và mảnh vụn thức ăn dư thừa không được vệ sinh sạch tạo ra. Cao răng của người bình thường có màu trắng đục, vàng. Với những người thường xuyên hút thuốc, cao răng sẽ có màu vàng sẫm. Nếu tình trạng chảy máu chân răng xảy ra khiến cao răng bị nhiễm màu thành nâu đỏ còn được gọi là cao răng huyết thanh.
Cao răng dày, cứng và rất khó vệ sinh được bằng bàn chải đánh răng thông thường. Cao răng nếu không được làm sạch, qua thời gian sẽ tích tụ ngày càng nhiều, dày lên và lan xuống phần chân răng. Cao răng có cấu trúc rộng, xốp, là nơi vi khuẩn dễ ẩn nấp và sinh sôi.
Cao răng Không được vệ sinh gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng
Không lấy cao răng có sao không?
Như đã chia sẻ bên trên, cao răng là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn có hại đến sức khỏe răng miệng phát triển. Chính vì vậy, nếu không lấy cao răng có thể gây ra nhiều bệnh lý răng miệng khác nhau như:
- Cao răng ở mức độ nhẹ là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý răng miệng như: khiến nướu sưng tấy, chảy máu, viêm lợi,…
- Cao răng tích tụ quá nhiều có thể gây ra nhiều vấn đề răng miệng nghiêm trọng hơn: Viêm nướu nặng, viêm nha chu, tụt lợi,... Khi sức khỏe răng miệng ngày càng suy yếu thì khả năng răng bị lung lay cũng cao hơn gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng cả về sức khỏe và thẩm mỹ.
- Không chỉ vậy, cao răng cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như: lở miệng, viêm amidan, viêm họng, sâu răng, viêm tủy ngược dòng,…
Những đối tượng nên và không nên lấy cao răng
Cao răng không được lấy đi sẽ gây ra rất nhiều tác hại. Để có thể làm sạch cao răng cần thực hiện đúng theo quy trình lấy cao răng để đạt hiệu quả tốt nhất. Tuy nhiên, không phải bất cứ người nào cũng có thể tiến hành lấy cao răng. Theo chỉ dẫn của các bác sĩ, dưới đây là các trường hợp chỉ định và chống chỉ định lấy cao răng.
1. Đối tượng chỉ định lấy cao răng
- Người đến thời kỳ lấy cao răng 6 tháng/lần
- Người có nhiều cao răng hình thành quanh chân răng và nướu hay cao răng hình thành bất thường
- Người đang gặp một số bệnh lý nhẹ về răng miệng như: Viêm lợi, viêm nha chu
- Người được bác sĩ chỉ định lấy cao răng trước khi thực hiện các thủ thuật nha khoa như: Tẩy trắng răng, niềng răng, trồng răng,…
2. Đối tượng chống chỉ định lấy cao răng
- Người đang gặp các bệnh lý răng miệng nghiêm trọng: viêm nướu, viêm nha chu cấp tính, viêm nướu hoại tử lở loét cấp tính.
- Bệnh nhân đang gặp vấn đề về đường hô hấp: tắc nghẽn đường hô hấp trên, không thể thở bằng mũi.
- Bệnh nhân bị viêm tủy cấp không thể chịu được nước lạnh hoặc độ rung của dụng cụ lấy cao răng.
- Bệnh nhân bị đái tháo đường hay đang gặp biến chứng nha chu nghiêm trọng.
- Người bị sốt xuất huyết.
- Người bị các bệnh lây truyền qua đường nước bọt như quai bị.
- Bệnh nhân bị các bệnh lý về máu: rối loạn đông máu, chảy máu khó cầm.
- Bệnh nhân bị các bệnh lý thần kinh cơ, không thể làm chủ được hành vi như: động kinh, co giật…
Quy trình lấy cao răng chuẩn tại nha khoa
Có hai phương pháp lấy cao răng: Lấy cao răng bằng dụng cụ truyền thống và lấy cao răng bằng máy siêu âm hiện đại. Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ hiện đại thì phương pháp lấy cao răng bằng máy siêu âm được ưa chuộng rộng rãi hơn rất nhiều. Quy trình lấy cao răng chuyên nghiệp tại các nha khoa uy tín được thực hiện theo các bước sau:
Lấy cao răng định kỳ giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng rất hiệu quả
- Bước 1: Bác sĩ tiến hành thăm khám để xác định mức độ cao răng cùng tình trạng sức khỏe răng miệng. Từ đó tư vấn phương pháp điều trị phù hợp nhất.
- Bước 2: Bác sĩ tiến hành vệ sinh răng miệng sạch sẽ trước khi lấy cao răng để hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm khuẩn trong quá trình điều trị.
- Bước 3: Loại sạch cao răng cùng các mảng bám xung quanh răng bằng dụng cụ chuyên khoa. Tại bước này trong quy trình lấy cao răng có thể có cảm giác ê buốt nhẹ hay chảy máu chân răng. Tuy nhiên, bệnh nhân không cần lo lắng vì đã có bác sĩ xử lý ngay.
- Bước 4: Vệ sinh lại răng miệng loại bỏ hết cao răng, mảng bám vừa được tách ra. Sau đó thực hiện đánh bóng răng để bề mặt răng nhẵn, mịn và sáng màu hơn.
- Bước 5: Vệ sinh lại răng miệng, khoang miệng để hoàn tất quá trình lấy cao răng.
Đối với những bệnh nhân đang gặp các bệnh lý về răng miệng sẽ được bác sĩ tư vấn thêm về phương pháp điều trị để có thể can thiệp kịp thời.
Xem thêm: Cạo Vôi Răng Có Chi Phí Bao Nhiêu?
Cạo Vôi Răng Tại Quận 2 - Thảo Điền - Khu Dân Cư Estella - Khu Đô Thị Sala
Quy trình lấy cao răng được thực hiện đơn giản và nhanh chóng. Chính vì vậy, các chuyên gia khuyên rằng nên lấy cao răng định kỳ 6 tháng/lần để bảo vệ sức khỏe sức khỏe răng miệng tốt hơn. Nha khoa Quốc tế Kaiyen – nha khoa đồng hành cùng hàng triệu khách hàng luôn sẵn sàng cùng bạn đồng hành chăm sóc răng miệng tốt nhất.
NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYEN
- Facebook: https://www.facebook.com/nhakhoakaiyenclinic
- Hotline: 0813336666
- Địa chỉ: 99 Trần Não, phường An Khánh, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh