Răng bị ố vàng phải làm sao? Cách làm răng hết ố vàng hiệu quả
Ai trong chúng ta cũng mong muốn sở hữu hàm răng trắng sáng, đều đặn để tự tin hơn trong giao tiếp cũng như đảm bảo duy trì sức khỏe răng miệng tốt. Tuy nhiên, trong hoạt động ăn uống hàng ngày có thể khiến răng bị ố vàng gây ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ. Vậy nguyên nhân nào khiến răng bị ố vàng và có những cách làm răng hết ố vàng nào? Cùng tìm hiểu ngay nhé!
Răng ố vàng là như thế nào?
Răng ố vàng là hiện tượng răng chuyển từ màu trắng sang màu vàng ngà hoặc nâu đen. Tình trạng này có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm cả yếu tố bên ngoài và yếu tố bên trong.
Nếu răng bị ố vàng bởi các yếu tố bên ngoài thì chúng chỉ diễn ra trong khoảng thời gian ngắn và bạn chỉ cần thay đổi cách sinh hoạt cũng như việc vệ sinh răng miệng thật kỹ là có thể cải thiện. Trong trường hợp răng bị mảng bám vàng đến từ các yếu tố bên trong, bạn cần tới ngay nha khoa để có biện pháp điều trị dứt điểm.
Răng bị ố vàng rất dễ để nhận thấy vì chúng được thể hiện rất rõ bên ngoài răng. Tuy nhiên lại có khá nhiều người vẫn xem đây là vấn đề bình thường và rất ít người quan tâm tới điều này. Chỉ khi tình trạng trở nên nghiêm trọng và màu răng đậm hơn thì họ mới bắt đầu tìm tới các giải pháp điều trị.
Thông thường, ở giai đoạn đầu nếu được phát hiện sớm và có các biện pháp điều trị phù hợp thì sẽ không gây ảnh hưởng đến chất lượng răng. Tuy nhiên, nếu không có biện pháp ngăn ngừa kịp thời thì các mảng bám vàng (cao răng) sẽ bám chặt vào răng và gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn như sứt, mẻ hoặc viêm chân răng.
Nguyên nhân nào khiến răng bị ố vàng?
Việc tìm hiểu lý do khiến răng bị ố vàng và đưa ra được cách trị vàng răng hiệu quả sẽ giúp bạn duy trì sức khỏe răng miệng ổn định.
1. Do vết bẩn ngoài răng
Đây là một trong số những nguyên nhân điển hình gây ra tình trạng răng bị ố vàng. Các vết bẩn này có thể là thức ăn, đồ uống bám trên bề mặt răng như: Chất Hắc ín, Nicotin có trong thuốc lá, cà phê, chè đặc, coca, rượu vang, nước sốt, đồ ăn phẩm màu,…
Do vậy mà những người nghiện hút thuốc, hay uống cà phê, chè đặc,… thường không có màu răng trắng sáng như bình thường. Nếu răng không được vệ sinh sạch sẽ, các vết bẩn sẽ tồn tại lâu dài trên răng, lâu dần hình thành cao răng bám cứng trông rất mất thẩm mỹ.
2. Vết bẩn trong răng
Rất ít người biết rằng, răng bị ố vàng hoặc chuyển màu có thể do vết bẩn xuất hiện bên trong răng. Trường hợp này thì thường gặp ở trẻ nhỏ đang điều trị bằng Doxycyclin hoặc Tetracycline khi răng đang phát triển.
Ngoài ra, phụ nữ trong thời kỳ mang thai và cho con bú nếu cũng sử dụng loại thuốc này sẽ khiến răng trẻ xuất hiện mảng bám màu vàng khi mọc răng sữa. So với các vết bẩn ngoài răng có thể được loại bỏ nếu bạn thay đổi thói quen sinh hoạt, thì những vết bẩn trong răng rất khó để lấy đi. Do đó mà cách điều trị răng ố vàng cũng trở nên khó khăn và mất nhiều thời gian hơn.
3. Vệ sinh răng miệng chưa tốt
Như đã đề cập ở trên, vấn đề vệ sinh răng miệng ảnh hưởng rất lớn đến màu sắc răng của bạn. Răng bị ố vàng đều xuất phát từ thói quen chăm sóc và vệ sinh răng miệng không tốt. Những thực phẩm có màu hầu hết có thể được loại bỏ bằng việc đánh răng, súc miệng hàng ngày cũng như vệ sinh răng miệng định kỳ tại phòng khám nha khoa.
Do vậy, nếu bạn lười đánh răng, hay ăn ngọt, đồ ăn nhiều dầu mỡ hoặc nước uống có màu trước khi đi ngủ sẽ khiến màu răng ngả vàng theo thời gian.
4. Răng bị ố vàng do vấn đề về men răng
Người bị chấn thương cấp tính gây sứt mẻ men răng và làm lộ ngà răng hoặc thói quen nghiến răng, sử dụng nhiều Fluoride đều ảnh hưởng tới chất lượng màu sắc răng. Màu răng lúc này không được trắng sáng mà ngả sang màu vàng, đồng thời còn xuất hiện vệt trắng mờ hoặc đốm nâu bất thường trên răng.
5. Các nguyên nhân khác
Nhiều trường hợp răng bị ố vàng còn đến từ nhiều nguy cơ khác nhau, bao gồm: Yếu tố di truyền, bệnh tật, tuổi tác, chấn thương,…
Trên thực tế, di truyền là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến màu răng tự nhiên. Nếu ông bà, bố mẹ có men răng dày, chắc khỏe thì bạn cũng sẽ sở hữu được hàm răng trắng sáng và khỏe mạnh. Vì thế mà màu răng cũng duy trì được độ trắng tốt hơn, kể cả bạn có dùng nhiều thực phẩm có màu cũng không gây ảnh hưởng nhiều đến màu răng.
Ngược lại, có những người sinh ra đã có màu răng vàng hơn so với người khác. Men răng mỏng cũng khiến màu răng dễ thay đổi hơn do các yếu tố tác động từ bên ngoài. Trong trường hợp này, việc chăm sóc răng miệng kết hợp với các biện pháp làm trắng răng có thể cải thiện một phần màu răng của bạn.
Phải làm sao để răng hết ố vàng?
Chắc hẳn ở đây sẽ có rất nhiều người thắc mắc rằng nếu răng bị ố vàng thì phải làm sao, điều trị như thế nào? Sau đây sẽ là 2 phương pháp điều trị răng ố vàng hiệu quả tại nhà và tại nha khoa mà bạn có thể tham khảo.
1. Cách trị ố vàng răng tại nhà
Sử dụng dầu dừa
Cách trị răng bị ố vàng do ăn uống hoặc do lười chăm sóc răng miệng là bạn có thể sử dụng dầu dừa tinh chất. Hãy ngậm từ 1 – 2 thìa cà phê dầu dừa trong thời gian từ 10 - 30 phút, sau đó vệ sinh lại bằng kem đánh răng. Áp dụng biện pháp này thường xuyên chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả cải thiện màu sắc răng đáng kể, mảng bám trên răng cũng từ đó mà được loại bỏ dễ dàng.
Dùng giấm táo
Giấm táo là một trong những nguyên liệu tẩy trắng răng được nhiều người sử dụng, vì không những an toàn mà chúng còn mang lại hiệu quả rất tốt. Cách làm khá đơn giản lại tiết kiệm được chi phí và hoàn toàn có thể thực hiện tại nhà. Bạn chỉ cần trộn 2 thìa cà phê giấm táo với khoảng 175 ml nước để tạo thành hỗn hợp súc miệng hoặc ngậm trước khi đánh răng.
Dùng oxy già và Baking Soda
Một trong những cách trị răng bị ố vàng hiệu quả tại nhà là dùng đến Baking Soda và oxy già để tạo thành hỗn hợp giúp làm trắng răng nhanh chóng và hiệu quả. Bạn chỉ cần trộn đều 2 hỗn hợp đã chuẩn bị và dùng bàn chải đánh răng để chải sạch. Bên cạnh đó, bạn có thể kết hợp cùng kem đánh răng để đạt hiệu quả cao hơn.
Cách làm răng hết ố vàng bằng vỏ chanh hoặc cam
Theo nghiên cứu, trong vỏ chanh và cam chứa nhiều Acid tự nhiên. Do đó, khi dùng để chà lên bề mặt răng hàng ngày sẽ giúp loại bỏ các mảng bám có màu gây ố vàng trên răng. Sau khi chà xong, bạn vẫn cần làm sạch với kem đánh răng và nước súc miệng.
Xem thêm:
Cao răng đen có tác hại gì? Cách lấy cao răng hiệu quả
Khớp cắn đối đầu – Nguyên nhân, tác hại và cách khắc phục
Lưu ý khi nhổ răng số 8 giúp nhanh lành thương, an toàn
2. Cách làm trắng răng bị ố vàng lâu năm tại Nha khoa Quốc tế KAIYEN
Tẩy trắng răng
Cách trị răng ố vàng bằng những nguyên liệu đơn giản, dễ tìm kiếm ở phía trên chỉ hiệu quả với các trường hợp nhẹ. Còn trong trường hợp bệnh lý đã xuất hiện từ lâu và trở nên nghiêm trọng, bạn cần tới nha khoa để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Để quá trình điều trị răng bị ố vàng diễn ra nhanh chóng và hiệu quả, bạn cần tìm đến những địa chỉ nha khoa chuyên nghiệp và uy tín. Cùng với đó là trang thiết bị hiện đại và đội ngũ y bác sĩ nhiều kinh nghiệm mới giúp tình trạng này được triệt để. Nha khoa Quốc tế KAIYEN là địa chỉ nha khoa đáng tới tại TP.Hồ Chí Minh mà bạn có thể tham khảo.
Tại KAIYEN, bạn sẽ được điều trị răng ố vàng bằng phương pháp tẩy trắng răng trong thời gian từ 1-2 tiếng. Các bác sĩ sẽ sử dụng chất bảo vệ lợi ở vùng cần tẩy trắng răng, sau đó đặt gel tẩy trắng lên trên bề mặt răng. Cuối cùng là dùng đèn Beyond Polus để tạo ra phản ứng oxy hóa nhằm cắt đứt chuỗi Protein tạo màu trên răng, giúp răng trắng sáng giống như khi chưa bị nhiễm màu.
Quy trình tẩy trắng răng bị ố vàng, nhiễm màu tại Nha khoa Quốc tế KAIYEN đã được nghiên cứu kỹ lưỡng và được thử nghiệm, đảm bảo đạt tiêu chuẩn an toàn quốc tế. Do đó, trong quá trình tẩy răng, bạn sẽ không cảm thấy đau nhức, ê buốt hay khó chịu trong và sau thời gian tẩy răng kết thúc.
Bọc răng sứ
Giải pháp tẩy trắng răng có thể rất hiệu quả trong các trường hợp răng bị ố vàng nhẹ như: Vệ sinh răng chưa đúng cách, chưa loại bỏ hết mảng bám trên răng, ăn thức ăn dễ nhiễm màu răng,… Còn ở mức độ nặng hơn, các bác sĩ tại KAIYEN sẽ áp dụng phương pháp điều trị khác để khắc phục màu răng bằng cách bọc răng sứ.
Bọc răng sứ là cách điều trị răng bị ố vàng mức độ nặng vô cùng hiệu quả. Bằng cách sử dụng nhiều mão răng sứ gắn phục hình bên ngoài cùi răng thật để tạo ra những chiếc răng mới, giúp đem lại thẩm mỹ và có màu sắc tự nhiên hơn. Bên cạnh đó, tuổi thọ của răng cũng được kéo dài từ 10 - 20 năm nếu được chăm sóc tốt.
Bọc răng sứ vừa mang lại vẻ ngoài trắng sáng, tự nhiên cho hàm răng bị nhiễm màu Fluor, vừa điều chỉnh được khớp cắn cho những trường hợp răng bị hô, móm mức độ nhẹ.
Dán sứ Veneer
Ngoài bọc răng sứ, bác sĩ sẽ tư vấn thêm cho bạn phương pháp dán sứ Veneer để bạn có thêm lựa chọn sao cho phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính. Phương pháp này có ưu điểm là không phải mài nhỏ cùi răng như bọc răng sứ, giúp bảo tồn răng gốc tối đa và không gây tổn hại đến tủy răng. Dán sứ Veneer rất phù hợp cho hàm răng đã khá đều và độ lệch lạc vừa phải.
Trên đây là toàn bộ thông tin về những nguyên nhân và các cách điều trị cho răng bị ố vàng. Để răng không bị mảng bám màu vàng, bạn nên chú ý theo dõi màu sắc của răng để kịp thời phát hiện và chữa trị sớm, tránh để lâu gây mất thẩm mỹ khi cười. Nếu còn bất kỳ vấn đề thắc mắc liên quan nào, bạn có thể đến Nha khoa Quốc tế KAIYEN để được các bác sĩ hỗ trợ nhanh.
NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYEN
- Facebook: https://www.facebook.com/nhakhoakaiyenclinic
- Hotline: 0813336666
- Địa chỉ: 99 Trần Não, phường An Khánh, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Tham vấn: Chuyên gia BS Nha Khoa KAIYEN